Suất ăn Hàng không Nội Bài lỗ kỷ lục gần 26 tỷ đồng trong quý 3
Tiếp tục ảnh hưởng của COVID-19, Suất ăn Hàng không Nội Bài ghi nhận thêm một quý làm ăn bết bát và ghi nhận lỗ gần 26 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý 13/2020, CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) mang về 45 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 72% so với cùng kỳ. Trong khi đó giá vốn chiếm đến 60 tỷ đồng, do vậy Công ty lỗ gộp hơn 15 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính mang về chỉ hơn 1 tỷ đồng, các chi phí vẫn phải chi trả nên NCS lỗ đến gần 26 tỷ đồng, ghi nhận lỗ quý thứ 2 liên tiếp và là khoản lỗ lớn nhất trong 5 năm trở lại đây.
Nguồn: NSC.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu của Công ty cũng sụt giảm 60% và lỗ đến 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 32 tỷ đồng. Nguyên nhân làm NSC lỗ đậm do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 khiến nhiều chuyến bay bị huỷ đi và đến sân bay Nội Bài.
Video đang HOT
Suất ăn Hàng không Nội Bài được thành lập vào năm 1978, là đơn vụ cung cấp dịch vụ cung ứng suất ăn hàng không lần đầu tiên xuất hiện tại Nội Bài khi Sân bay quốc tế Nội Bài bắt đầu chuyển sang khai thác hoạt động bay thương mại.
Hiện tại, Công ty có vốn điều lệ gần 180 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sở hữu 60,18%, CTCP Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất ( Sasco) nắm 10,03% vốn, Công ty TNHH MTV Suất ăn Hàng không Việt Nam nắm 1,7% vốn cùng một số nhà đầu tư khác (nắm 28,09% vốn còn lại).
Lèo lái bởi chủ tịch Johnathan Hạnh Nguyễn, Sasco báo lãi quý III giảm 35% do ảnh hưởng từ dịch
Là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCoM: SAS) do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch HĐQT đã có 3 quý liên tiếp phải ghi nhận sụt giảm ở cả doanh thu và lợi nhuận.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Sasco tiếp tục báo lãi quý III sụt giảm 35%
Tiếp tục đà sụt giảm từ đầu năm 2020, doanh thu quý III của Sasco chỉ đạt 105 tỷ đồng, giảm gần 85% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kinh doanh hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế - nguồn thu chủ yếu của Sasco trong những năm trước giờ lại là mảng kinh doanh kém hiệu quả nhất (doanh thu 18,5 tỷ đồng trong quý III/2020) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Lợi nhuận gộp của Sasco giảm hơn 88% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận 37,9 tỷ đồng trên báo cáo tài chính quý III/2020.
Sau khi tiết giảm tối đa các loại chi phí trong kỳ, Sasco thu về hơn 41 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý III, mức giảm so với cùng kỳ là hơn 35%.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sasco không tránh khỏi sự sụt giảm. Cụ thể, doanh thu lũy kế đạt hơn 688 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ năm 2019. Tương tự, lợi nhuận sau thuế lũy kế cũng giảm hơn 70%, thu về vỏn vẹn 94 tỷ đồng.
Phía Sasco cho biết, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam làm các đường bay thương mại quốc tế đưa khách đi và đến Việt Nam đều phải tạm dừng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của công ty.
Ban lãnh đạo của Sasco có vẻ như đã dự kiến được tình hình hoạt động không mấy khả quan của doanh nghiệp này trong năm 2020 khi đề ra kế hoạch kinh doanh khiêm tốn với doanh thu thuần mục tiêu là 1.202 tỷ đồng (bằng 38,94% mức thực hiện của năm 2019), lợi nhuận sau thuế chỉ kỳ vọng 22 tỷ đồng.
Như vậy, 9 tháng đầu năm, Sasco đã hoàn thành 57% kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch về lợi nhuận.
Tổng tài sản của Sasco tại ngày 30/9/2020 đã giảm 19% so với đầu kỳ, đạt giá trị 1.895 tỷ đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn giảm 28%, đạt giá trị 1.066 tỷ đồng tại cuối quý III/2020.
Tổng nợ phải trả của Sasco giảm 45% so với đầu năm, chỉ còn ghi nhận 414 tỷ đồng tại báo cáo tài chính quý III. Tổng nợ vay của Sasco sau khi giảm mạnh ở cuối quý II/2020 (so với đầu năm) thì ở cuối quý III vẫn duy trì ở mức 5,5 tỷ đồng.
Hiện cổ đông lớn nhất của công ty này là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, nắm giữ hơn 65 triệu cổ phần tương ứng 49,07% vốn điều lệ.
Hai cổ đông lớn khác là Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu châu với tỷ lệ nắm giữ là 15,39%; Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) với tỷ lệ nắm giữ là 24,94%.
Bên cạnh 2 công ty trên, có 2 công ty khác cũng đang sở hữu lượng lớn cổ phần tại Sasco là Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh với tỷ lệ sở hữu 4,93% và Công ty TNHH Thương Mại Duy Anh với tỷ lệ sở hữu 2,21%.
4 công ty này đều được chi phối bởi gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Tổng tỷ lệ sở hữu của 4 công ty là 47,47%.
Lợi nhuận lẫn cổ phiếu Sasco lao dốc, bức tranh tài chính xuất hiện 'điểm đen' Không chỉ lao dốc về lợi nhuận, Sasco của đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn còn nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về khoản đầu tư đang mắc kẹt tại DongA Bank . Chốt ngày giao dịch cuối tuần 28/8, mã chứng khoán SAS của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) đứng mức 27.700...