Sữa thay thế thực phẩm khác cho trẻ?
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng với trẻ nhỏ, sữa không thể thay thế hoàn toàn cho các thực phẩm khác.
Trong thành phần của sữa có đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và chất khoáng. Trong đó, chất đạm (protein) của sữa rất quý vì thành phần acid amin cân đối và độ đồng hóa cao.
Đặc biệt, chất béo (lipit) của sữa có giá trị sinh học cao vì ở trạng thái nhũ tương và có độ phân tán cao, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ dàng. Lipit của sữa chứa nhiều acid béo chưa no cần thiết, có Lecithin đóng vai trò trong chuyển hóa và kéo cholesterol ra khỏi cơ thể. Chất béo của sữa cũng giúp hỗ trợ việc hấp thu các vitamin tan trong chất béo, nhất là vitamin A.
Những điều trên đây chứng tỏ một điều, sữa là thức ăn rất tốt cho mọi lứa tuổi.
Với trẻ nhỏ, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất. Cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nếu mẹ đủ sữa. Những tháng tiếp, do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tăng lên, vì thế trong khẩu phần ăn của trẻ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Trong các thực phẩm bổ sung, thì sữa đứng ở hàng đầu. Tuy nhiên, nếu chỉ cho trẻ uống sữa thì chưa đủ dinh dưỡng, mà cần cho trẻ ăn thêm các thức ăn đa dạng mới cung cấp đủ dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt.
Nhiều ông bố bà mẹ suy nghĩ “sữa là tốt nhất, nếu trẻ không chịu ăn thì cứ ép cho chúng uống sữa là đủ”, do vậy cố gắng tìm mua các loại sữa đắt tiền và cho trẻ uống liên tục; thậm chí còn cho trẻ uống sữa thay nước. Sử dụng sữa cho trẻ như vậy là không đúng, vì sẽ dẫn đến sự thừa một số thành phần, mà lại thiếu hụt một số thành phần khác.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 1-3 tuổi là 1.300 Kcal, 30g đạm, 36g chất béo, 195g chất đường bột và 1.200ml nước. Để đảm bảo nhu cầu về năng lượng, trong trường hợp trẻ chỉ uống sữa, thì mỗi ngày trẻ cần uống 2l sữa bò (đã pha theo công thức). Nhưng nếu uống đủ 2l sữa thì lượng đạm đưa vào cơ thể sẽ vào khoảng 42-45g (dư 10-12g), lượng mỡ đưa vào cơ thể 48-50g (dư 12-14g). Lượng dư ra của cả chất đạm và chất béo đều không tốt cho trẻ, vì trong quá trình tiêu hóa sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian độc hại cho cơ thể.
Nhưng nếu điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu chất đạm, chất béo thì trẻ chỉ cần uống khoảng 1400ml sữa bò/ngày và như vậy tổng năng lượng chỉ đạt 910 Kcal (thiếu 30%).
Đó là chưa kể, chất xơ trong sữa rất ít, nên nếu chỉ uống sữa các cháu sẽ bị táo bón. Và nếu chỉ uống sữa trẻ sẽ không cần nhai, làm cho hệ thống răng và các cơ nhai không cần làm việc sẽ không gây cho trẻ cảm giác ngon miệng, không kích thích các tuyến tiêu hóa làm việc.
Trong sữa công thức còn không có các yếu tố bảo vệ tự nhiên như chất pectin; các chất chống ôxy hóa đã được xác định như beta-caroten, chất khoáng selen, các hợp chất flavonoid, polyphenol…
Như vậy, để giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn, cần cho trẻ ăn đa dạng các thực phẩm tự nhiên thông qua việc chế biến bát bột, bát cháo, bát cơm của trẻ, như vậy mới có thể cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ.
Mỗi ngày trẻ từ 1-3 tuổi chỉ nên uống khoảng 300-400ml sữa bò (đã pha theo công thức) là đủ.
Cần sử dụng sữa sạch
Video đang HOT
Sữa là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, nhưng cũng là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn dễ dàng phát triển. Do vậy sữa khi đưa vào sử dụng cần đảm bảo an toàn không bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn hay biến chất.
Các vi khuẩn xâm nhập vào sữa thường là các vi khuẩn lactic phân hóa sữa sinh ra acid lactic và làm chua sữa; các vi khuẩn sinh hơi như B.Coli, B.Aerogenes làm sữa có mùi vị không ngon; B.Putrificus làm thối chất đạm và hư hỏng sữa; các vi khuẩn lao, Brucelose thường có trong sữa của con vật bị bệnh; vi khuẩn thương hàn, lỵ, tả khi xâm nhập vào sữa sẽ phát triển nhanh và có thể tồn tại lâu.
Sữa có thể bị biến chất do các thành phần có trong sữa bị biến đổi; bị ôxy hóa và sinh ra các chất độc hại do sữa để lâu hoặc bảo quản sữa trong môi trường không đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm dẫn đến sữa bị vón cục, biến màu (chuyển từ màu trắng sang màu vàng , màu xanh hay màu đen), có mùi khét và có vị đắng.
Sữa cũng có thể bị thay đổi mùi vị khi hàm lượng các chất bảo quản cho vào sữa quá cao.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi mua sữa cần lưu ý: Phải kiểm tra xem sữa còn hạn sử dụng không, vỏ hộp sữa có bị méo mó hay phồng rộp không. Tuyệt đối không mua khi lô hàng gần hết hạn sử dụng, vỏ hộp không còn nguyên vẹn.
Khi sử dụng nếu thấy có những biểu hiện bất thường như sữa vón; có mùi khét, chua; có vị đắng hoặc nghi ngờ không an toàn thì phải bỏ đi và thông báo ngay đến nơi cung cấp hàng để kịp thời ngăn chặn các vụ ngộ độc do sữa không đảm bảo vệ sinh xảy ra.
Nếu thấy có trẻ em hoặc người lớn có biểu hiện ngộ độc với các triệu trứng: Nôn, đau bụng, đi lỏng… khi dùng bất kỳ loại sữa nào, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Theo VNE
Những phát minh 'khó đỡ' cho trẻ em
Đai tắm an toàn, dụng cụ tập đi, lồng ngủ mái hiên... là những phát minh độc đáo trong việc chăm sóc trẻ ở thế kỷ trước.
Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu với các bậc cha mẹ và xã hội. Bởi vậy mà có rất nhiều phát minh đã được các nhà khoa học, nghiên cứu sáng chế ra nhằm giúp các em cũng như bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ, dạy dỗ con cái mình. Cùng điểm lại một vài những phát minh chăm sóc trẻ độc đáo đến mức "khó đỡ" trong những năm đầu thế kỷ XX dưới đây.
1. Lồng ngủ mái hiên
Dân số ngày một tăng cao và không gian dành riêng để chăm sóc cho các em bé lại hạn chế. Nhằm giải quyết vấn đề này, một hiệp hội các nhà sáng chế trẻ tuổi của Mỹ đã phát minh ra "phòng ngủ thu nhỏ", hay lồng ngủ ở mái hiên cho những khu nhà chung cư vào tháng 5/1916.
Chiếc lồng ngủ này sẽ được lắp ở bên ngoài bất kì cửa sổ nào. Nó sẽ được nối với thành cửa sổ bởi một khung sắt khá lớn, có thể chịu được trọng lượng là 250kg và an toàn trước gió mạnh.
Không những thế, với thiết kế lưới mắt cáo nhỏ cùng màn che bên trong nên bé sẽ không lo bị tấn công bởi ruồi, hay muỗi... Nhờ phát minh này mà bé sẽ được làm quen với độ cao ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời giúp các bà mẹ có thể chăm sóc, bao quát con mình khi đang dở tay làm việc gì gần đó.
2. Võng tự động
Giống như hầu hết nhiều bậc cha mẹ khác, Sheldon D Vanderburgh - một nhà phát minh đến từ Hastings-on-Hudson, New York đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi vì phải chăm sóc một đứa bé không ngừng khóc. Và ông đã nghĩ ra giải pháp: Tạo ra một chiếc võng tự động vào tháng 9/1917.
Đầu tiên, ông làm chiếc giường có hình dáng giống cái rổ và lắp vào khung gỗ. Sau đó, ông nhận ra, chiếc võng này sẽ hiệu quả hơn nếu nó có thể "tự thân vận động". Và chỉ với một động cơ đồng hồ, chiếc xoay tay, ông đã làm ra chiếc võng tự động. Thêm vào đó, tiếng tik-tak của đồng hồ sẽ khiến em bé dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
3. Hộp đựng trẻ
Trên những chuyến tàu hay chuyến bay, hành khách thường khó chịu bởi tiếng khóc, quấy nhiễu của trẻ sơ sinh. Để giải quyết vấn đề này, tháng 10/1917, Caleb M. Prather đến từ bang Illinois, Mỹ đã sáng chế thành công ra chiếc nôi xách tay nhỏ. Tuy nhiên, hình dạng của nó dường như nó giống một chiếc hộp hơn là cái nôi.
Khi thức, em bé có thể ngồi chơi vừa vặn với chiếc hộp được mở nắp, còn khi ngủ, nắp hộp sẽ được đóng và em bé hít, thở qua các lỗ thông khí.
4. Nôi có tia laser
Mùa xuân năm 1934, người dân vẫn còn rất hoang mang với vụ bắt cóc trẻ sơ sinh Lindbergh (con trai của đại tá phi công Charles Lindbergh - người một mình một phi cơ, từ Mỹ bay xuyên qua Đại Tây Dương, hạ cánh an toàn xuống châu Âu) vào năm 1932.
Để chống lại nạn bắt cóc, các nhà khoa học đã phát minh ra chiếc nôi em bé được trang bị bảo vệ tia laser và bộ cảm biến điện tử. Chúng sẽ kích hoạt báo động nếu các rào cản bị vật thể lạ xâm phạm.
Tưởng chừng như phát minh này có vẻ hoàn hảo như những bộ phim hành động, nhưng các bậc cha mẹ lại cảm thấy không thoải mái với một mớ máy móc và dây điện lằng nhằng bên dưới đệm của bé.
5. Ghế xe đạp cho bé
Với nhiều người, cố gắng mang theo em bé bằng chiếc nôi cầm tay khi đang di chuyển có vẻ không an toàn. Vì thế, Emilia Eberle đến từ Geneva, Thụy Sĩ đã sáng chế ra một xe đẩy có thể gắn ngay lên chiếc xe đạp mà cô nghĩ là đủ an toàn và chắc chắn dành cho con mình vào năm 1938. Ghế được gắn chặt vào tay lái cùng một khung kim loại bắt liền với trục của bánh xe trước.
6. Đèn UV đánh dấu em bé
Không ai muốn về nhà với một đứa trẻ sơ sinh không phải con của mình, do đó một phát minh có vẻ lạ kỳ này đã ra đời. Đó là một công cụ cầm tay sử dụng tia cực tím có thể ghi tên viết tắt của em bé lên da để ngăn chặn sự nhầm lẫn của bệnh viện.
Nó sẽ để lại dấu nhạt trên người em bé nhưng sẽ biến mất sau vài tuần và được nói đến như vết cháy nắng đầu đời của em bé. Phát minh này được công bố vào tháng 12/1938.
7. Dụng cụ tập đi
Hầu hết các bậc cha mẹ dạy cho con mình tập đi bằng cách nhẹ nhàng nâng chúng lên bằng tay, hoặc mua cho bé chiếc xe tập đi. Tuy nhiên, một kỹ sư người Thụy Sĩ đã nảy ra sáng kiến buộc 2 chiếc xà bằng gỗ vào giữa hai chân của mình và em bé vào tháng 9/1939.
Bằng cách đó, anh có thể hướng dẫn chuyển động của em bé. Ngoài ra, dụng cụ còn có một ròng rọc trên không để giữ đứa trẻ đứng thẳng và cân bằng.
8. Đai tắm an toàn
Để em bé nhỏ trong bồn tắm mà không có ai canh chừng thì thật là nguy hiểm. Nhưng nếu bạn đang tắm cho bé mà có chuông cửa hay đứa con khác của bạn khóc lớn ở phòng bên thì tất nhiên là bạn phải đi xem thế nào.
Dù chỉ một giây trôi qua nhưng các bà mẹ cũng không thể nào yên tâm và để giúp đỡ các bà mẹ, Carl H. Fischer - một kỹ sư từ bang Iowa đã sáng chế ra đai tắm an toàn. Rất đơn giản, bạn chỉ cần gắn một thanh kim loại vào thành bồn tắm sau đó móc đai đeo an toàn trên người bé vào là có thể giữ bé ngồi im tại chỗ. Sáng chế đai tắm an toàn này được đưa ra vào tháng 10/1939.
Theo Datviet
Giá xăng đã minh bạch, giá sữa sẽ bình ổn? Giá cả luôn là mối quan tâm của người dân, đặc biệt là giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, nước, sữa... Câu chuyện giá sữa tăng cao bất hợp lý; các tranh cãi xung quanh cách gọi tên các sản phẩm sữa, câu chuyện giá xăng tăng nhanh, giảm chậm... là những vấn đề được Bộ trưởng Bộ...