Sửa quy định để thu hút và trọng dụng nhà khoa học xuất sắc
Bộ Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ sửa đổi một số quy định tạo đặc cách để trọng dụng và thu hút các nhà khoa học xuất sắc.
Điều này nhằm giải quyết bất cập nhiều nhà khoa học làm nghiên cứu ở nước ngoài, tập đoàn lớn lâu năm, có thành tích xuất sắc nhưng khi vào cơ quan nghiên cứu nhà nước lại bắt đầu với chức danh nghiên cứu viên, với mức lương không tương xứng năng lực.
Ông Trần Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ KH&CN) cho biết, đã trình lên Chính phủ Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và Nghị định số 87/2014/NĐ-CP về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
Điểm mới của dự thảo Nghị định là vấn đề đặc cách, thăng hạng cho các nhà khoa học.
Nghị định 40 hiện nay quy định: “Cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm được xét tuyển dụng đặc cách và bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ hạng IV, hạng III không phải qua tập sự, được xếp vào bậc lương phù hợp với trình độ đào tạo theo quy định”.
Tuy nhiên, hạng III, IV chỉ là nghiên cứu viên.
Video đang HOT
Theo ông Nghĩa, trên thực tế, có những nhà khoa học có thành tích xuất sắc nhưng khi vào làm việc tại cơ quan khoa học của Nhà nước theo quy định đặc cách này chỉ được là nghiên cứu viên. Điều này khiến một số trường hợp không thỏa mãn và khó tuyển dụng. Vì vậy, nghị định mới sẽ mở ra một “cửa” là cho phép nhà khoa học khi đủ các điều kiện thì có thể được vào bất cứ vị trí nào từ nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính cho đến nghiên cứu viên cao cấp, tùy thuộc vào năng lực.
Cụ thể, dự thảo Nghị định sửa đổi như sau: “Cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng bằng hình thức tiếp nhận không qua thi tuyển và bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ không phải qua tập sự, được xếp vào bậc lương phù hợp với trình độ đào tạo theo quy định.”
Giải thích cụ thể hơn về sửa đổi này, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy lấy dẫn chứng tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc. “Có những tiến sĩ làm việc ở cơ sở nghiên cứu hoặc doanh nghiệp nước ngoài nhiều năm, khi vào đây nếu theo quy định hiện nay thì cũng chỉ được áp dụng hệ số lương 3.0, tương đương một tiến sĩ vừa tốt nghiệp. Đây là một điều bất hợp lý và cần một cơ chế xét lương công bằng. Tức cần xét lương của họ vào bậc tương ứng với số năm công tác và kinh nghiệm”.
Ông Duy liên hệ thêm, trong ngành giáo dục cho phép những người được phong phó giáo sư sẽ được đặc cách là giảng viên cao cấp. “Nhưng quy định này chỉ với giảng viên các trường đại học trong khi ngành khoa học chưa được”.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, Nghị định 40 hiện quy định, nhà khoa học có thành tích xuất sắc (có giải thưởng quốc tế; chủ trì hoặc thực hiện chính nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt; được cấp bằng TS; được bổ nhiệm GS,PGS…) được đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác.
Tuy nhiên, quy định chỉ áp dụng một lần đối với một cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đang giữ hạng chức danh, ví dụ từ nghiên cứu viên lên nghiên cứu viên chính.
Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng trình sửa đổi thành: “Mỗi thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng 1 lần để xét đặc cách bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ cao hơn không qua thi thăng hạng, không phụ thuộc vào năm công tác”.
Theo ông Nghĩa, với nghị định mới, nhà khoa học xuất sắc có thể được đặc cách nhiều lần. Tuy nhiên, mỗi thành tích, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ chỉ được sử dụng một lần để xét đặc cách.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet
Đà Nẵng khởi động xây dựng trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
Thời gian qua, TP Đà Nẵng đã quan tâm chăm lo công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các đối tượng khởi nghiệp, kết nối mạng lưới khởi nghiệp trong và ngoài thành phố, tổ chức các sự kiện, xây dựng cơ sở hạ tầng và ban hành cơ chế, chính sách phát triển về khởi nghiệp ...
Trong ba năm trở lại đây, thành phố có hơn 60 dự án khởi nghiệp thành công; tập trung ở các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thực phẩm, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, môi trường.
Một số sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo do doanh nghiệp mới thành lập tại Đà Nẵng chế tạo. Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Với quyết tâm xây dựng TP Đà Nẵng thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo quốc gia tại khu vực miền trung - Tây Nguyên, thành phố xác định tiếp tục tăng cường các giải pháp về cơ chế, chính sách giúp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy các tổ chức khởi nghiệp phát triển. Về cơ sở hạ tầng, thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu làm việc và đào tạo khởi nghiệp; phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ thiết kế Trung tâm Khởi nghiệp quốc gia. Cùng đó, thành phố tiến hành hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các đối tượng có nhu cầu về khởi nghiệp; triển lãm quảng bá, giới thiệu để các tổ chức nước ngoài đến tìm hiểu, khảo sát môi trường đầu tư, đối tác kinh doanh...
* Thực hiện đề án "Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017 - 2021", tỉnh Kiên Giang đã triển khai sâu rộng, toàn diện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh có nhiều đổi mới về hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với trình độ nhận thức, văn hóa, phong tục của bà con. Nổi bật là hình thức tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề, tư vấn, giải đáp những thắc mắc chung quanh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Việc tuyên truyền, cung cấp thông tin luôn được chú trọng, kịp thời, chính xác, dễ đọc, dễ hiểu, có trọng tâm, trọng điểm. Qua đó đã giúp đồng bào hiểu và thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật, góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự địa bàn; xây dựng cuộc sống lành mạnh, văn minh.
Thời gian tới, tỉnh Kiên Giang sẽ tiếp tục tăng cường công tác phổ biến pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung tập trung vào tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật của đồng bào. Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa, gắn với phát triển du lịch; vận động đồng bào xóa bỏ những hủ tục lạc hậu; chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.
Theo PV VÀ TTXVN
Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ được trình Quốc hội vào tháng 5/2020 Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Trong cuộc họp ngày 18/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp chuẩn bị Đề án về chủ trường xây dựng đường sắt tốc độ...