Sữa NutiFood tách béo, vón cục: Chuyện tào lao!
“Sữa bột Nuvita Grow pha sẵn (sữa hoàn nguyên) tách béo, vón cục khi nhiệt độ thay đổi không thể xảy ra, đó có thể là do công nghệ kém”.
Nuvita Grow 110ml còn hạn sử dụng đã vón cục
Ngày 2/8/2019, anh Trần Cao Nguyên – sống tại chung cư Gemek, đường Lê Trọng Tấn, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội cho biết: “Gia đình có vào trong cửa hàng bách hóa mua 8 hộp sữa nhãn hiệu Nuvita Grow 110ml do NutiFood sản xuất về sử dụng. Nhưng khi mở 2 hộp sữa ra, tôi bất ngờ thấy bên trong vón cục, bốc mùi lạ…”.
Theo lời anh Nguyên, cả 2 hộp sữa Nuvita Grow 110ml đều thời hạn sản xuất ngày 17/12/2018, hạn sử dụng đến ngày 17/8/2019.
“Còn nửa tháng nữa mới hết hạn sử dụng nhưng 2 hộp sữa này đều có những biểu hiện bất thường nên tôi không dám cho con mình uống. Cho đến bây giờ, tôi cũng không dám mua sữa cho NutiFood nữa” – anh Nguyên nói.
Một trong những nguyên nhân khiến anh Nguyên không dám cho con sử dụng sản phẩm của NutiFood là do thông tin từ đơn vị sản xuất không rõ ràng, có dấu hiệu đánh tráo khái niệm để che giấu sự thật.
“Sau khi tôi phản ánh, đại diện NutiFood có đến nhà xác nhận và lấy 2 hộp sữa vón cục về kiểm tra.
Sau đó họ kết luận và trả lời rằng, đó là hiện tượng tách béo của sữa hoàn nguyên khi nhiệt độ nóng – lạnh thay đổi thất thường. Hiện tượng tách béo này rất hiếm xảy ra. Bên cạnh đó, họ còn khẳng định 2 hộp sữa vón cục, bốc mùi lạ vẫn đạt chất lượng…” – anh Nguyên cho biết.
Sữa Nuvita Grow 110ml của NutiFood có hiện tượng vón cục, kém chất lượng (ảnh do khách hàng cung cấp)
Trước đó, vào đầu tháng 3/2018, 73 học sinh tại Đồng Nai phải đưa đi cấp cứu với triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, đau đầu sau khi uống sữa Nutifood.
Tháng 8/2016, chị H.T (TP. Hà Tĩnh có mua cho con hai thùng sữa Grow Plus dạng nước, hộp giấy (sản phẩm dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi của nhãn hàng Nutifood) sử dụng.
Khi con chị T. uống xong thì có biểu hiện nôn mửa, đi ngoài ra máu. Tá hỏa nên gia đình đã đưa cháu đến điều trị tại bênh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây, bác sĩ kết luận cháu bị viêm đường ruột.
Nghi ngờ do con mình uống sữa Nutifood, chị T. bóc một hộp sữa ra thì phát hiện tình trạng sữa bị phù, vón cục.
Video đang HOT
Tháng 1/2015, chị N. đến đại lý sữa Hồng Lộc (số 53 Lê Văn Việt, Q.9, TP.HCM) mua một lốc sữa NuVita (vị dâu, sản phẩm của NutiFood), loại lốc 4 hộp, mỗi hộp 180ml.
Khoảng 21h ngày 7/1, chị cho bé U. uống một hộp thì bé phàn nàn trong sữa có cục và bé không chịu uống nữa. Chị N. liền cắt hộp sữa ra xem, bất ngờ thấy sữa bên trong chia thành 2 phần, một phần nước và một phần kết tủa. Phần kết tủa này dạng cục như sữa chua.
Chị N. cắt thêm hộp sữa thứ hai trong lốc thì vẫn thấy tình trạng tương tự dù sữa vẫn còn hạn sử dụng tới tận tháng 6/2015. Bức xúc, chị N. đã liên hệ với công ty sữa NutiFood để hỏi về vấn đề trên nhưng không được giải đáp thỏa đáng.
Do dây chuyền sản xuất, công nghệ kém?
Trao đổi với Đất Việt về hiện tượng sữa hoàn nguyên vón cục trong môi trường nhiệt độ thay đổi đột ngột mà phía NutiFood thông tin với khách hàng, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định:
“Sữa hoàn nguyên không thể tách béo được trong điều kiện nhiệt độ thay đổi. Đặc biệt là đối với sữa hoàn nguyên đã được đóng hộp cẩn thận. Giải thích như vậy là tào lao, phản khoa học!”.
Vị chuyên gia này cho biết, nguyên nhân khiến sữa hoàn nguyên vón cục có thể là do dây chuyền sản xuất của NutiFood kém, sử dụng công nghệ cũ nên mới dẫn tới hiện tượng không thể hòa tan hết sữa bột trong nước.
“Sữa hoàn nguyên cũng giống như việc chúng ta pha sữa bột với nước. Khi pha không đúng cách thì sẽ không thể hòa tan hết được sữa bột. Từ đó sữa bột này sẽ vón cục lại như trường hợp khách hàng ở Gemek gặp phải khi mua Nuvita Grow” – PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Bên cạnh đó, ông Thịnh cho biết, sữa hoàn nguyên bị vón cục về cơ bản không ảnh hưởng tới chất lượng. Tuy nhiên, đơn vị sản xuất cần có lời giải thích thỏa đáng, đúng sự thật cho khách hàng để thể hiện sự tôn trọng, tránh hiểu nhầm.
Tiến Hưng
Theo baodatviet
Ăn nhiều thịt bò hại khủng khiếp thế này, biết để điều chỉnh 'nhanh còn kịp'
Nhiều người quan niệm thịt bò 'lành', bổ dưỡng và rất tốt cho cơ thể nên có thể ăn thoải mái mà không phải lo nghĩ gì. Tuy nhiên theo các bác sỹ, nếu ăn quá nhiều thịt bò, cũng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.
Thịt bò là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B6, B12, sắt, magne, kẽm, kali... Trong đó, sắt rất có lợi cho sức khỏe bởi nó vận chuyển oxy tới cơ bắp thông qua các tế bào máu đỏ, giúp cho cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. Sắt còn đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của gan, thúc đẩy gan làm việc tốt và hiệu quả hơn. Ngoài ra, sắt khống chế chặt chẽ lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn mức đường trong máu tăng cao. Trong điều kiện gan hoạt động bình thường, sắt là một nguyên tố rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) khuyến cáo bạn không nên ăn thịt bò vào buổi tối. Nhiều người cho rằng thịt bò không béo nên thường ăn vào bữa tối để kiểm soát cân nặng. Đây là sai lầm nhiều người mắc phải, bởi lượng sắt dồi dào có trong thịt bò sẽ đi vào cơ thể và "ép" gan hoạt động nhiều, trong khi gan lúc này đang có nhu cầu nghỉ ngơi. Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ phải đứng trước nguy cơ bị đái tháo đường và nhiều loại bệnh mãn tính khác.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng thịt bò rất nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm. Song, loại thịt này được xếp vào nhóm thịt đỏ và không nên ăn nhiều. Trên thế giới đều khuyến cáo cần hạn chế thịt đỏ.
Làm tăng nguy cơ mắc ung thư: Thịt đỏ và mối liên hệ với căn bệnh ung thư từ lâu đã được nhắc đến. Những nghiên cứu cụ thể đã cho thấy thịt bò có khả năng gây ra bệnh ung thư ruột kết. Ảnh minh họa: Internet
Giải thích kỹ hơn về điều này, bác sĩ Tường Vi cho hay: "Không phải thịt đỏ có hại với tất cả mọi người. Chúng chỉ thật không tốt đối với một số bệnh rối loạn về chuyển hóa hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa trong đó bao gồm đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout.
Bởi chế độ ăn nhiều thịt đỏ sẽ làm cơ thể sẽ thừa chất purin, chất này sẽ chuyển hóa thành các axit uric tăng lên tạo ra các tinh thể urat, các tinh thể đó lắng đọng tại thận sẽ gây ra sỏi thận, ở khớp sẽ gây viêm khớp".
Bác sĩ Tường Vi cũng cho biết, mỗi loại thịt đều có công dụng và hạn chế riêng. Nếu dùng một cách vừa phải, chúng sẽ giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Nhưng nếu lạm dụng, dù là thịt trắng hay thịt đỏ thì chúng cũng đều có khả năng gây hại cho sức khỏe như nhau.
Tác hại khi ăn nhiều thịt bò
Gây ra bệnh tim mạch: Các nhà khoa học đã từng chứng minh mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người ăn nếu người đó tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ.
Khi thịt bò được tiêu hóa trong dạ dày, các vi khuẩn đường ruột sẽ "khai quật" ra một hợp chất có tên là Carnitine. Chất này sẽ gây nên chứng xơ vữa động mạch, từ đó có tác động rất xấu đến hệ thống tim mạch của con người.
Các nhà khoa học đã từng chứng minh mối liên hệ giữa thịt đỏ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho người ăn nếu người đó tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ. Ảnh minh họa: Internet
Làm tăng nguy cơ mắc ung thư: Thịt đỏ và mối liên hệ với căn bệnh ung thư từ lâu đã được nhắc đến. Những nghiên cứu cụ thể đã cho thấy thịt bò có khả năng gây ra bệnh ung thư ruột kết.
Một nghiên cứu của Mỹ áp dụng trên gần 150.000 người cũng cho thấy ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh alzheimer: Nếu bạn ăn quá nhiều thịt bò, bạn sẽ bị thừa sắt bởi trong thịt bò có rất nhiều chất sắt.
Nếu như bình thường, chất sắt rất có lợi cho sức khỏe, tốt cho máu, hệ tim mạch và sự phát triển trí não. Tuy nhiên, nếu thừa sắt, các protein có trong não có thể phá vỡ các tế bào thần kinh và tiêu diệt chúng. Đây chính là căn nguyên của bệnh alzheimer.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: Trong thịt bò có chứa nhiều chất béo bão hòa - một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày. Họ cho rằng đây là một trong những yếu tố quan trọng gây bệnh tiểu đường.Ăn thịt bò tái hoặc sống có thể mắc bệnh sán lá gan: loại sán này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê...
Trong thịt bò có chứa nhiều chất béo bão hòa - một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Ảnh minh họa: Internet
Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò
Lươn, hẹ: Thịt bò không nên ăn chung với lươn và hẹ bởi gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.
Thịt lợn: Thịt bò tính ôn, có tác dụng kích thích chuyển hóa, làm ôn trung ích khí thích hợp với người yếu, người bị suy giảm chuyển hóa. Còn thịt lợn tính hàn, có tác dụng lương huyết, thích hợp dùng với người có cơ địa nóng, chuyển hóa cao, sinh mụn nhọt, táo bón.
Hạt dẻ: Thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Đậu đen: Ăn đậu đen ngay sau khi vừa ăn thị bò khiến cơ thể không thể hấp thu chất sắt có trong thịt bò.
Đậu nành: Trong thịt bò và đậu nành đều có nhiều acid uric. Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Nên trong ăn uống, cần tuyệt đối tránh ăn uống 2 thực phẩm này cùng lúc bởi nó có thể gây ra các cơn đau khớp.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Những bộ phận của lợn thận trọng khi ăn kẻo 'hối không kịp' Thịt lợn là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, nhưng có những bộ phận của lợn khi ăn cần cân nhắc bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí mất mạng. Ảnh minh họa: Internet PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng thịt lợn rất nhiều dinh...