Sữa nước được gắn mác “sữa tươi”
Đó là một trong những biểu hiện của sữa không đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng – chuyên viên Vụ Khoa học công nghê (Bộ Công Thương), nhiều năm qua, người tiêu dùng phải uống sữa “giả tươi”. Điển hình là thời điểm cuối năm 2006, hàng loạt công ty sữa phải công bố đã vi phạm cách giới thiệu sản phẩm sữa nước nhưng lại ghi trên nhãn mác của mình là “sữa tươi nguyên chất” hoặc “ sữa tươi tiệt trùng”.
Nguyên nhân của sự lẫn lộn là do nguyên liệu và sản xuất kinh doanh sữa ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việt Nam chưa có các trang trại khép kín từ chăn nuôi đến thu hoạch và chế biến sữa ở quy mô công nghiệp. Nguồn cung cấp nguyên liệu thu mua từ người nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu gom và phải di chuyển xa nên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, chất lượng sữa không đảm bảo, thiếu các điều kiện (thiết bị và công nghệ) để bảo quản lâu dài và an toàn nguồn nguyên liệu, thiếu trung thực trong kinh doanh. Hiện nay, lượng tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan…
Video đang HOT
Theo ANTD
Người tiêu dùng đang bị uống sữa "giả sữa tươi"
Hiện nay, trên thị trường rất nhiều loại sữa quảng cáo là "sữa tươi nguyên chất" hay "sữa tươi tiệt trùng", nhưng thực chất là đều được chế biến từ nguyên liệu "sữa gầy". Vì thế, người tiêu dùng đang phải uống sữa "giả sữa tươi".
Còn nhiều bất cập trong quản lý và kinh doanh sữa.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ thì mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại VN năm 2010 là 14,8 lít/người/năm (tăng gấp 30 lần so với năm 1990). Tuy nhiên, con số này vẫn khiêm tốn so với các nước trong khu vực như Thái Lan là 23 lít/người/năm và Trung Quốc là 25 lít/người/năm. Dự kiến, giai đoạn 2010-2015 tốc độ tăng trưởng tại VN sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều DN sữa còn thiếu trung thực trong sản xuất và kinh doanh. Nhiều Cty sữa đã vi phạm quy cách giới thiệu sản phẩm (sữa lỏng) khi ghi trên nhãn của mình là "sữa tươi nguyên chất" hay "sữa tươi tiệt trùng" vì nguyên liệu chế biến đều là "sữa gầy". Dòng sản phẩm này chiếm 3/4 thị phần tiêu thụ của ngành, đã đẩy người tiêu dùng trong nhiều năm trời phải uống sữa "giả sữa tươi".
Cũng theo kết quả kiểm tra của Cục VSATTP (Bộ Y tế) đối với các sản phẩm sữa trong 2 năm qua cho thấy, việc bảo quản không đúng quy định chiếm 72% và sử dụng sản phẩm không đúng quy định là 18%, còn nguyên nhân sữa kém chất lượng xuất phát từ nhà sản xuất chỉ chiếm 1%, từ phụ gia thực phẩm là 4%, chưa rõ nguyên nhân là 5%.
Theo Ủy ban Quốc tế về phụ gia thực phẩm (WHO&FAO) thì 75%-78% nguyên liệu sản xuất sữa tại VN được nhập từ các hãng sữa lớn, có uy tín với quy trình kiểm duyệt chất lượng đầu ra rất chặt chẽ. Vấn đề chất lượng sản phẩm thường xảy ra ở khâu sản xuất thành phẩm, bảo quản thành phẩm, làm giả, làm nhái sản phẩm.
Đại diện Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, điểm yếu của ngành sữa VN nằm ở việc thiếu các trang trại khép kín từ chăn nuôi đến thu hoạch và chế biến sữa ở quy mô công nghiệp. Nguồn cung cấp nguyên liệu thu mua từ người nông dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình thu gom và phải di chuyển xa trong thời gian dài, nên nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, chất lượng sữa không đảm bảo, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu mua và giá thành nguyên liệu để chế biến. Đồng thời, điều kiện bảo quản lâu dài và an toàn nguồn nguyên liệu cũng còn nhiều rủi ro.
Theo Hiệp hội Sữa VN, trong những năm gần đây, các sản phẩm sữa SX, chế biến trong nước và từ nước ngoài nhập khẩu về ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong SX ngày càng trở nên phổ biến. Tình hình SX không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý, nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Theo laodong
Cơ bản khắc phục sự cố tràn dầu tại Khu công nghiệp Thăng Long-Hà Nội Đó là sự cố tràn hơn 500 lít dầu FO tại một doanh nghiệp trong khu Công nghiệp Thăng Long-Hà Nội hôm 28-10, nhưng rất may có sự ứng cứu kịp thời của Công ty SOS Môi trường (Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam). Đây là sự cố tràn dầu thứ 5 trên địa bàn thành phố Hà Nội trong...