Sửa nhà, người đàn ông tìm thấy giếng cổ chứa nhiều ‘kho báu’
Người đàn ông vô tình phát hiện thanh kiếm quý, đồng xu từ năm 1725, bên dưới giếng cổ nằm giữa phòng khách căn nhà nhiều năm nhưng không hay biết.
Người đàn ông tìm thấy giếng cổ ngay trong căn nhà của mình
Colin Steer, 70 tuổi sinh sống ở Plymouth, Devon, phía Tây Nam thủ đô London Anh, tình cờ phát hiện ra một giếng cổ ngay giữa phòng khách gia đình trong quá trình sửa chữa căn nhà cách đây 34 năm.
Ngôi nhà xây dựng vào khoảng năm 1895, gia đình ông Steer chuyển đến vào năm 1988 và sửa sang lại căn nhà.
Ban đầu, thấy chỗ lõm ngay gần cửa sổ phòng khách, ông Steer nghĩ đó là một hố sụt nhưng xem kỹ ông phát hiện là cái giếng cổ. Những vào thời điểm đó, ba người con của ông còn quá nhỏ nên vợ ông Vanessa đã bắt ông che kín lại.
Đến năm 2012, sau khi ông về hưu, ông quyết định đào giếng cổ lên và nghiên cứu. Ông cho rằng giếng cổ có niên đại từ cách đây 500 năm.
Gần đây, ông tiếp tục đào sâu xuống đáy giếng thì phát hiện một thanh kiếm bằng gỗ với vỏ bọc bằng da.
“Đào sâu thêm 1,5 mét, tôi thấy một thứ dường như là vỏ bọc bằng da của thanh kiếm. Nó trông giống một vũ khí chiến đấu cũ, chỉ được rèn thô sơ từ một khối kim loại”, Stecer cho biết.
Trước đó, ông đã tìm thấy một đồng xu từ năm 1725. Gia đình ông Colin Steer không biết chắc về lý do tại sao giếng cổ xuất hiện ngay trong phòng khách. Ông đã xem xét các bản đồ cũ để tìm ra nguồn gốc nhưng không có kết quả.
Colin Steer nói: “Chúng tôi đoán nơi này từng được sử dụng để nuôi động vật hoặc nơi cung cấp nước cho hai đến ba gia đình”.
Theo ông Colin, khu đất vợ chồng ông đang ở từng là đất rừng cho đến năm 1895. Ông thực sự muốn tìm hiểu về lịch sử của chiếc giếng và muốn tìm xem trước ông, ai đã ở trên m ảnh đất mà gia đình ông đang sinh sống.
Vị trí của cái giếng trở thành điểm tụ tập của bạn bè và gia đình nhà Steer, thậm chí có người còn ném đồng xu xuống dưới rồi cầu nguyện.
Kho báu quốc gia bị lũ vùi lấp: Sau khi 'tái xuất', chuyên gia định giá 1 món cổ vật tương đương 2 tấn vàng!
Năm 1963, một trận lụt nghiêm trọng xảy ra tại Hà Bắc, Trung Quốc gây ra thiệt hại đáng kể cho thành phố cũng như kho báu quốc gia tại đây.
Một năm sau, kho báu quốc gia này khi tìm thấy nằm trong khuôn viên bị vùi lấp vì lũ quét của trường tiểu học Vĩnh Hoa Nam Lộ vào tháng 5 năm 1964. Một đội công nhân trong lúc đào móng cải tạo lại hạ tầng cho ngôi trường đã vô tình tìm thấy nó bên trong một cái hố lớn.
Trong lúc đào móng, các công nhân vô tình tìm được một kho báu có giá trị cực lớn. (Ảnh: NetEase)
Ngay khi nhận được tin báo, Cục Di tích Văn hóa thành phố lập tức liên hệ với Bảo tàng tỉnh Hà Bắc đề nghị hỗ trợ trong công tác kiểm định. Sau khi làm sạch mọi thứ, tổng cộng có tới 11 món gốm sứ được tìm thấy. Trong đó có tới 6 món đồ sứ Thanh Hoa có giá trị cực cao.
Kho báu có rất nhiều món đồ sứ Thanh Hoa quý hiếm. (Ảnh: NetEase)
Chúng bao gồm: 1 cặp bình sứ Thanh Hoa có nắp đậy, 1 đôi lọ bát giác hoa văn hải thủy long, 1 bình bát giác ngọc hồ xuân, 1 ấm bát giác chấp hồ. Ngoài ra còn có một con lăn bằng sứ men trắng, 1 ly rượu hoa văn cánh sen, 3 ly rượu men lam khảm vàng. Và còn có hàng chục miếng ngọc.
Thông qua thẩm định, các nhà khảo cổ xác định rằng lô sứ Thanh Hoa này là những tác phẩm từ thời nhà Nguyên. Ở thời điểm tìm thấy chúng, đây là những món sứ Thanh Hoa được tìm thấy đầu tiên tại Trung Quốc.
Những món đồ sứ Thanh Hoa này có xuất xứ từ thời nhà Nguyên. (Ảnh: NetEase)
Sứ Thanh Hoa vốn khởi đầu từ thời nhà Đường, nhưng ở thời đại đó, kỹ thuật chế tác còn thấp, kết cấu của những món đồ sứ còn thô sơ nên các học giả nhận định chất lượng của chúng chưa phải là tuyệt đỉnh.
Nhưng tới cuối triều đại nhà Nguyên, các lò gốm tại Cảnh Đức Trấn đá áp dụng công thức kép của sứ và đất cao lanh, cùng với sự vay mượn kỹ thuật tráng men của các lò gốm tại Từ Châu và Cát Châu, cùng vật liệu nhập từ Tây Á, các nghệ nhân đã chế tác thành công sứ Thanh Hoa, hay còn gọi là Nguyên Thanh Hoa.
Giá trị của những món đồ sứ Thanh Hoa này là vô cùng cao. (Ảnh: NetEase)
Kể từ đó, một kỷ nguyên mới của sứ Thanh Hoa đã mở ra với phong cách hội họa đa dạng khiến cho dòng sứ này trở nên nổi tiếng trong lịch sử gốm sứ của Trung Quốc.
Các sản phẩm gốm sứ có vẽ hoa lam hiện giờ đều là bắt nguồn từ sứ Thanh Hoa này, dĩ nhiên về chất lượng đều không thể bằng gốm sứ Thanh Hoa ngày trước. Bởi vậy, sứ Thanh Hoa cổ cũng là 1 trong số nhiều món được các tay sành đồ cổ lùng mua.
Hiện nay trên thế giới chỉ còn khoảng 300 - 400 món sứ Thanh Hoa cổ nguyên vẹn được tìm thấy. Chính vì thế, giá trị của chúng vô cùng lớn.
Vào năm 2005, một bình sứ Thanh Hoa cổ thuộc kho báu quốc gia từng bị lũ vùi lấp đã được đấu giá với mức giá ngất ngưởng lên tới 230 triệu NDT, tương đương với 2 tấn vàng ở thời điểm đó.
Bên cạnh các món đồ sứ Thanh Hoa, các chuyên gia còn tìm thấy nhiều cổ vật giá trị khác. (Ảnh: NetEase)
Từ đó có thể thấy, giá trị của những món đồ sứ Thanh Hoa nhà Nguyên được tìm thấy tại Hà Bắc rất lớn. Thậm chí, Cục Quản lý Di sản Trung Quốc đã ra lệnh cấm đưa kho báu quốc gia này đi triển lãm tại nước ngoài.
Đồng xu có gì lạ mà được giá hơn 432 tỉ đồng? Kỷ lục về đồng xu đắt nhất thế giới thuộc về một đồng xu vàng duy nhất được phép sở hữu tư nhân trong phiên bản năm 1933 và chưa từng được lưu hành. Đồng xu vàng đắt nhất thế giới AFP Hãng AFP ngày 9.6 đưa tin nhà đấu giá Sotheby's đã bán đồng xu vàng năm 1933 của Mỹ với giá...