Sửa nhà – nên chọn 3 thời điểm vàng trong năm để tránh hao tổn tài lộc
Việc cải tạo sửa chữa nhà với nhiều người là chuyện trọng đại. Chính vì thế khi lên kế hoạch “khoác” chiếc áo mới cho tổ ấm tương lai, nhiều người vẫn muốn chọn ngày lành tháng tốt.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là niềm tin tâm linh gắn liền với hầu hết gia đình Việt. Trong công cuộc xây, sửa nhà cũng vậy, người Việt chỉ lựa chọn sửa nhà vào một số thời điểm nhất định để tránh hao tổn tài lộc. Việc sửa chữa nhà giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại nguồn cảm hứng mới hoặc cũng có thể đổi vận nhờ thay đổi phong thủy. Dưới đây là những thời điểm tốt nhất trong năm để sửa nhà mà gia chủ nên lựa chọn.
Tháng 2 và tháng 3 âm lịch
Tháng 2 và tháng 3 âm lịch Là thời điểm đầu năm, sinh sôi nảy lộc, những ngày tháng khởi tạo rất đẹp để sửa chữa nhà cửa. Lúc này, thời tiết ở miền Bắc đang nóng ấm dần lên, còn miền Nam đang mùa khô nên khá thuận tiện. Dễ nhận thấy ra Tết nguồn nhân lực vô cùng dồi dào, cộng thêm lợi thế thời tiết ít gặp mưa, thi công thuận lợi. Bê tông cũng nhanh khô, cứng hơn.
Tháng 8 – 9 – 10 âm lịch
Tháng 8 – 9 – 10 âm lịch là thời gian nhiều người lựa chọn để xây sửa nhà nhất khi vừa tạm gác lại các hoạt động trong tháng ngâu. Đối với những ai có ý định sửa nhà để đón Tết thì những tháng này nên triển khai dần là vừa. Bởi hoàn thiện căn nhà cơ bản nhất cũng phải mất 2 – 3 tháng.
Video đang HOT
Tháng 11 – 12 âm lịch
Tháng 11 và tháng 12 âm lịch là mùa đông nên thời tiết khô hanh, tương đối phù hợp để tiến hành tu sửa nhả cửa. Ngoài ra, thời điểm giáp Tết này ai cũng có tâm lý sửa sang nhà cửa hoặc xây nhà để đón Tết. Tuy nhiên, cũng chính vì gần thời điểm Tết nên giá nhân công rất cao do nhu cầu lớn và đôi khi là khan hiếm nhân công. Cận Tết, tâm lý mọi người đều muốn đẩy nhanh tiến độ sửa nhà nên dễ dẫn tới trường hợp làm ẩu, làm xấu. Khi sửa nhà vào thời điểm này, gia chủ cần giám sát công trình thật kỹ.
Bài viết mang tính chất tham khảo
Hình ảnh: Minh họa
Hũ gạo là nơi hút tiền, đặt đúng vị trí này tiền bạc quanh năm tíu tít
Rất nhiều gia đình đựng gạo trong thùng nhựa. Điều này được cho là sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Theo phong thủy thì hũ đựng gạo tốt nhất nên được làm bằng sành, sứ vì chúng thuộc hành Thổ nên sẽ giúp cho gia chủ thành công trong sự nghiệp, công danh thăng tiến vù vù. Còn người buôn bán thì ngày càng phát đạt, mua may bán đắt. Đặc biệt, người ta còn dùng thùng gỗ để đựng gạo vì theo quan niệm dân gian nó cũng góp phần mang nhiều tài lộc vào nhà.
Rất nhiều gia đình đựng gạo trong thùng nhựa. Điều này được cho là sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, bởi thùng nhựa có nhiều hợp chất gây hại cho con người. Ngoài ra, theo phong thủy, gia chủ sẽ kém may mắn nếu dùng hũ nhựa.
1. Vật nên đặt dưới hũ gạo
Hầu hết các bà nội trợ thường không quan tâm đến vấn đề này. Thế nhưng, việc đặt một phong bao lì xì ở đáy hũ gạo hoặc các biểu tượng trang trí màu vàng trên giấy đỏ được xem là đem vận may đến cho gia đình. Bên cạnh đó, người ta còn phủ lên trên hũ gạo một tấm vải màu đỏ thắm vào đầu năm âm lịch với ngụ ý giúp cho gia đình luôn được may mắn và hưởng lộc.
2. Vị trí đặt hũ gạo
- Không đặt hũ/thùng gạo ở hai hướng: Đông và Đông Nam
Phong thủy xưa kia quan niệm rằng hũ gạo thuộc hành Thổ bởi cây lúa cho gạo được trồng lên từ đất, đất là Thổ. Tuy nhiên, hướng Đông và Đông Nam lại thuộc Mộc, mà Mộc khắc Thổ, nên không thể đặt hũ gạo ở hai hướng này dù nhà có chật chội thế nào đi chăng nữa.
Đặt ở hướng Đông và Đông Nam, gia chủ sẽ gặp nhiều trắc trở, vận xui, công việc không thuận lợi. Tốt nhất nên đặt hũ gạo ở hai hướng Tây hoặc Đông Bắc vì đây chính là hướng của hành Thổ.
- Hũ/thùng gạo phải được để "2 kín": Đậy kín, để nơi kín
Chưa nói đến khía cạnh phong thủy, ngay trên thực tế, nên đặt hũ gạo ở những nơi sạch sẽ, cao hơn mặt đất, đậy kín để tránh bụi bẩn, chuột gián, ẩm mốc có thể "tấn công" làm gạo nhanh hỏng, không tốt cho sức khỏe.
Trong phong thủy, Người Á đông quan niệm rằng việc kê cao hũ gạo sẽ thể hiện sự quý trọng và bảo vệ tài lộc của gia đình. Hũ gạo chính là cái kho cất giữ tài lộc thịnh vượng của gia đình, bởi vậy ngoài việc kê cao, còn phải cất ở nơi kín đáo, nhất định không nên để người lại nhìn thấy ngay khi bước vào cửa. Tốt nhất nên đặt hũ gạo ở một vị trí khuất nhưng dễ lấy ở trong bếp.
- Tuyệt đối không để hũ/thùng hết gạo
Việc để thùng/hũ gạo hết sạch sẽ chẳng khác nào thể hiện rằng gia đình đang mất đi tài lộc, thịnh vượng bởi theo phong thủy, hũ gạo là vật chứa đựng mang ý nghĩa tốt lành, vận may nên không được để trống rỗng.
Tốt nhất, nên đổ đầy hũ gạo khi chỉ còn một nửa cho chắc ăn và nên dùng hũ gạo sâu (tượng trưng cho sự no đủ) để luôn giữ vận may trong nhà và tránh những điều xui xẻo không đáng có. Thêm một điều nữa, không nên để ai đổ sạch hũ gạo đi, vì đây là điều kị trong phong thủy.
*Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Theo phong thủy, đây chính là 3 kiểu cửa sổ 'đuổi tiền đi', gia chủ cần tránh kẻo tiền vào bấy nhiêu lại ra bấy nhiêu Cửa sổ là một nơi quan trọng để giữ gió và khí. Vì thế, vị trí, hình dáng, kích thước cửa sổ sẽ xác định nguồn khí của ngôi nhà là tốt hay xấu, mạnh hay yếu. Gia đình có sức khỏe dồi dào, tài lộc đong đầy, công việc thuận lợi và mãn nguyện hay không một phần nhờ vào phong thủy...