Sữa Mộc Châu được đăng ký chứng khoán, room ngoại 49%
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với mã MCM, tương ứng 66,8 triệu cổ phiếu từ ngày 19/11 cho CTCP Giống bò sữa Mộc Châu ( Mộc Châu Milk). MCM đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội.
Đồng thời, VSD thông báo tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài của mã chứng khoán MCM là 49%.
Trước đó, MCM dự kiến giao dịch trước ngày 30/3/2021, sau khi hoàn tất thủ tục với VSD và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Gần đây, ngày 20/10/2020, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối 545 triệu đồng với Mộc Châu Milk do có vị phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Video đang HOT
9 tháng đầu năm 2020, MCM ghi nhận doanh thu thuần 2.142 tỷ đồng, tăng nhẹ so mức 1.951 tỷ đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần 209 tỷ, tăng mạnh gần 69% so cùng kỳ.
Về định hướng kế hoạch hoạt động năm 2020, MCM dự kiến tăng tổng đàn bò từ 25.580 con lên 28.680 con, tăng 12,1%; doanh thu thuần từ 2.558 tỷ đồng lên 2.905 tỷ đồng, tăng 13,5%; lợi nhuận sau thuế đạt 157 tỷ đồng (giảm 5,9% do thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 là 20%, tăng so với năm 2019 là 10%). Về cổ tức năm 2020, HĐQT dự kiến trả bằng tiền mặt 25% trên vốn điều lệ.
Theo báo cáo tài chính bán niên đã soát xét của GTN, GTN đang sở hữu 37.98% vốn, nắm 51% quyền biểu quyết tại Mộc Châu Milk.
Trong khi đó, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) đã trở thành công ty mẹ GTN sau khi nâng sở hữu lên mức 75% trong năm 2019. Theo đó, VNM cũng gián tiếp sở hữu Mộc Châu Milk.
Bà Mai Kiều Liên – tân Chủ tịch HĐQT GTN (đồng thời là Tổng Giám đốc của VNM) cho biết VNM sẽ kết hợp với Mộc Châu Milk để cả 2 cùng phát triển, hỗ trợ lẫn nhau.
Theo thứ nhất, VNM sẽ xem xét quỹ đất tại Mộc Châu Milk và xây dựng trang trại sữa công nghệ cao (có thể là sữa hữu cơ hoặc sữa sạch GlobalGAP), khi đủ điều kiện sẽ triển khai ngay. Mộc Châu Milk hiện đang có quỹ đất rộng 200 ha, có thể chăn thả được đàn bò 4,000 con, vốn đầu tư dự kiến 1,000 tỷ đồng.
Thứ hai là nâng cấp thiết bị của nhà máy sữa Mộc Châu để đáp ứng đầu ra của đàn bò (hiện đạt 220 tấn/ngày). Khi lên 500 tấn/ngày thì nhà máy phải mở rộng. Do đó theo bà Liên, để hiệu quả thì Mộc Châu Milk sẽ phải mở rộng nhà máy trước, khi thị trường đủ lớn sẽ xây dựng nhà máy mới để đồng bộ.
Mộc Châu Milk sẽ được tập trung vào hoạt động cốt lõi của Mộc Châu Milk, do có lợi thế lớn, truyền thống phát triển và khí hậu phù hợp với đàn bò. VNM sẽ phối hợp để phát triển đàn bò lên 40-50 ngàn con. Các ngành nghề cốt lõi vẫn được duy trì, phát triển. Phía GTN cho rằng với tiềm lực của VNM sẽ đưa Mộc Châu Milk tiến xuống phía nam, như một mảnh ghép vào hệ thống.
Vinamilk thận trọng về triển vọng quý 4/2020 do Covid-19 và lũ lụt
Ban lãnh đạo Vinamilk thận trọng về triển vọng quý 4/2020 trong bối cảnh chịu tác động kép từ dịch COVID-19 và lũ lụt tại miền Trung.
Theo thông tin của Chứng khoán Rồng Việt (VCSC) tại cuộc họp với các nhà đầu tư của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) ngày 6/11/2020, mức tăng trưởng 5%-9% của VNM trong trung hạn bất chấp các thách thức ngắn hạn đến từ dịch COVID-19 và đợt lũ lụt gần đây tại miền Trung.
Ban lãnh đạo Vinamilk thận trọng về triển vọng quý 4/2020 trong bối cảnh chịu tác động kép từ dịch COVID-19 và lũ lụt tại miền Trung.
Vinamilk duy trì thị phần trong 9 tháng năm 2020, trong đó 60% sản lượng và 54% giá trị.
Về đợt phát hành riêng lẻ của Mộc Châu Milk (MCM - công ty con gián tiếp của VNM thông qua GTN) cho VNM và GTN đang đợi phê duyệt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trước đó, Vinamilk công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2020 với doanh thu thuần đạt 45,2 nghìn tỷ đồng ( 7%) và lợi nhuận sau thuế đạt 8,9 nghìn tỷ đồng ( 6%). Trong quý 3/2020, doanh thu đạt 15,6 nghìn tỷ đồng trong khi LNST đạt 3,1 nghìn tỷ đồng ( 14%).
Sữa Mộc Châu đóng góp 5% trong tổng doanh thu 9 tháng năm 2020. Tính theo cơ sở độc lập, doanh thu của MCM tăng 10% YoY đạt 2,1 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng năm 2020 trong khi LNST tăng 69% đạt 209 tỷ đồng.
Trong 9 tháng năm 2020, doanh thu chung từ các công ty con nước ngoài - bao gồm Driftwood và Angkor Milk - giảm 7% chủ yếu do tình hình đóng cửa trường học kéo dài (kênh bán hàng chính của Driftwood) tại Mỹ. Mặt khác, doanh thu của Angkor Milk tăng hơn 20% trong quý 3/2020 (tương tự quý 2/2020) nhờ nhu cầu sữa gia tăng tại Cambodia.
Nhiều doanh nghiệp sữa lãi lớn trong quý III Ngành sữa Việt Nam đã có sự thay đổi cấu trúc sau khi Vinamilk mua lại Mộc Châu Milk, Blue Point và Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mua lại Sữa Quốc tế (IDP)...Theo sau sự thay đổi đó, nhiều doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý III. Doanh nghiệp đầu ngành Vinamilk ( HoSE: VNM ) trở lại...