Sữa Mộc Châu có gì khiến Vinamilk quyết thâu tóm?
Vinamilk mới đây đã chào mua công khai 46,68% cổ phần, tương đương 116.711.530 cổ phiếu, của CTCP GTN Foods (GTN) với mức giá 13.000 đồng/cổ phiếu.
GTN là công ty sở hữu gián tiếp 37,6% cổ phần tại CTCP Sữa Mộc Châu thông qua Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam – Vilico (GTN sở hữu 73,7% cổ phần tại Vilico, trong khi Vilico sở hữu 51% cổ phần tại Sữa Mộc Châu).
Với mức giá chào mua 13.000 đồng/cổ phiếu, Vinamilk sẽ phải chi ra 1.517 tỷ đồng để sở hữu 46,68% số cổ phần của GTN.
Mặc dù Sữa Mộc Châu chỉ là một công ty nhỏ bé so với “gã khổng lồ” Vinamilk với chỉ 2,9% thị phần sữa nói chung và 4% thị phần sữa nước, tuy nhiên Sữa Mộc Châu là thương hiệu lâu năm (thành lập năm 1958) và khá nổi tiếng tại thị trường phía Bắc.
Ngoài giá trị thương hiệu, CTCP Sữa Mộc Châu đang sở hữu 22.000 “cô bò” nuôi tại vùng cao nguyên Mộc Châu, nơi thời tiết tốt nhất để chăn nuôi bò sữa.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán HSC, doanh thu thuần năm 2018 của Sữa Mộc Châu đạt 2.330 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 169 tỷ đồng.
Ngoài sở hữu cổ phần của Sữa Mộc Châu, GTN còn sở hữu 95% cổ phần tại Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea), tuy nhiên doanh thu năm 2018 của Vinatea giảm 20%, đạt 390 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 0 đồng.
Video đang HOT
Sữa Mộc Châu, Vinatea, và LadoFoods là 3 sản phẩm chính của GTN.
Ngoài ra, GTN còn sở hữu 51% cổ phần của CTCP Chè Liên Châu; 35% cổ phần LadoFoods (Vang Đà Lạt) và một số công ty khác. Trong những năm gần đây, Sữa Mộc Châu đóng góp chính vào kết quả kinh doanh hợp nhất của Vilico và GTN.
Theo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2018 của GTN, doanh thu thuần của công ty đạt 3.008 tỷ đồng, giảm 20,4% so với năm 2017, trong khi lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chỉ đạt 7,5 tỷ đồng, giảm 81,4% so với cùng kỳ. Một thông tin đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ GTN giảm do lợi ích cổ đông thiểu số thuộc Sữa Mộc Châu lên tới 96 tỷ đồng.
Theo HSC, mức giá chào mua 113.000 đồng đối với cổ phiếu GTN là “rất đắt” khi P/E năm 2017 là 217 lần. Do đó, đây có thể là khoản đầu tư dài hạn của Vinamilk nhằm hướng đến thị trường sữa tươi cao cấp ở thị trường miền Bắc.
Theo báo cáo thường niên của GTN, công ty có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, cổ đông lớn nhất của công ty gồm: CTCP Invest Đại Tây Dương (28,02%); Tael Two Parners Ltd (22%), PENM IV Germany Gmbh & Co. KG (6%).
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Vinamilk chào mua công khai gần 47% cổ phần GTN với mức giá 13.000 đồng/cp
Vinamilk sẽ chào mua tối đa 46,68% cổ phần GTN, tương ứng 116,71 triệu cổ phần đang lưu hành của công ty với giá 13.000 đồng/cp. Tính theo mức giá này, Vinamilk sẽ chi ra 1.517 tỷ đồng để sở hữu 46,68% cổ phần GTN.
Vinamilk (Mã CK: VNM) vừa có văn bản gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc chào mua công khai cổ phần GTN Foods (Mã CK: GTN).
Theo đó, Vinamilk sẽ chào mua tối đa 46,68% cổ phần GTN, tương ứng 116,71 triệu cổ phần đang lưu hành của công ty với giá 13.000 đồng/cp. Tính theo mức giá này, Vinamilk sẽ chi ra 1.517 tỷ đồng để sở hữu 46,68% cổ phần GTN.
Kết thúc phiên giao dịch 12/3, thị giá GTN đạt 16.400 đồng/cp, tăng gần 60% so với đầu năm. Diễn biến tích cực của GTN trong thời gian qua ít nhiều có liên quan đến câu chuyện thâu tóm doanh nghiệp.
Diễn biến cổ phiếu GTN thời gian gần đây
GTN là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu với doanh thu năm 2018 đạt hơn 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 100 tỷ đồng.
Hiện tại, GTN đang nắm giữ gần 75% cổ phần Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Trong đó, tỷ lệ sở hữu của Vilico tại CTCP Giống bò sữa Mộc Châu là 51%. Ngoài ra, GTN còn nắm giữ 95% cổ phần Tổng Công ty Chè Việt Nam; 35% cổ phần LadoFoods (Vang Đà Lạt)...
Trong khi đó, Vinamilk là doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần sữa nước năm 2018 vào khoảng 55%. Ngoài ra, Vinamilk còn nắm giữ hơn 80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần sữa đặc, hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa bột. Trong năm 2018, doanh thu Vinamilk đạt hơn 52.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 10.000 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Sau kỳ nghỉ Tết, thị trường chứng khoán tăng 74 ngàn tỷ đồng Sau khi nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ngày 11/2, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mở cửa trở lại với tâm lý của nhà đầu tư hứng khởi lan rộng giúp vốn hóa tăng 3,18 tỷ USD, tương đương gần 74 ngàn tỷ đồng. Mở cửa sáng 11/2, chỉ số VN-Index tăng 0,89% lên 916,77 điểm. Chỉ số này tăng...