Sửa Luật Doanh nghiệp: Huy động vốn sẽ tích cực hơn
Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) chứa đựng những nội dung tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút vốn từ nhà đầu tư.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Quản trị tốt sẽ tăng độ an toàn và tăng niềm tin cho nhà đầu tư
Bảo vệ cổ đông hay bảo vệ nhà đầu tư là nội dung quan trọng nhất của khung pháp luật về quản trị công ty. Quy định về bảo vệ cổ đông tốt sẽ có đóng góp quan trọng làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh an toàn.
Nguyên tắc quan trọng của cơ chế bảo vệ cổ đông là đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đông; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp không bị chiếm đoạt bởi cổ đông lớn hoặc người quản lý công ty; xung đột lợi ích trong công ty phải được kiểm soát; tạo điều kiện dễ dàng cho cổ đông kiện người quản lý công ty khi vi phạm trách nhiệm trong điều hành công ty.
Theo đó, quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội huy động vốn từ nhà đầu tư. Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ sẵn sàng đầu tư vào doanh nghiệp có quản trị tốt. Thực tế khảo sát ở một số quốc gia đã cho thấy rõ điều này (xem Đồ thị).
Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này có mục tiêu tổng quát là xây dựng khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt và phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất – kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4.
Mục tiêu cụ thể hơn là nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt và phổ biến trong khu vực và quốc tế; nâng mức xếp hạng chỉ số bảo vệ nhà đầu tư lên ít nhất 20 bậc (theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới).
Để đạt mục tiêu nói trên, những thay đổi trong dự thảo Luật đang được thảo luận và tham vấn rộng rãi. Các thay đổi quan trọng như mở rộng mức độ và phạm vi quyền của cổ đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cổ đông bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và khởi kiện trong trường hợp người quản lý lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và cổ đông.
Chẳng hạn, mở rộng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông về tình hình hoạt động của công ty; tạo thuận lợi hơn cho cổ đông thực hiện quyền như bãi bỏ nội dung hạn chế về thời hạn tối thiểu sở hữu cổ phần (để có thể thực hiện một số quyền nhất định); bổ sung quyền cho đại hội đồng cổ đông quyết định thù lao hội đồng quản trị, quyết định lựa chọn kiểm toán độc lập; giảm yêu cầu điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% xuống 3% để cổ đông thực hiện các quyền quan trọng: tiếp cận thông tin về hoạt động công ty, triệu tập họp đại hội đồng cổ đông…
Tuy nhiên, quản trị doanh nghiệp tốt đòi hỏi đồng thời cả 2 yếu tố: một là, thay đổi khung pháp luật; hai là, nỗ lực của chính doanh nghiệp trong thực thi luật và chủ động áp dụng thực tiễn quản trị tốt.
Yếu tố thứ hai quan trọng nhất và là yếu tố quyết định. Doanh nghiệp nỗ lực áp dụng chuẩn mực và thực tiễn quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp có quản trị tốt. Nếu chỉ có khung khổ pháp luật mà thiếu nỗ lực và quản trị thực chất của doanh nghiệp thì sẽ không có quản trị tốt.
Mức độ sẵn sàng của nhà đầu tư vào doanh nghiệp có quản trị công ty tốt. Nguồn: Khảo sát quan điểm các nhà đầu tư toàn cầu về quản trị công ty của McKinsey, 2002; được kiểm chứng thông qua phỏng vấn, 2005.
Được lấy từ tài liệu đào tạo về quản trị doanh nghiệp của Viện Thành viên Hội đồng quản trị Việt Nam.
Video đang HOT
NVDR là công cụ mới giúp doanh nghiệp huy động vốn
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (Non-voting Depository Receipts – NVDR) là một sáng kiến của Ủy ban Chứng khoán Thái Lan đưa ra năm 2000 sau một loạt nỗ lực tìm kiếm giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài.
NVDR được đón nhận rất tốt từ nhà đầu tư ngoại sau 6 tháng triển khai, góp phần nâng hạng thị trường chứng khoán Thái Lan từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Sơ đồ 1: Cơ chế giao dịch NVDR trên thị trường chứng khoán Thái Lan.
Tính đến 30/4/2019, giá trị giao dịch NVDR bình quân ngày chiếm khoảng 21% tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.
Cơ chế giao dịch NVDR tại thị trường chứng khoán Thái Lan được mô tả như Sơ đồ 1 (thông tin từ Hội thảo về phát triển thị trường vốn ngày 8/9/2019 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp tổ chức tại Hà Nội).
Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã nghiên cứu và bổ sung quy định về NVDR. Theo đó, NVDR được phát phát hành bởi cổ đông là tổ chức, tương ứng với cổ phần phổ thông được lưu ký làm tài sản cơ sở. Chứng chỉ này có đầy đủ lợi ích, quyền và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết (xem sơ đồ 2).
Sơ đồ 2: Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết theo dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Nếu các nội dung về NVDR trong dự thảo Luật được thông qua, thì kỳ vọng sẽ góp phần đa dạng hóa thêm sản phẩm giao dịch cho thị trường chứng khoán; đồng thời, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề hạn chế sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, có cơ hội lớn hơn trong thu hút vốn từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong trường hợp này, xét về quản lý nhà nước thì mục tiêu quản lý nhà nước vẫn được đảm bảo, nhưng doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn từ nhà đầu tư, mà nếu không có công cụ này thì doanh nghiệp không thể làm được.
Như vậy, trực tiếp và gián tiếp thì việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường vốn, giúp doanh nghiệp có cơ hội lớn hơn trong huy động nguồn vốn đầu tư, ngoài nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng truyền thống.
Tuy nhiên, luật pháp tạo lập môi trường, tạo lập cơ hội, còn việc tận dụng thành công cơ hội sẽ phụ thuộc vào chính doanh nghiệp, với nỗ lực khác nhau thì mức độ thành công của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau.
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 đã tạo ra nhiều tác động tích cực trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng; tăng 1,75 lần về số doanh nghiệp (74.842 doanh nghiệp) và 3,4 lần về vốn đăng ký (432.286 tỷ đồng) so với năm 2014.
Trước áp lực mạnh mẽ của Chính phủ về chủ động cải cách nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và bền vững, Luật Doanh nghiệp đang được rà soát để sửa đổi, bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu này của Chính phủ.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Sửa Luật Doanh nghiệp: Nan giải tìm tiếng nói chung cho quyền cổ đông
Tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) vừa qua, đại diện cho Ban soạn thảo, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhắc đi nhắc lại mục tiêu cốt lõi là cần đảm bảo cân bằng và dung hòa lợi ích của các nhóm cổ đông.
Cổ đông thiểu số vẫn khó
Với kỳ vọng gia tăng sự bảo vệ quyền của cổ đông thiểu số, nhiều ý kiến của các nhà đầu tư nhỏ lẻ và chuyên gia luật cho rằng, nên giảm tối đa yêu cầu về tỷ lệ cổ phần sở hữu đối với cổ đông trong thực hiện các quyền khởi kiện cũng như quyền được tiếp cận thông tin trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Tuy nhiên, bên cạnh đòi hỏi bảo vệ quyền cổ đông nhỏ, thì mục tiêu quan trọng đặt ra trong việc sửa đổi Luật là tránh khả năng bị lợi dụng để thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh và gây rối, phá hoại doanh nghiệp.
ồng tình với mức giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần được Ban soạn thảo đưa ra tại dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi mới nhất, ông ậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc giảm tỷ lệ nắm giữ từ 10% xuống còn 3% cổ phần để cổ đông có thể thực hiện quyền khởi kiện là phù hợp.
Xu hướng ngày càng phổ biến tại các quốc gia hiện nay là làm sao để nhà đầu tư bỏ ít vốn vào doanh nghiệp nhưng quyền lợi vẫn được bảo vệ ở mức cao.
Mặt khác, 1 - 3% là tỷ lệ không nhỏ đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ, do đó, ngay bản thân nhà đầu tư đều phải tính toán cẩn trọng để bảo vệ lợi ích của mình.
Dẫu vậy, ở góc nhìn của cổ đông thiểu số, dù đánh giá tích cực việc tiếp thu điều chỉnh của Ban soạn thảo, song ông Nguyễn Xuân Hồng, cổ đông Công ty cổ phần Container Việt Nam đề xuất, nên bỏ yêu cầu về tỷ lệ cổ phần sở hữu đối với cổ đông và nhóm cổ đông để được quyền khởi kiện hủy bỏ nghị quyết của đại hội đồng cổ đông trong trường hợp nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật và điều lệ công ty (iều 147) và thực hiện khởi kiện đối với thành viên hội đồng quản trị, lãnh đạo công ty (iều 161) tại dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi.
Trao đổi với phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán, ông Hồng cho rằng, việc giảm tỷ lệ sở hữu từ 10% xuống 3% đối với quyền kiện hủy nghị quyết đại hội đồng cổ đông trong dự thảo mới là một con số đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, đây chưa phải là giải pháp triệt để nhằm đạt mục tiêu đặt ra là "cởi trói" thực sự cho cổ đông nhỏ, giúp họ có đủ khả năng bảo vệ được quyền lợi của mình, cũng như góp tiếng nói bảo vệ tài sản cổ đông trước hành vi xâm hại, lợi dụng chiếm đoạt trong trường hợp hội đồng quản trị ra nghị quyết vi phạm pháp luật và điều lệ công ty, thậm chí trong một số trường hợp còn là chiếm đoạt tài sản và vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp.
"Việc tập hợp được đủ tỷ lệ sở hữu 3% vẫn rất khó khăn đối với cổ đông nhỏ, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp có quy mô vốn lớn lên tới hàng nghìn tỷ đồng, chẳng hạn ở nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa thì tỷ lệ này gần như là bất khả thi đối với cổ đông thiểu số. Trong trường hợp này, khi các thành viên hội đồng quản trị cấu kết, bắt tay nhau để chiếm đoạt tài sản cổ đông và vốn nhà nước, đẩy cổ đông nhỏ ra ngoài, thì gần như các cổ đông thiểu số khó có khả năng tập hợp đủ để khởi kiện", ông Hồng nói.
Theo quan điểm của các nhà đầu tư nhỏ, nên bỏ quy định về trần tỷ lệ sở hữu cổ phần để cổ đông có quyền khởi kiện.
Còn giải pháp cho bài toán tránh nguy cơ đối thủ hoặc cổ đông lợi dụng để gây rối, quấy phá công ty do việc kiện hủy nghị quyết là Luật có thể bổ sung chế tài phạt những cổ đông lợi dụng để kiện bừa.
Bên thua kiện ngoài việc chịu án phí còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của đơn khởi kiện, thậm chí phải chịu những hình phạt nặng để răn đe, cùng những đòi hỏi chứng minh chặt chẽ từ phía tòa án.
Về việc bỏ quy định sở hữu cổ phần liên tục trong vòng 6 tháng tại dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, nhiều ý kiến nhà đầu tư đánh giá cao, song cũng băn khoăn quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải tập hợp đủ tỷ lệ sở hữu 10% để có quyền đề cử người vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát, vì cổ đông thiểu số vẫn khó có tiếng nói trong hội đồng quản trị.
Cần đồng bộ khung pháp lý và thực thi
Liên quan vấn đề tiếp cận thông tin, ý kiến từ phía nhà đầu tư nhỏ lẻ cho rằng, dù Luật Doanh nghiệp sửa đổi có giảm quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần xuống 3% đối với cổ đông trong việc được tiếp cận thông tin trong hoạt động điều hành công ty, nhưng iều 57, Luật Chứng khoán vẫn giữ quy định về bảo mật, không cho phép cổ đông tiếp cận thông tin để lập thành nhóm khởi kiện, thì cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề, bởi sự thiếu đồng bộ giữa các luật.
Cụ thể, Luật Chứng khoán không cho phép được tiếp cận thông tin thì các cổ đông nhỏ không có cách nào có được thông tin về các cổ đông sở hữu tỷ lệ bao nhiêu cổ phần, cũng như các thông tin để liên lạc, nhằm tập hợp đủ số lượng cổ phần để thực hiện được quyền khởi kiện.
Theo ông Hồng, trong trường hợp Luật Chứng khoán sửa đổi không bỏ quy định bảo mật, thì Luật Doanh nghiệp cần bỏ yêu cầu nhóm cổ đông phải tập hợp đủ tỷ lệ nắm giữ 3% cổ phần mới được khởi kiện.
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật, luật sư Trần Thị Thanh Huyền, Văn phòng luật sư NhQuang & Cộng sự lưu ý, thường có khoảng cách không nhỏ giữa các quy định trong luật và việc thực hiện trên thực tế.
"Về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông, Ban soạn thảo có thể quy định tiêu chí sở hữu 3% hay 1%, thậm chí chỉ là 1 cổ phiếu thì cổ đông vẫn có quyền tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, đó là trên quy định. Việc cổ đông đó có thực sự tiếp cận được thông tin trên thực tế hay không mới là vấn đề đáng quan tâm đặt ra, mà người làm luật khó có thể nắm bắt hay quản lý được", bà Huyền nói và cho rằng, nếu không khắc phục được bất cập giữa khoảng cách chính sách và thực thi tại Luật Doanh nghiệp sửa đổi, thì mục tiêu bảo vệ quyền cổ đông đặt ra vẫn chưa thực sự đạt được.
Nan giải tìm tiếng nói chung
Thừa nhận những khó khăn và áp lực trong việc đạt được mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật ầu tư (sửa đổi) do Bộ Kế hoạch và ầu tư phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vừa tổ chức, đại diện cho Ban soạn thảo, ông Phan ức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhắc đi nhắc lại mục tiêu cốt lõi là cần đảm bảo cân bằng và dung hòa lợi ích của các nhóm cổ đông.
Theo ông Hiếu, hầu hết quan điểm thống nhất giảm thời gian sở hữu cổ phần, song đối với điều kiện để cổ đông thực hiện quyền thì giảm từ tỷ lệ sở hữu 10% xuống 3% vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
"Dự thảo đưa ra mức 3% vì theo quy định tại Luật Chứng khoán, 5% là cổ đông lớn. Mục tiêu là bảo vệ cổ đông nhỏ nên chọn 3%. Khảo sát các nước trên thế giới cho thấy, đa số chọn tỷ lệ 3%. Lo lắng người sở hữu 3% có khả năng quấy rối công ty, Ban soạn thảo đã tham vấn nhiều ý kiến chuyên gia và thực tế tham vấn cho thấy, để sở hữu 3%, cổ đông có thể cần hàng trăm tỷ đồng. Không ai có số vốn lớn như vậy lại đi quấy rối công ty của mình", đại diện CIEM nói.
Ông Hiếu cho biết, khảo sát 67 nước trong khu vực và trên thế giới, đa số nước sử dụng tỷ lệ 3%, cá biệt chỉ có một số nước Bắc Âu là 20%, nhưng họ có hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác. Tỷ lệ 3% là phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và phù hợp thông lệ quốc tế.
"Hiện nay, cổ đông có 10% cổ phần trở lên và sở hữu liên tục 6 tháng mới được đề nghị triệu tập họp đại hội đồng cổ đông. Như cổ đông mới tại Sabeco nắm cổ phần lớn, nhưng chưa đủ 6 tháng nên chưa thể triệu tập đại hội để tái cấu trúc doanh nghiệp. Lần sửa Luật này sẽ nới lỏng điều kiện, bãi bỏ thời gian sở hữu cổ phần và giảm yêu cầu tỷ lệ sở hữu, giúp khắc phục bất cập", ông Hiếu nhấn mạnh.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thúc đẩy hay làm tê liệt hộ kinh doanh? Các quy định về Hộ kinh doanh trong dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của chính hộ kinh doanh và bên có liên quan, thúc đẩy hộ kinh doanh phát huy hết tiềm năng và đóng góp tích cực hơn vào nền kinh tế hay tạo ra hàng loạt nguy cơ dẫn đến...