Sửa Luật Doanh nghiệp để môi trường đầu tư hấp dẫn hơn
Sáng nay, 26-5, tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Trong Tờ trình dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã liệt kê những hạn chế, bất cập của Luật Doanh nghiệp hiện hành đang gây khó khăn cho doanh nghiệp và làm mất sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Theo đó, hạn chế chủ yếu của Luật Doanh nghiệp hiện hành là thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí.
Đáng chú ý là vẫn còn có sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về thủ tục thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp, chuyển nhượng vốn, mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm trụ sở chính…
Bên cạnh đó, quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp chỉ áp dụng cho doanh nghiệp cùng loại đã không còn phù hợp với thực tế và đang hạn chế, cản trở việc thay đổi hoặc mở rộng kinh doanh theo cách thức sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp.
Video đang HOT
Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất của sửa đổi Luật doanh nghiệp là làm cho doanh nghiệp trở thành công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư
Việc giải thể doanh nghiệp cũng còn quá khó khăn, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan gây tốn kém và kéo dài trong giải thể doanh nghiệp…
Những bất cập nói trên đã và đang làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta luôn bị đánh giá ở mức không cao trong các bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Vì vậy, theo Bộ trưởng Vinh việc bổ sung, sửa đổi Luật nhằm khắc phục các khiếm khuyết trong nội dung các quy định có liên quan của Luật Doanh nghiệp 2005 là nhu cầu thực tiễn cần thiết.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất của sửa đổi Luật Doanh nghiệp là làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, qua đó tăng cường thu hút và huy động các nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất và kinh doanh.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, khi Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực sẽ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thông thoáng, minh bạch và công bằng hơn. Riêng về chất lượng môi trường kinh doanh, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam nếu áp dụng theo luật này dự báo sẽ tăng khoảng 50 bậc và sẽ xếp hạng khoảng 60/189 quốc gia.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số ý kiến trong Uỷ ban đề nghị cụ thể hóa những ngành, nghề cấm kinh doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo tinh thần của Hiến pháp về quyền của mọi người tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm và chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Để bảo đảm sự thống nhất và minh bạch, cần tập hợp để quy định thành những danh mục cụ thể kèm theo dự án Luật này trên cơ sở xem xét tính hợp lý và khả thi; đồng thời, quy định rõ hơn trong dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) nguyên tắc xác định các ngành, nghề cấm kinh doanh.
Theo ANTD
Vượt khó... khó vượt
Luật Doanh nghiệp ra đời đã được 7 năm, với rất nhiều thay đổi trong nền kinh tế nên ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, bất hợp lý, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc tách bạch hay phân định chức năng quản lý Nhà nước và quản lý chủ sở hữu Nhà nước càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của Luật Doanh nghiệp 2006, tạo ra thay đổi căn bản trong việc hoàn thiện khung pháp luật về môi trường kinh doanh, thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng, cân bằng, không phân biệt đối xử. Song bên cạnh những tác động tích cực, Luật Doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc. Đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thẳng thắn chỉ rõ, cơ quan đăng ký kinh doanh thường tỏ ra lúng túng khi giải quyết thủ tục đăng ký. Cơ quan này chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ được cấp khi có đủ 5 điều kiện theo Luật.
Trên thực tế, chưa có cách hiểu thống nhất giữa cơ quan đăng ký và doanh nghiệp cũng như các bên liên quan về khái niệm "hồ sơ hợp lệ". Hậu quả là chủ doanh nghiệp sẽ bị làm khó dễ như yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần hoặc nhiều nội dung rất "khó hiểu" theo yêu cầu của cơ quan đăng ký. Rốt cuộc, đây là chuyện "xin phép" thành lập doanh nghiệp chứ không phải là đăng ký thủ tục mà cơ quan công quyền phải phục vụ doanh nghiệp. Ngay cả trường hợp giải thể doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, rắc rối.
Có chủ doanh nghiệp phải thốt lên rằng, "muốn... chết mà cũng không được chết", bởi phải mất rất nhiều thời gian, công sức để hoàn thành thủ tục "báo tử". Vì vậy, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động cả năm nhưng không làm thủ tục giải thể. Thậm chí, hàng trăm chủ doanh nghiệp nước ngoài bỏ trốn về nước mà cơ quan quản lý Nhà nước cũng đành bó tay. Muốn giải thể, doanh nghiệp phải hoàn thành rất nhiều thủ tục rối rắm mà phải mất từ 6-9 tháng, nên cách nhanh nhất là "tự động" giải thể, vừa không mất thời gian lại không tốn chi phí. Cho đến nay, có tới 140 nghìn doanh nghiệp "chết lâm sàng" mà không dám giải thể an toàn. Khó khăn không chỉ "dành" cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, việc thoái vốn cũng là "bài toán" khó đối với doanh nghiệp đang cổ phần hóa. Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương, thoái vốn theo nguyên tắc thị trường nhưng phải bảo toàn vốn Nhà nước, chỉ thuận lợi cho người làm chính sách, nhưng lại làm khó cho doanh nghiệp. Tương tự, cách phân cấp doanh nghiệp theo quản lý của các bộ, ngành, bộ chủ quản là đi ngược lại cơ chế thị trường. Một người cùng một lúc không thể sắm hai vai, vừa quản lý Nhà nước, vừa quản lý kinh doanh.
Chính phủ đã và đang nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bản thân doanh nghiệp cũng phải tự cứu mình để vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức này. Tuy nhiên có những cái khó thuộc về cơ chế, chính sách mang tính hệ thống, dù cố mấy cũng không thể vượt qua.
Theo ANTD
Tổng Thống Hàn Quốc rơi lệ, xin lỗi nhân dân về vụ chìm phà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã rơi lệ khi xin lỗi nhân dân và nhận trách nhiệm về vụ chìm phà, vốn làm khoảng 300 người thiệt mạng và mất tích, trong bài phát biểu gây chú ý vào hôm nay 19/5. Vụ chìm phà Sewol đã khiến hơn 300 người chết và mất tích Bà Park Geun-hye cũng tuyên bố giải...