Sửa luật đất đai: Để người dân không bị thiệt thòi
Ngày 24-4, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ TN-MT đã lấy ý kiến các Đoàn ĐBQH trên toàn quốc về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều ĐBQH cho rằng, phải điều chỉnh cơ chế giá bồi thường để người dân không còn phải chịu thiệt khi bị thu hồi đất.
Nội dung được nhiều ĐBQH quan tâm là giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Theo bà Nguyễn Thanh Thúy, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Bình Định, giá bồi thường luôn thấp hơn giá thị trường nên dễ gây bức xúc cho người bị thu hồi đất. Bà nói: “Sửa luật phải rất lưu ý vấn đề này. Phải tính toán mọi yếu tố trong thu hồi đất để người dân không bị thiệt thòi…”.
ĐB Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng) kiến nghị, thu hồi đất phục vụ dự án kinh tế – xã hội nên áp dụng cơ chế chủ đầu tư tự thỏa thuận với dân về mức bồi thường. Chỉ có như vậy mới hạn chế được xung đột lợi ích giữa người bị thu hồi đất với chủ đầu tư.
Cũng liên quan tới tài chính đất đai, đại diện tỉnh Khánh Hòa cho rằng, linh hồn của Luật Đất đai là giá đất. Mọi tiêu cực, nhũng nhiễu, phiền hà, sách nhiễu… đều từ giá đất mà ra. Ông này kiến nghị: “Chỉ nên áp dụng cơ chế một giá đất. Nếu cứ tiếp tục cơ chế hai giá đất, không thể biết khi nào thì giá thị trường, khi nào áp giá Nhà nước.” Nhiều ý kiến cho rằng, phải có quy định về cơ quan định giá đất độc lập, không thuộc bộ máy Nhà nước, mới có thể đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Video đang HOT
Mang tới nghị trường nỗi bức xúc của người dân sống trong vùng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, Trưởng đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Thành Lập nói, Nhà nước phải có chính sách bảo vệ quyền lợi của người dân sống trong các khu vực đó. Ông thẳng thắn: “Nhiều khu nằm ỳ tới 30-40 năm, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân. Không được cấp “sổ đỏ”, xin sửa chữa cũng không được, không cải tạo, nâng cấp được nhà. Không thể để dân khổ như vậy, phải điều chỉnh chỗ này để đảm bảo quyền lợi người dân”.
Để ngăn chặn dự án “treo”, ông Huỳnh Thành Lập kiến nghị: “Bắt buộc các doanh nghiệp khi muốn xem xét được giao đất dự án phải ký quỹ, có ngân hàng bảo lãnh để chứng minh năng lực tài chính, hạn chế tới mức thấp nhất dự án “ôm” đất rồi bỏ hoang tràn lan, vừa khổ dân, vừa gây lãng phí lớn như hiện nay.” Cũng bức xúc với tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, ĐBQH Lê Trọng Sang (TP Hồ Chí Minh) lên tiếng: “Phải có cơ chế tài chính để xử lý vấn đề này. Tôi đồng tình đánh thuế lũy tiến dự án “treo”. Nếu sau 24 tháng bị đánh thuế mà dự án vẫn “treo” thì phải thu hồi ngay. Tất nhiên, nếu nhà đầu tư chứng minh được dự án chậm do lỗi của chính quyền thì sẽ không phải chịu thuế”.
Theo ANTD
Bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi)
Sáng nay 31.1, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế hoạch của Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối vớidự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Nguyễn Minh Quang cho biết, việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày hôm nay và kết thúc vào ngày 31.3.2013.
Theo ông Quang, dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) được đăng toàn văn trên các báo Nhân dân, Lao động, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trang thông tin điện tử của Bộ TN-MT, Tổng cục Quản lý đất đai, trang thông tin điện tử của HĐND và UBND các tỉnh, thành để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm hiểu và tham gia đóng góp ý kiến.
Việc lấy ý kiến, theo ông Quang, có thể thông qua nhiều hình thức, như góp ý trực tiếp bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm được tổ chức lấy ý kiến, trong đó, cá nhân gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản qua đường bưu điện thì thư không phải dán tem.
Các cá nhân, tổ chức, cơ quan góp ý kiến thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trang thông tin điện tử của Bộ TN-MT, Tổng cục Quản lý đất đai, trang thông tin điện tử của HĐND và UBND các tỉnh, thành phố.
"Chúng ta cũng có thể thu thập ý kiến đóng góp thông qua việc thảo luận tại các hội nghị, hội thảo theo khu vực và theo từng vùng", ông Quang nói.
Người đứng đầu Bộ TN-MT lưu ý, các ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và được nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc để hoàn thiện dự thảo luật. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành dân chủ, công khai, khoa học và đảm bảo tiến độ, chất lượng, thiết thực, tiết kiệm. Theo ông Quang, việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương và của các tổ chức.
Báo cáo kết quả đóng góp ý kiến về dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) của các cơ quan, tổ chức, UBND các tỉnh, thành phải gửi về Bộ TN-MT trước ngày 5.4.2013. Bộ TN-MT sẽ tổng hợp và báo cáo Chính phủ kết quả đóng góp ý kiến trước ngày 15.4.2013.
"Dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được hoàn thiện, dự kiến trình Chính phủ cho ý kiến vào cuối tháng 4.2013, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội trước ngày 10.5.2013", ông Quang cho biết.
Theo TNO
Lấy ý kiến nhân dân về dự luật đất đai sửa đổi Ngoài việc tổ chức hội nghị, thảo luận để lấy ý kiến ở các cấp từ trung ương tới địa phương, tổ chức, cá nhân có thể gửi góp ý về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chiều 14/12, Thường vụ Quốc hội nhất trí tổ chức lấy ý kiến người dân về dự thảo Luật...