Sửa Luật Chứng khoán: Tăng tính minh bạch của thị trường
Nhiều chuyên gia đánh giá, Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung một số quy định mới nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán (TTCK).
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo đóng góp ý kiến dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức ngày 7/11.
Làm rõ những bất cập
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, Luật Chứng khoán được ban hành năm 2006 và sửa đổi năm 2011 cùng một số văn bản hướng dẫn liên quan đã góp phần đưa TTCK Việt Nam ngày càng phát triển, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Đến 2018, số lượng công ty niêm yết tăng hơn 7 lần so với năm 2016, có hơn 1.537 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch, vốn hóa thị trường đạt hơn 3,8 triệu tỷ đồng, tương đương 77% GDP, so với mức 22% GDP của năm 2016.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, với quá trình phát triển của nền kinh tế và hoạt động TTCK đã phát sinh nhiều bất cập trong Luật Chứng khoán và nhu cầu cần thiết phải sửa đổi để phù hợp với tình hình mới, tạo ra khuôn khổ pháp lý và động lực cho TTCK phát triển bền vững và an toàn. Phó Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương thông tin, Luật Chứng khoán sửa đổi được xây dựng dựa trên 4 chủ trương căn bản. Thứ nhất, luật xây dựng dựa trên chỉ đạo của Đảng, phát triển TTCK trở thành kênh đầu tư huy động vốn dài hạn của nền kinh tế. Thứ hai, luật dự thảo xây dựng kế thừa những quy định Luật Chứng khoán từ năm 2006, bổ sung những nội dung phù hợp với thực tế thị trường và thông lệ quốc tế.
Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi gồm 10 chương, 137 điều. Theo UBCKNN, việc sửa đổi luật lần này bám sát các nguyên tắc chỉ đạo quan trọng: Kế thừa những quy định pháp luật về chứng khoán còn phù hợp với thực tế; sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa được điều chỉnh, quy định còn chưa rõ, bất cập; luật hóa một số quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật hiện hành đã ổn định và phù hợp với thực tế nhằm tạo hiệu lực pháp lý cao hơn; cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động chứng khoán và TTCK…
Luật Chứng khoán sửa đổi cũng sẽ đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật do Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán sửa đổi hướng tới 3 mục tiêu căn bản: Hoàn thiện thể chế, đáp ứng nhu cầu hội nhập, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước với TTCK, bảo đảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính tham gia thị trường.
Đại diện Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung, làm rõ các vấn đề còn bất cập trong Luật Chứng khoán hiện hành. Đồng thời luật hóa các nội dung đã được quy định tại các văn bản dưới luật nhằm tạo hiệu lực pháp lý cao hơn; bổ sung các điều luật trên cơ sở tham khảo các TTCK phát triển trong khu vực và thế giới nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
Tăng thẩm quyền thanh tra cho cơ quan quản lý
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) Nguyễn Thanh Kỳ, nhìn chung, Dự thảo đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra nhiều điểm mới tích cực. Trong đó, một số mục tiêu đã được đặt ra và giải quyết tương đối rõ nét. Dự thảo đã bổ sung một số quy định mới nhằm mục đích nâng cao tính minh bạch của TTCK. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến quy định về tăng một số thẩm quyền cho Thanh tra UBCKNN như thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ tổ chức tín dụng, DN viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho Thanh tra UBCKNN thực thi quyền hạn của mình trong xử lý các vi phạm trên thị trường, giúp thị trường hoạt động minh bạch hơn.
Bên cạnh đó, quy định về tách Giấy phép hoạt động với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty chứng khoán cũng là một bước tiến quan trọng. Theo VASB, điều này giúp cho UBCKNN có thể thực thi các chế tài như đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép, thu hồi Giấy phép… Tránh được tình trạng không thể xử lý dứt điểm các thành viên thị trường vi phạm do bị vướng các quy định liên quan đến thủ tục giải thể, phá sản DN, giúp thanh lọc các thành viên tham gia thị trường.
Tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, quy định về tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi cho công chúng. Đây là quy định mới được kỳ vọng sẽ đem lại những thông tin có chất lượng hơn trong Báo cáo tài chính của các công ty đại chúng và niêm yết, giúp nhà đầu tư có thông tin rõ ràng, minh bạch trước khi quyết định đầu tư.
Video đang HOT
“Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi cần làm rõ các quy định về chào bán chứng khoán, khái niệm về lãnh thổ. Bởi trong thời đại toàn cầu hóa, các giao dịch tài chính, chứng khoán có thể diễn ra xuyên biên giới. Ví dụ một tổ chức phát hành ở nước ngoài có thể thực hiện chào bán chứng khoán cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà không cần hiện diện tại Việt Nam. Trong trường hợp này có rủi ro là việc chào bán chứng khoán xuyên biên giới bị lọt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.” – Đại diện Công ty Chứng khoán VNDirect
Theo kinhtedothi.vn
Tối thiểu 20% vốn do 100 nhà đầu tư nắm giữ: Thu hẹp phạm vi công ty đại chúng?
Quy định về tính đại chúng trong tiêu chí xác định công ty đại chúng và đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đang thu hẹp phạm vi và có thấy gây khó cho doanh nghiệp.
Nhà đầu tư lo ngại thu hẹp phạm vi công ty đại chúng
Dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) đang trong giai đoạn được xây dựng, với nhiều điểm thay đổi hướng đến mục tiêu nâng cao tính minh bạch, thu hút nhiều hơn sự tham gia của các nhà đầu tư vào thị trường. Một trong điểm mới dự kiến của Luật Chứng khoán sửa đổi là quy định các tiêu chí để trở thành công ty công ty đại chúng về quy mô vốn và mức độ đại chúng hóa. Nhiều nhà đầu tư cho rằng định nghĩa mới về công ty đại chúng sẽ thu hẹp đối tượng DN bị xếp vào diện công ty đại chúng.
Theo quy định tại Điều 25, Văn bản hợp nhất Luật chứng khoán 2013, công ty cổ phần sẽ là công ty đại chúng trong ba trường hợp: đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc có ít nhất 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên.
Trong khi, theo dự thảo Luật Chứng khoán mới, công ty đại chúng là công ty cổ phần trong trường hợp công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng và có tối thiểu 20% vốn điều lệ đã góp do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông sở hữu từ 1% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết nắm giữ. Trường hợp thứ 2 là công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ở trường loại trừ không tính những nhà đầu tư lớn sở hữu từ 1% trở lên thì nhiều doanh nghiệp trong đó là đại đa số DNNN sau khi IPO sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn là có tối thiểu 100 nhà đầu tư sở hữu 20% vốn. Ngoài ra, nhiều trường hợp DNNN khi cổ phần hóa đã có tỷ lệ chào bán đấu giá công khai trong Phương án cổ phần hóa nhỏ hơn 20%.
Tiêu chí này khiến thị trường hình dung đến điều kiện niêm yết cổ phiếu mà các Sở giao dịch chứng khoán (HOSE và HNX). Quy định về tính đại chúng của các Sở GDCK cũng chỉ xét số lượng cổ đông không phải cổ đông lớn (sở hữu 5%).
Với quy định trên , một số doanh nghiệp lớn đã niêm yết trên sàn như GAS, Habeco, Sabeco, Vietinbank, BIDV... cũng không đáp ứng được. Tại Sabeco thì 2 cổ đông lớn chiếm 89,5% và cổ đông còn lại chỉ chiếm 10,5% hay như ở VietinBank thì 4 cổ đông lớn chiếm 92%, còn các cổ đông nhỏ chỉ chiếm 8%.
Nếu áp dụng theo luật mới, các doanh nghiệp trên có thể sẽ phải nộp hồ sơ hủy công ty đại chúng theo quy định tại Điều 38 Dự thảo. Hủy tư cách công ty đại chúng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó không cần thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và các nghĩa vụ khác của công ty đại chúng. Đây là vấn đề mà giới đầu tư lo ngại.
Theo ý kiến của nhà đầu tư, tiêu chuẩn công ty đại chúng của Việt Nam thậm chí còn cao hơn Singapore, Hong Kong (có tối thiểu 50 cổ đông). Thông lệ một số nước cũng như quy định trước đây thì doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra công chúng đã là công ty đại chúng
Trường hợp thứ hai trở thành công ty đại chúng là các công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nhưng Điều 13 Luật Chứng khoán sửa đổi cũng loại trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần của DNNN, công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100% vốn. Điều này cũng đặt dấu hỏi cho các nhà đầu tư.
Nghị định 126 về chuyển công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần cũng chỉ yêu cầu doanh nghiệp cổ phần hóa sau đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng phải hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom mà không nhắc đến việc DNNN sau cổ phần hóa có trở thành công ty đại chúng hay không.
Quy định về tính đại chúng trong đợt IPO, doanh nghiệp kêu khó
Bên cạnh tiêu chuẩn cho công ty đại chúng, yêu cầu về tính đại chúng cũng được áp dụng cho việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Khoản 1 Điều 12 dự thảo Luật Chứng khoán mới quy định trong chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tối thiểu 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất một trăm 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông sở hữu từ một phần trăm 1% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành. Tỷ lệ trên giảm tương ứng với quy mô vốn: 15% với tổ chức phát hành có vốn điều lệ 100 tỷ đồng và 10% với tổ chức phát hành có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Tại hội thảo Đóng góp ý kiến dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi), VietinBank cho rằng quy định trên có thể gây khó khăn cho DN trong việc chào bán cổ phiếu. Đại diện VietinBank cũng nhắc lại quy định chào bán chứng khoán ra công chúng là bán cho số lượng nhà đầu tư không xác định.
Phía Petrolimex cũng đề xuất xem xét lại việc quy định này. Theo quan điểm của doanh nghiệp này, quy định tối thiểu 20% vốn điều lệ phải được bán cho ít nhất 100 NĐT không phải là cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ đang áp kết quả bán (thực hiện xong) vào điều kiện bán (trước khi được chào bán).
Đưa ra những điểm góp ý với mong muốn Luật sát với thực tế và đưa vào cuộc sống, ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ, cho rằng quy định chào bán tối thiểu 20% vốn phải do 100 NĐT sở hữu dưới 1% vốn nắm giữ sẽ khiến việc huy động vốn của doanh nghiệp dễ thất bại.
Theo luật mới nếu không đảm bảo điều kiện này thì đợt phát hành sẽ xem như không thành công và bị hủy bỏ. Nhiều doanh nghiệp niêm yết và đại chúng sẽ không đáp ứng được được yêu cầu huy động vốn, dẫn đến việc không đủ tiêu chuẩn niêm yết. "Đây là một quy định phải hết sức cân nhắc", ông Bằng nhấn mạnh.
Điều 12. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
1. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần bao gồm:
a) Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ ba mươi (30) tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
d) Tối thiểu 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông sở hữu từ 1% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 15% vốn điều lệ của tổ chức phát hành; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
đ) Cổ đông lớn công ty phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán;
e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng chưa được xóa án tích;
g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
h) Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán.
Ngọc Linh
Theo ndh.vn
Đề xuất chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ. Ảnh minh họa Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, chưa có quy định về chế độ tài chính đối với...