Sửa Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức cần thể chế hóa Nghị quyết 19-NQ/TW
Theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 19 thì không nên loại trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục chung trong Khoản 3 Điều 9 Dự thảo Luật viên chức.
LTS: Quốc hội đang bàn bạc Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trước một số nội dung của dự thảo này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Quang – Phó trưởng phòng tổ chức hành chính, trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Trân trọng gửi tới độc giả cuộc trao đổi này.
Phóng viên: Quốc hội đang sửa Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức, là một cơ sở giáo dục đại học tự chủ toàn diện, trường Đại học Tôn Đức Thắng có gặp khó khăn vướng mắc gì trong vấn đề tổ chức, nhân sự, bổ nhiệm, sử dụng lao động hay thuê chuyên gia do rào cản từ 2 luật này không?
Ông Nguyễn Minh Quang: Đối với hai văn bản Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành đang còn hiệu lực hiện nay, Nhà trường thực sự cũng gặp một số vướng mắc trong thực thi.
Ví dụ:
- Theo pháp luật và văn bản hiện hành thì tất cả nhân sự làm việc tại các đại học công lập tự chủ chi thường xuyên nói chung và Trường đại học Tôn Đức Thắng nói riêng đều là viên chức.
Tuy nhiên, do có một số điều khoản qui định chưa rõ, dẫn đến việc các cơ quan chức năng đã và đang hiểu và áp dụng chưa thống nhất trong phân định công chức hay viên chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu (tức là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng).
Từ đó, gây ra những trở ngại nhất định trong công tác quản lý nhân sự này. Cụ thể:
Thứ nhất, Điêu 4 Luât Can bô, công chưc năm 2008 đinh nghia can bô, công chưc có nội dung “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.
Đối với Nhà trường, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì hiển nhiên là viên chức. Nhưng một số cơ quan quản lý cứ cho rằng Ban giám hiệu là công chức do được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, trong Khoản 5 Điêu 11 Nghi đinh 06/2010/NĐ-CP qui định “Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước”; cũng đã không nêu rõ loại hình đơn vị sự nghiệp công lập nên dẫn đến các cách hiểu khác nhau như đã nói trên.
Những điều như vậy kéo theo việc quản lý, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ lãnh đạo trường đại học tự chủ; về độ tuổi, nhiệm kỳ…cứ mặc nhiên bị cơ quan chủ quản áp dụng như đối với công chức suốt nhiều năm qua; rất không phù hợp với thực tiễn của một đơn vị tự chủ toàn diện về cả chi đầu tư và chi thường xuyên.
Thực tế tùy tiện này kìm hãm sự phát triển, hội nhập quốc tế, và duy trì những người giỏi làm việc trong những cơ sở giáo dục đại học tự chủ; hạn chế những người có năng lực quản trị và có thể cống hiến hiệu quả cho trường đại học.
Trong thực tế, ở một số nước khác, Hiệu trưởng giữ chức vụ quản lý đến 70 tuổi, không hạn chế nhiệm kỳ, miễn là được Hội đồng trường tín nhiệm và bỏ phiếu bổ nhiệm.
Cách quản lý như công chức từ khâu qui hoạch đến khâu bổ nhiệm và tư duy nhiệm kỳ khiến không Hiệu trưởng nào muốn suy nghĩ, đầu tư và làm việc hết mình cho những mục tiêu lâu dài (thí dụ đưa trường vào TOP 1.000, 500 của thế giới) vì những mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực làm việc vài ba mươi năm, huy động nhiều ngàn tỷ đồng Việt Nam trở lên…
Khởi xướng một việc như vậy mà không có thời gian bám theo cho đến kết quả, không có gì bảo đảm người kế tục mình sẽ thực hiện tiếp mục tiêu, hay chỉ muốn an thân và bãi bỏ… thì chẳng ai muốn làm.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Quang. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Thứ ba, qui định phải ký hợp đồng không xác định thời hạn đối với viên chức sau một số lần nhất định ký hợp đồng xác định thời hạn; đã làm cho một bộ phận không nhỏ viên chức triệt tiêu ý chí phấn đấu, an phận với vị trí hiện tại; tạo ra một lớp viên chức chỉ chăm chăm làm cho xong việc, không cần phải sáng tạo hay cải thiện chất lượng công việc.
Sự phát triển hay không của đơn vị không phải là mối bận tâm của họ do họ đã yên tâm với công việc đang có cho đến hết đời.
Đơn vị sử dụng viên chức sẽ khó xử lý hay làm gì được ngay cả khi họ có sai phạm (do thủ tục xử lý kỷ luật phải qua nhiều bước, rất mất thời gian và phức tạp) hay chỉ làm vừa đủ hoàn thành công việc năm này qua năm khác.
Đồng thời đơn vị sử dụng viên chức cũng sẽ khó xử lý khi nhận thấy viên chức không còn phù hợp với công việc hiện tại.
Hệ lụy tất yếu là đơn vị đó không thể phát triển chứ chưa nói khả năng sẽ đi xuống.Hệ quả là cả những người tích cực họ cũng nản vì khi so sánh; họ nhận thấy chẳng cần cố gắng hơn để làm gì vì có làm giỏi thì kết quả cũng được đối xử như những người là kém.
Trong vấn đề này, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương 6 đã cởi trói khi chỉ đạo “chuyển viên chức hợp đồng không xác định thời hạn thành viên chức hợp đồng có thời hạn”. Đây là một cuộc cách mạng đúng đắn mà việc làm Luật cần phải tiếp thu.
Thứ tư, việc tuyển dụng chuyên gia ( đặc biệt là người nước ngoài) không thuộc phạm vi điều chỉnh của hai Luật này đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ ( trong khi công việc của họ cũng thực hiện như viên chức trong nước) cũng tạo ra chồng chéo nhất định khi phải áp dụng nhiều văn bản luật trong cùng một công việc.
Chưa kể đến các thủ tục hành chính đi theo cũng đang kìm hãm sự tuyển dụng tầng lớp trí thức này ( như phải xác nhận kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực liên quan, giấy khám sức khỏe,…), tầng lớp mà có thể giúp cho các cơ sở giáo dục đại học nói riêng phát triển, hòa nhập với thế giới một cách nhanh chóng.
Những khó khăn ở 2 ý đầu trên đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ nhận ra, có sự điều chỉnh trong Dự thảo luật mới là điều đáng mừng cho sự phát triển của xã hội nói chung và cho các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ nói riêng, trong đó có các cơ sở giáo dục đại học.
Trường có đề xuất, kiến nghị hay góp ý gì về việc sửa đổi 2 luật này để đảm bảo cơ chế tự chủ thực sự thông thoáng và đi vào cuộc sống?
Ông Nguyễn Minh Quang: Nghi quyêt 19-NQ/TW cua Hôi nghi lân thư sau Ban châp hanh Trung ương Khoa XII ngay 25 thang 10 năm 2017 vê tiêp tuc đôi mơi hê thông tô chưc va quan ly nâng cao chât lương va hiêu qua hoat đông cua cac đơn vi sư nghiêp công lâp đã chỉ đạo nhưng vân đê mang tinh cách mạng như sau:
Thư nhât, Ban châp hanh Trung ương Đang nêu ro cac quan điêm chi đao trong đôi mơi hê thông tô chưc, quan ly cua cac đơn vi sư nghiêp công lâp, trong đo co cac nguyên tăc:
“a. Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị.
b. Nhà nước chăm lo, bảo đảm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công cho mọi tầng lớp nhân dân trên cơ sở giữ vững, phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ đạo, vị trí then chốt, bản chất tốt đẹp, ưu việt, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận của các đơn vị sự nghiệp công lập.
d. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, phát huy vai trò giám sát của người dân trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập”.c. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong quá trình đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với đổi mới hệ thống chính trị và cải cách hành chính, đồng thời có lộ trình và bước đi phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Thư hai, vê muc tiêu, Nghi quyêt nêu ro nhưng muc tiêu tông quat va muc tiêu cu thê cho tưng giai đoan, trong đo:
- Muc tiêu tông quat: “Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.
Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức.
Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công“.
- Trong cac muc tiêu cu thê tinh đên 2021, muc tiêu “ Cơ bản hoàn thành việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập” la cơ ban va la muc tiêu hang đâu đươc Nghi quyêt 19 – NQ/TW đăt ra.
Do đó, ban hành Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có liên quan phù hợp với tinh thần Nghị quyết 19 và có sự liên thông với nhau là yếu tố quan trọng, góp phần cho sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Việc định nghĩa, xác định lại đối tượng công chức, viên chức cụ thể như trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật công chức, viên chức (Lần 5) sẽ là điều đúng đắn.
Tuy nhiên, trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật viên chức, tôi thấy có một số vấn đề cần làm rõ hơn; cụ thể:
Một là, đối với việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 “Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp; việc chuyển đổi đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp, trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực y tế và giáo dục; chế độ quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc bảo đảm tinh gọn, hiệu quả”;
Chúng tôi cho rằng không nên loại trừ đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục chung, vì như vậy là chưa phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 19 đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên và chi đầu tư.
Nghị quyết 19 nêu “Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản trị doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng, hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; bí thư đảng uỷ kiêm chủ tịch hội đồng trường”; có nghĩa là áp dụng mô hình quản trị như mô hình quản trị doanh nghiệp (về tổ chức, nhân sự, tài chính, đầu tư,…) chứ không phải là chuyển đơn vị thành doanh nghiệp.
Dự thảo cần viết cụ thể và đầy đủ như vậy thì mới gỡ được nút thắt quan trọng cho các trường đại học tự chủ.
Hai là, Điểm a Khoản 2 Điều 25 cần phải sửa thành “Viên chức đã ký kết hơp đông lam viêc không xác định thời hạn trước ngày 01/7/2020″ để được rõ nghĩa và việc vận dụng được hiểu đúng.
Tuy nhiên, vẫn nên có điều khoản mở cho phép đơn vị sử dụng viên chức được thương lượng lại việc ký hợp đồng có thời hạn đối với những đối tượng này; để tránh tình trạng sẽ tồn tại những tiêu cực của các viên chức này như đã nói ở trên.
Ba là, sau khi Luật có hiệu lực, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành; trong đó chú trọng việc phân quyền, phân cấp quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy hoạch, kỷ luật, nghỉ hưu,… viên chức sao cho đồng nhất.
Quan trọng là sự đồng nhất với quyền tự chủ đối của các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư như được được chỉ đạo bởi Nghị quyết 19.
Cụ thể là đối với các trường đại học tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư, thì công tác qui hoạch, qui trình lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và số nhiệm kỳ của Lãnh đạo nhà trường phải giao hẳn các quyền này về cho Hội đồng trường.
Bốn là, đối với hình thức kỷ luật viên chức, nên để thêm một số loại hình trung gian (như nhăc nhở, phê bình, nghiêm khắc phê bình,…), nhằm tránh tình trạng để mức cao thì có trường hợp chưa tới mức ấy để xử; mà mức thấp hơn và phù hợp thì không có.
Hoặc có thể giao thêm quyền xác định hình thức kỷ luật khác (ngoài qui định của Luật) cho cơ quan có quyền lực cao nhất của một đơn vị sự nghiệp công lập (Hội đồng trường của trường đại học).
Trân trọng cảm ơn ông!
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Sẽ cắt quyền lợi vật chất với quan chức nghỉ hưu bị kỷ luật xóa chức vụ
Cán bộ vi phạm ngoài việc bị xóa tư cách chức vụ còn phải chịu hệ quả kèm theo, như cắt một số quyền lợi về vật chất mà người đó được hưởng.
Sáng 24/10, tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Giữ quy định về hình thức kỷ luật "giáng chức"
Về hình thức kỷ luật cán bộ, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ hình thức kỷ luật "giáng chức" như quy định hiện hành. Một số ý kiến tán thành bỏ hình thức kỷ luật "giáng chức".
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo tại hội trường.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đây là quy định của Luật hiện hành đã được áp dụng khi xử lý kỷ luật công chức trong thời gian qua. Việc quy định này vừa có tính răn đe vừa phù hợp với tính chất và mức độ vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức.
Thực tế cho thấy có trường hợp vi phạm pháp luật, công chức đã bị giáng chức từ giám đốc xuống phó giám đốc, từ trưởng phòng xuống phó trưởng phòng hoặc trong lực lượng vũ trang, việc kỷ luật hạ cấp bậc quân hàm đối với người đang có chức vụ đều có gắn với giáng chức hoặc cách chức.
Trong thời gian tới khi thực hiện chế độ tiền lương mới gắn với việc thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, thì việc áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức (có thể bị giáng chức xuống một hoặc nhiều bậc theo đó bị hạ lương) càng mang tính răn đe cao. Do đó xin được giữ quy định về hình thức kỷ luật "giáng chức" trong Luật như đa số ý kiến đại biểu Quốc hội.
Cắt quyền lợi của cán bộ bị kỷ luật
Về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng đề nghị quy định rõ trong Luật hình thức kỷ luật phải đi kèm theo hệ quả pháp lý nhất định về vật chất, tinh thần mà người bị xử lý kỷ luật phải chịu.
Một số ý kiến đề nghị trong Luật chỉ quy định nguyên tắc và giao Chính phủ quy định cụ thể cả về hình thức kỷ luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một chủ trương lớn cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.
"Do đó, xin được quy định trong Luật nguyên tắc chung trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu; quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm) và giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hệ quả của hình thức xử lý kỷ luật bảo đảm tính khả thi, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện" - ông Nguyễn Khắc Định cho biết.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, trong dự thảo Luật cũng đã bổ sung nguyên tắc gắn hình thức xử lý kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết. Theo đó đối với từng hình thức xử lý kỷ luật "cảnh cáo", "khiển trách", "xóa tư cách chức vụ" thì cán bộ, công chức còn phải chịu hệ quả kèm theo, như cắt một số quyền lợi về vật chất mà người đó được hưởng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết thêm, có ý kiến cho rằng cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu không còn là cán bộ, công chức nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Có ý kiến đề nghị tách quy định về nội dung này thành một điều riêng bảo đảm việc áp dụng các hình thức kỷ luật được minh bạch và thống nhất.
Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, thực tiễn một số luật hiện hành cũng có những quy định điều chỉnh đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.
Trong dự thảo Luật, tuy là xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng hành vi vi phạm bị xử lý là hành vi xảy ra trong thời gian người đó đang còn công tác (đang là cán bộ, công chức) và vẫn còn trong thời hiệu xử lý theo quy định. Do đó, việc quy định về vấn đề này trong Luật Cán bộ, công chức theo hướng áp dụng quy định của Luật Cán bộ, công chức đối với đối tượng khác (cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu) là phù hợp./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Còn quan điểm trái chiều về hình thức kỷ luật giáng chức Chiều 10/6, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về việc nên giữ hay bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với cán bộ, công chức. Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức chiều 10/6,...