Sửa khái niệm Doanh nghiệp Nhà Nước: Hoạt động đấu thầu chịu tác động thế nào?
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Doanh nghiệp 2020 là khái niệm doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được mở rộng.
Dù số lượng dự án của doanh nghiệp nhà nước chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu tăng lên nhưng nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đã thường xuyên lựa chọn áp dụng Luật Đấu thầu nên không có nhiều tác động. Ảnh: Nguyễn Thế Anh
Với việc sửa đổi này, chuyên gia cho rằng, khi Luật có hiệu lực (ngày 1/1/2021), số lượng dự án, gói thầu của DNNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu sẽ tăng lên. Điều này sẽ tác động ra sao tới hoạt động đấu thầu tại các DNNN?
Tăng số lượng dự án, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh
Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, DNNN được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong khi đó, Khoản 8 Điều 4 Luật DN 2014 quy định: “DNNN là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.
Việc sửa khái niệm DNNN tại Luật DN 2020, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển DN thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật được mở rộng hơn so với Luật DN 2014. Điều này có nghĩa là, trong thời gian tới, số lượng DNNN sẽ tăng lên, bởi vì bên cạnh DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì còn có DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Theo Sách Trắng năm 2020 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, đến cuối năm 2018, khu vực DNNN có 2.260 DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, trong đó có 1.097 DN 100% vốn nhà nước, số còn lại là 1.163 DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước lớn hơn 50%.
Với việc mở rộng khái niệm DNNN như quy định của Luật DN 2020, ông Trung khẳng định, điều này sẽ tác động tới hoạt động mua sắm, đầu tư của các DNNN. Lý do là, các dự án đầu tư phát triển của DNNN và dự án đầu tư phát triển có sử dụng vốn của DNNN từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 3 Luật Đấu thầu còn quy định, trường hợp lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phí tư vấn để đảm bảo tính liên tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN… thì DN phải ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong DN trên cơ sở bảo đảm mục tiêu công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Video đang HOT
“Như vậy, có nghĩa là trong thời gian tới, khi Luật DN 2020 có hiệu lực, số lượng dự án, gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu sẽ tăng lên”, ông Trung nhận định.
Tăng tính minh bạch, công khai
Với khái niệm DNNN quy định tại Luật DN 2020, một chuyên gia về đấu thầu cho rằng, số lượng dự án của DNNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu sẽ mở rộng, nhưng có thể không tác động lớn tới hoạt động đấu thầu của các DN. Lý do là, lâu nay, nhiều DN do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết vẫn lựa chọn áp dụng Luật Đấu thầu để thực hiện các hoạt động đầu tư, mua sắm.
Lý giải cụ thể hơn, theo chuyên gia này, về cơ bản, khái niệm DNNN tại Luật DN 2020 sử dụng lại khái niệm DNNN đã được quy định tại Luật DN năm 2005 (DNNN là DN trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ). Khi Luật Đấu thầu 2013 được ban hành, các DN do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đã chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Sau đó, tuy Luật DN 2014 thu hẹp đối tượng được coi là DNNN (chỉ những DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) thì nhiều DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vẫn lựa chọn áp dụng Luật Đấu thầu. “Theo đó, đánh giá về tác động chính sách khi sửa lại khái niệm DNNN như quy định Luật DN 2020 là không lớn tới các DN này”, chuyên gia bày tỏ.
Một chuyên gia đấu thầu trong trong ngành điện cũng nhận định, hầu như việc sửa khái niệm DNNN nêu trên không ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu của DN bởi 2 lý do. Một là, vì bản thân hệ thống đấu thầu của Việt Nam hiện đã khá tiên tiến, đặc biệt, công cụ đấu thầu qua mạng phát triển rất nhanh nên không chỉ khu vực nhà nước áp dụng mà khu vực tư nhân cũng tích cực lựa chọn áp dụng. Hai là, việc các dự án, gói thầu đã sử dụng vốn nhà nước thì phải đấu thầu đã trở nên phổ biến để nâng cao tính công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đây là xu thế chung. “Do vậy, việc sửa lại khái niệm DNNN như Luật DN 2020 là tốt, góp phần vào việc tăng tính công khai, minh bạch hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước”, vị chuyên gia chia sẻ.
Luật Doanh nghiệp 2020 mở rộng cửa cho thị trường vốn
Thực tiễn hoạt động kinh doanh những năm qua ở Việt Nam cho thấy vấn đề quản trị công ty đã trở nên đáng báo động cả về nhận thức, thực tiễn và hậu quả mà nó đang diễn ra.
Luật Doanh nghiệp 2020 vừa được Quốc hội thông qua với nhiều thay đổi về khuôn khổ quản trị công ty cũng như tăng khả năng bảo vệ quyền cổ đông và nhà đầu tư, qua đó tăng năng lực cạnh tranh và huy động vốn của doanh nghiệp.
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, ông Phan ức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chỉ rõ 5 điểm cải cách quan trọng nhất của Luật Doanh nghiệp 2020 góp phần tác động tích cực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư.
Trong đó, những thay đổi của khung pháp lý về quản trị công ty có ý nghĩa rất lớn, giúp nâng cao mức độ bảo vệ cổ đông, qua đó đóng góp quan trọng làm cho doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh an toàn và nhờ vậy, thúc đẩy và huy vốn động đầu tư.
Những vụ việc tranh chấp nội bộ trong ngành cà phê, hay một số vụ án trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính thời gian gần đây đều có nguyên nhân rất lớn từ quản trị doanh nghiệp yếu kém.
Thiếu một khung khổ quản trị tốt trong doanh nghiệp đã làm cho mâu thuẫn trong gia đình trở thành tranh chấp trong doanh nghiệp, tranh chấp giữa các doanh nghiệp.
Quản trị công ty yếu kém dẫn đến không kiểm soát được xung đột lợi ích, một cổ đông lớn chi phối toàn bộ hoạt động của công ty và bộ máy quản trị, quản lý bị vô hiệu; cổ đông nhỏ bị lạm dụng và chiếm đoạt lợi ích. Những điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp.
Theo ông Hiếu, một số thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2020 hướng trực tiếp tới thúc đẩy quản trị doanh nghiệp.
Tác động của Luật Doanh nghiệp ở nội dung này được kỳ vọng là điểm đột phá, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần xây dựng lực lượng doanh nghiệp lớn mạnh về chất thông qua những sửa đổi khung khổ pháp lý theo chuẩn mực quốc tế tốt nhất về quản trị.
Cụ thể, Luật mở rộng mức độ và phạm vi quyền của cổ đông nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cổ đông bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình; hạn chế người quản lý hoặc cổ đông lớn lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty và cổ đông nhỏ. ồng thời, bổ sung các quy định về quản trị công ty cổ phần theo thông lệ quốc tế.
"Quản trị tốt sẽ nâng mức độ an toàn và gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp rộng cửa huy động vốn một cách thuận lợi, do đó, nhìn tổng thể thì đây còn là bước tiến góp phần phát triển thị trường vốn Việt Nam", ông Hiếu lý giải.
Một trong những công cụ rất đáng quan tâm được chính thức hóa tại Luật Doanh nghiệp 2020 sau nhiều tranh cãi về tính khả thi cũng như sự cần thiết trong việc thúc đẩy phát triển thị trường vốn, đó là Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết NVDR.
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR Việt Nam) theo Luật Doanh nghiệp.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, NVDR được phát hành tại Việt Nam bởi cổ đông là tổ chức phát hành NVDR tương ứng với cổ phần phổ thông được lưu ký làm tài sản cơ sở.
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có đầy đủ lợi ích, quyền và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
Theo ông Hiếu việc bổ sung quy định về NVDR được kỳ vọng sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm giao dịch cho TTCK; đồng thời, giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề hạn chế sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, có cơ hội lớn hơn trong thu hút vốn từ nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài.
"Trong trường hợp này, mục tiêu quản lý nhà nước vẫn được đảm bảo, nhưng doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn từ nhà đầu tư bằng NVDR", ông Hiếu cho biết.
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp 2020 còn có các nội dung quy định về chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần, thay vì chỉ được chuyển đổi thành công ty TNHH như quy định hiện hành.
Nội dung này tương thích với Luật Cạnh tranh 2018. Như vậy, xét cả trực tiếp và gián tiếp thì Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ có tác động rất lớn đến phát triển thị trường vốn, giúp doanh nghiệp cơ hội lớn hơn trong huy động nguồn vốn đầu tư ngoài nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng truyền thống.
"Tuy nhiên, việc hoàn thiện và thực thi luật pháp chỉ hướng tới tạo lập môi trường, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp. Việc tận dụng thành công cơ hội sẽ phụ thuộc phần lớn, nếu không nói chủ yếu, vào chính doanh nghiệp: các doanh nghiệp có nhận thức và nỗ lực tích cực thì sẽ có nhiều điều kiện để thành công lớn hơn và/hoặc nhanh hơn", ông Hiếu nhấn mạnh.
Quốc hội thảo luận về đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất lựa chọn loại ý kiến thứ hai "đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp." Các hộ kinh doanh ở thành phố Lào Cai. Ảnh minh họa. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN) Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá...