Sửa đổi trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND tỉnh: Thuận lợi cho trường đại học
Theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2018/NĐ-CP Bộ GD&ĐT công bố xin ý kiến rộng rãi, trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục đại học của UBND cấp tỉnh được mở rộng.
Trường Đại học Bình Dương giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Ảnh minh họa
Nhiều ý kiến cho rằng, sửa đổi này là hợp lý, thuận lợi hơn cho cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn.
Phù hợp với quy định trong Luật và thực tiễn
Thực hiện Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục.
Theo ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT), nội dung sửa đổi, bổ sung đáng chú ý nhất liên quan đến trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh. Cụ thể, Khoản 7, Điều 6 của Nghị định 127 năm 2018 quy định, một trong những trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh là “Quản lý các trường ĐH công lập trực thuộc tỉnh, các trường đại học tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật”.
Trong khi đó, theo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm “Thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ đối với các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc tỉnh; các cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc các bộ, ngành khác; cơ sở giáo dục ĐH tư thục, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục đặt trụ sở trên địa bàn theo quy định của pháp luật”.
Khẳng định quy định trong dự thảo là phù hợp, ông Đặng Tự Ân lý giải: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh được mở rộng nhằm đáp ứng quy định trong Luật Giáo dục 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; đồng thời cũng phù hợp với thực tiễn giáo dục. Chẳng hạn quản lý Nhà nước các “cơ sở giáo dục nghề nghiệp” trên địa bàn tỉnh, vốn thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, nếu sửa đổi Khoản 7, Điều 6 của Nghị định 127 thì một số nội dung khác của Nghị định cũng cần điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm tính đồng bộ. Đơn cử: Khoản 2, Điều 1, Nghị định 127 với quy định Nghị định này không áp dụng với giáo dục nghề nghiệp; Điều 7 về trách nhiệm quản lý Nhà nước của chủ tịch UBND cấp tỉnh liệu có cần bổ sung hay vẫn giữ nguyên?” – ông Đặng Tự Ân đặt câu hỏi.
Nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Ảnh minh họa/INT
“Quốc hội còn có riêng một Nghị quyết về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Thiết nghĩ, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng nên cần phê duyệt kế hoạch triển khai Chương trình đổi mới giáo dục tại địa phương. Bên cạnh đó, Khoản 11 Điều 6 nên ghi “Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất…” để từ đó UBND tỉnh phải ưu tiên bố trí quỹ đất cho các nhà trường học 2 buổi/ngày và cho trường giãn lớp, lớp giãn học sinh, nhằm bảo đảm các quy định chuẩn của Bộ GD&ĐT. Điều này cần thiết cho triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018″ – ông Đặng Tự Ân góp ý thêm.
Ngoài nội dung này, góp ý sửa đổi Nghị định 127, ông Đặng Tự Ân cũng cho rằng: Khoản 1 Điều 3, Nghị định 127 có ghi đảm bảo tính thống nhất quản lý Nhà nước về giáo dục; tuy nhiên trách nhiệm của UBND tỉnh cũng như UBND huyện không đề cập tới hệ thống các trường tư thục ở phổ thông, trong khi nhiều hoạt động ở các trường tư còn có bất cập. Khoản 9 Điều 4 có nêu “Quản lý, hướng dẫn thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục”; nên chăng bổ sung những điều khoản về kiểm tra giám sát; chấp hành quy định chuyên môn, thực hiện thỏa thuận mức thu học phí, thời gian kế hoạch năm học… đối với hệ thống các trường tư thục.
Thuận lợi cho trường đại học
GS.TS Thái Văn Thành, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An đồng quan điểm việc sửa đổi Nghị định 127 là đúng với quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Điểm mới liên quan đến trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh cũng là hợp lý, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, tạo động lực cho các nhà trường phát triển; thực hiện giám sát trách nhiệm giải trình của các trường ĐH chặt chẽ, hướng tới lợi ích tốt hơn cho người dân nói chung, người học nói riêng.
ThS Nguyễn Vinh San, Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Đà Nẵng cũng nhận định việc sửa đổi Khoản 7, Điều 6, Nghị định 127/2018/NĐ-CP là phù hợp với Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học sửa đổi khi bổ sung trường đại học công lập trực thuộc các bộ và phân hiệu của các trường đại học cho tỉnh/thành phố quản lý.
Theo đó, các trường đại học sẽ nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ tỉnh/thành phố trong chính sách phát triển của nhà trường như: Quỹ đất; hạ tầng công cộng; chế độ chính sách cho cán bộ giảng viên (đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, người tài), người học; ưu tiên đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học của địa phương… Sự phát triển của trường đại học sẽ gắn liền với sự phát triển của tỉnh/thành phố và ngược lại.
“Lâu nay, các trường đại học vẫn chịu sự quản lý về mặt hành chính bởi chính quyền nơi trường đóng chân. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định rõ trong thông tư hướng dẫn, tỉnh/thành phố quản lý các trường đại học ở những lĩnh vực gì, tránh can thiệp vào hoạt động chuyên môn khi mà định hướng phát triển của các trường đại học là tự chủ và đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước, cũng như hướng tới hội nhập thị trường lao động quốc tế” – ThS Nguyễn Vinh San nêu quan điểm.
Sao phải bỏ?
Việt Nam có 9 năm tổ chức thi khoa học kỹ thuật cho HS trung học; nhưng cuộc thi tương tự trên thế giới đã có tuổi đời trên 60 năm.
Ảnh minh họa/INT
Hội thi khoa học và kỹ thuật quốc tế (ISEF) được phát triển từ Hội thi khoa học quốc gia của Hoa Kỳ, do Hiệp hội Khoa học và cộng đồng sáng lập, tổ chức lần đầu tiên vào năm 1950. Năm 1958, Hội thi này trở thành Hội thi khoa học, kỹ thuật quốc tế với sự tham gia của Nhật Bản, Canada và Đức. Từ 1997, Tập đoàn Intel là nhà tài trợ chính và từ đó Hội thi mang tên Intel ISEF.
Đến nay, Intel ISEF là Hội thi khoa học và kỹ thuật quốc tế hàng năm lớn nhất dành cho HS trung học (từ lớp 8 - 12). Mỗi năm có khoảng 1.500 HS trung học từ hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia giới thiệu kết quả ở 22 lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Hội thi là cơ hội kết nối các nhà khoa học trẻ tương lai trên toàn cầu và được tiếp cận với các nhà khoa học đã đoạt giải thưởng Nobel. Các thí sinh cũng được giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm từ các đề tài nghiên cứu, kết nối với các HS cùng lứa tuổi trên khắp năm châu một cách sâu, rộng hơn trong tương lai.
Từ năm 2006, Bộ GD&ĐT, Intel và Vifotec có bước chuẩn bị đầu tiên để nghiên cứu, triển khai Hội thi Intel ISEF tại Việt Nam. Sau thời gian chuẩn bị, triển khai thí điểm, lần đầu tiên vào tháng 5/2009 tỉnh Lâm Đồng đại diện cho Việt Nam cử đoàn 3 HS với sự hỗ trợ của 5 chuyên viên tham dự Intel ISEF tại Hoa Kỳ.
Bắt đầu từ đây, hoạt động nghiên cứu khoa học của HS trung học dần được triển khai mở rộng ra nhiều tỉnh/thành phố trong phạm vi cả nước. Trong các năm 2010, 2011, Hội thi khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học được tổ chức và đều có HS tham dự Intel ISEF.
Năm 2012, Bộ GD&ĐT lần đầu đứng ra cùng một số sở GD&ĐT chọn cử dự án nghiên cứu khoa học tham gia Intel ISEF. Và dự án của 3 HS Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam dự thi đã đoạt giải Nhất lĩnh vực điện và cơ khí. Liên tục từ đó đến nay, hằng năm Việt Nam đều cử HS tham dự Intel ISEF và năm nào cũng là một trong các quốc gia có HS đoạt giải.
Nhận thấy hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật và Cuộc thi khoa học kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng với giáo dục trung học, năm 2017 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS, THPT.
Cuộc thi hàng năm đều thu hút, tập hợp được nhiều nhà khoa học từ các trường ĐH, viện nghiên cứu tham gia hướng dẫn, góp ý, chấm, chọn các dự án tham gia từ cuộc thi cấp tỉnh/thành phố đến cấp quốc gia. Nhiều trường ĐH, tổ chức khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham dự, trao giải và công bố tuyển thẳng vào bậc ĐH của đơn vị mình với thí sinh đoạt giải.
Đến nay, ý nghĩa của cuộc thi này được khẳng định; đặc biệt trong góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của HS; nâng cao chất lượng dạy học, đội ngũ giáo viên trong trường trung học...
Là người đồng hành với Cuộc thi khoa học kỹ thuật nhiều năm, ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông khẳng định: Cuộc thi là sự đổi mới tư duy nhanh nhạy của Bộ GD&ĐT, sớm hòa nhập vào Kỳ thi khoa học kỹ thuật toàn cầu - cũng chính là sự hòa nhập vào thời đại 4.0.
Lớp trẻ làm chủ tương lai, sẽ là tụt hậu nếu không được rèn luyện cho mình năng lực sáng tạo và làm chủ khoa học kỹ thuật ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Định hướng đổi mới giáo dục của Việt Nam là dạy HS phát triển năng lực thực hành, sáng tạo trong giải quyết vấn đề mà thực tế đòi hỏi.
Học đi đôi với hành, giáo dục phải góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội là những nguyên lý bất di bất dịch của mọi nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia hàng năm đã làm tốt các chức năng đổi mới ấy của giáo dục.
Tính chất cạnh tranh của cuộc thi sẽ dẫn đến thách thức đối với Ban tổ chức và giám khảo. Tuy nhiên, chúng ta có quy chế thi, Ban Chỉ đạo thi quốc gia, nên tin rằng, những vi phạm từ lớn đến nhỏ sẽ được xử lý công minh, khách quan. Có lẽ phải thống nhất: Nếu có những hạn chế, tồn tại thì sửa; không thể theo tư duy cũ: Khó làm, hay không làm được thì bỏ.
Không thể bỏ qua những nguyên tắc khoa học về làm sách giáo khoa! Có thể hình dung giáo viên sẽ gặp không ít khó khăn. Nhiều giáo viên dạy cùng một cuốn sách, thì khi tìm hiểu lựa chọn phải được "mục sở thị", chứ không thể nghiên cứu SGK dưới dạng "ảo" được. Để đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình Giáo dục phổ...