Sửa đổi quy định về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, CAND
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Nghị định số 153/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
Nghị định quy định trong thời gian bảo lưu đóng bảo hiểm xã hội, nếu tiếp tục đóng thì được cộng tiếp thời gian, bao gồm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện và được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định đối với từng đối tượng tại thời điểm giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội.
Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu, mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo các quy định trên thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương theo quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 24-12-2013.
Theo ANTD
Video đang HOT
Tập thể cán bộ, công nhân viên Vinahandcoop tiếp tục kêu cứu
Đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo Liên minh Hợp tác xã giải quyết đơn tố cáo những sai phạm của quyền Tổng Giám đốc Đỗ Việt Hưng, nhưng mọi thứ vẫn rơi vào im lặng buộc tập thể cán bộ công nhân viên Vinahandcoop phải viết đơn kêu cứu bảo vệ quyền lợi.
Tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop gửi đơn đến báo Dân trí
Theo đơn đề nghị của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại & Xuất khẩu lao động (Vinahandcoop) số 80 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội gửi đến báo Dân trí phản ánh, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam không có biện pháp xử lý triệt để sai phạm của Quyền Tổng Giám đốc Đỗ Việt Hưng ở Công ty, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của hàng loạt con người đã có thâm niên cống hiến nhiều năm cho Công ty.
Đơn của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop nêu, Công ty Vinahandcoop hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động một ngành nghề mà theo quy định của pháp luật người đại diện trước pháp luật để điều hành phải có bằng đại học, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế. Trong điều lệ Công ty, tại khoản b điều 112 Hội đồng thành viên Công ty cũng quy định, người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện: Có đủ năng lực hành vi dân sự; có trình độ đại học, chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.
Quyết định xử phạt đối với vi phạm XKLĐ của Công ty Vinahandcoop
Trong thông báo số 110/TB- TCHC ngày 25/8/2010 về việc phân công và giao nhiệm vụ các Ủy viên Hội đồng thành viên Công ty theo điều 3 quy định, ông Đỗ Việt Hưng - Uỷ viên Hội đồng thành viên, Phó Tổng Giám đốc công ty chịu trách nhiệm: Tổ chức quản lý và duy trì mọi hoạt động kinh doanh của công ty; trực tiếp ký các hợp đồng, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động XKLĐ và các hoạt động kinh doanh khác của công ty.
Tuy nhiên, Liên minh HTX Việt Nam đã ra quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Công ty đối với ông Đỗ Việt Hưng số 716/ LMHTXVN ngày 14/8/2009 và quyết định số 06/ QĐ - LMHTXVN ngày 07/1/2011 về việc giao Quyền Tổng Giám đốc Công ty cho ông Đỗ Việt Hưng, để rồi sau đó ông Hưng làm thủ tục thay đổi Đăng ký kinh doanh.
Trong quá trình điều hành hoạt động XKLĐ tại Công ty, ông Đỗ Việt Hưng đã phạm phải những sai sót nghiêm trọng như uỷ quyền cho ông Nguyễn Văn Lâm - Trưởng Phòng Nguồn nhân lực XKLĐ ký hợp đồng tư vấn cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Angola mà chưa được sự cho phép của Cục Quản lý lao động ngoài nước để thu tiền trái phép. Vì lý do trên, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người Việt nam đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời thu hồi giấy phép XKLĐ của Công ty.
Văn bản chỉ đạo giải quyết của Văn phòng Chính phủ
Trong thời gian giữ chức Quyền Tổng Giám đốc, ông Đỗ Việt Hưng đã ký hợp đồng số 08/11 - ngày 2/11/2011 về việc hợp tác liên doanh với Công ty cổ phần quốc tế Đại Dương nhằm mục đích nhằm cho thuê lại mặt bằng. Tuy nhiên, tại điểm b, mục 4.1.2Hợp đồng thuê nhà số 218/XNN/HDDTN26/XD ngày 18/8/2009 giữa Công ty với đơn vị Quản lý nhà Hà Nội lại quy định : " Trách nhiệm của bên thuê không được sử dụng diện tích nhà, đất thuê, hợp đồng thuê nhà và quyền thuê để đem thế chấp, góp vốn, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân khác dưới bất kỳ hình thức nào ".
Thực hiện kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động Công ty, ngày 7/2/2012, Liên minh HTX Việt Nam ra quyết định số 75/QĐ- LMHTXVN về việc phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Vinahandcoop thành công ty cổ phần. Nhưng ngay sau đó, cán bộ, công nhân viên Công ty rất ngạc nhiên khi phát hiện cũng có một quyết định 75 nữa của Liên minh HTX Việt Nam ban hành cùng ngày, cùng tháng, cùng năm với Quyết định 75 nhưng nội dung không thống nhất khiến nhiều người đặt dấu hỏi.
Sau khi phát hiện sai phạm, cán bộ, công nhân viên Công ty nhiều lần làm đơn đề nghị lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam làm rõ những sai phạm trên. Ngày 13/4/2012, ông Nguyễn Văn Biên - Phó Chủ tịch thường trực Liên minh HTX Việt Nam xuống làm việc tại công ty và kết luận ông Đỗ Việt Hưng có một số sai phạm, nhưng đại diện Liên minh HTX Việt Nam lại không ký vào biên bản của buổi làm việc.
Thanh tra Chính phủ đã 2 lần ban hành văn bản chỉ đạo giải quyết
Bức xúc vì những sai phạm rõ như ban ngày của ông Đỗ Việt Hưng không được giải quyết kịp thời, cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop đã có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan Trung ương.
Nhận được đơn tố cáo của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop, Thanh tra Chính phủ đã hai lần ký gửi công văn gửi Liên minh HTX Việt Nam, Văn phòng chính phủ, Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, đều có công văn yêu cầu lãnh đạo Liên minh HTX Việt Nam trả lời những thắc mắc, khuất tất tại Công ty Vinahandcoop. Tuy nhiên, cho đến nay Liên minh HTX Việt Nam vẫn im lặng, trong khi hơn một năm qua cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop đều không lương, không bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản không thanh toán, người đến tuổi về hưu không thể làm thủ tục nghỉ theo quy định.
Với những gì đang phải chịu đựng, tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vinahandcoop đề nghị các cơ quan chức năng chỉ đạo, giám sát Liên minh HTX Việt Nam giải quyết dứt điểm sai phạm của lãnh đạo Công ty Vinahandcoop, đảm bảo những quyền lợi chính đáng của người lao động theo quy định pháp luật.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Sửa 1 điều luật để cứu hàng nghìn doanh nghiệp FDI "ngắc ngoải" Thời hạn đăng ký lại đã hết, khiến nhiều doanh nghiệp FDI phải ngừng hoạt động. Vì thế Quốc hội đang xem xét, sửa luật để cứu các doanh nghiệp dạng này. Có hàng nghìn doanh nghiệp FDI hết thời hạn đăng ký lại (Ảnh minh họa) Cũng trong sáng nay (28-5), các ĐBQH đã tiến hành thảo luận tại tổ về Dự...