Sửa đổi Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Vì sao doanh nghiệp phản đối trần chi phí lãi vay?
Những tranh cãi xung quanh việc tăng mức trần chi phí lãi vay của doanh nghiệp lên 30%, thay vì 20% như hiện hành đang tiếp tục nóng lên.
Mới đây Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã yêu cầu Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến để xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ( Nghị định 20) về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Thật ra, những tranh cãi về việc sửa đổi Nghị định 20 đã có từ lâu. Theo đó, trọng tâm của những tranh cãi này tập trung cụ thể vào khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 liên quan đến việc khống chế trần chi phí lãi vay.
Chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được khuyến khích áp dụng ở mức 28-30% tổng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp.
Nghị định 20 ra đời như thế nào?
Để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có hai lựa chọn: vay nợ (debt) hoặc tăng vốn chủ sở hữu (equity). Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành cho phép chi phí lãi vay trả cho chủ nợ được khấu trừ khỏi lợi nhuận chịu thuế, trong khi cổ tức (lợi nhuận chi trả cho chủ sở hữu) lại không được khấu trừ. Do vậy, vay nợ là một cách phổ biến được các doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế sử dụng để tránh thuế thu nhập. Vay nợ càng nhiều, tiền thuế phải nộp sẽ càng thấp.
Như vậy, mấu chốt của hành vi tránh thuế thông qua vay nợ đó là sự đối xử bất bình đẳng của chính sách thuế đối với tiền lãi vay và cổ tức.
Một cách tránh thuế đơn giản nhất đó là chủ sở hữu công ty cho chính công ty của mình vay tiền. Nếu góp vốn, chủ sở hữu sẽ nhận được lợi nhuận (cổ tức) sau khi đã chịu thuế, còn cho vay thì chủ sở hữu sẽ nhận được lãi vay không phải chịu thuế. Khi vay nợ, công ty cũng sẽ nộp một khoản thuế thu nhập thấp hơn so với trường hợp họ không vay nợ.
Các công ty đa quốc gia (MNCs)/FDI cũng sử dụng kĩ thuật tương tự nhằm chuyển tiền về các thiên đường thuế. Các MNCs có thể thành lập một công ty tài chính ở các thiên đường thuế (nơi có thuế suất thu nhập rất thấp khoặc bằng 0), sau đó công ty tài chính này sẽ cho một công ty khác trong cùng tập đoàn (cùng chủ sở hữu) đang hoạt động ở Việt Nam vay tiền. Công ty vay tiền chi trả tiền lãi vay cho công ty ở thiên đường thuế. Bằng cách này các MNCs có thể chuyển tiền từ Việt Nam về các thiên đường thuế trong khi tránh được thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ở Việt Nam.
Video đang HOT
Vay nợ từ một bên thứ ba cũng là một cách khác để tránh thuế thông qua hoạt động thâu tóm (mua lại) hay sáp nhập. Khi đó, một công ty được mua bằng tiền vay nợ bởi một công ty ở nước ngoài. Sau khi hoạt động thâu tóm diễn ra thì khoản tiền này được chuyển thành nợ của công ty được mua. Công ty được mua bây giờ sẽ gánh một khoản nợ khổng lồ và chi phí lãi vay sẽ ăn phần lớn vào lợi nhuận. Do vậy, thường họ sẽ không có, hoặc có lợi nhuận rất thấp sau hoạt động thâu tóm và hầu như không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thương vụ Sabeco gần đây là một ví dụ điển hình về việc thâu tóm bằng tiền vay nợ (từ Thái Lan và Singapore).
Hiện tượng trốn tránh thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam diễn ra với quy mô ngày càng lớn và hành vi ngày càng phức tạp, tinh vi. Theo một báo cáo của Tổng cục Thuế thì chỉ tính riêng năm 2018, số doanh nghiệp vi phạm về thuế là gần 96 nghìn doanh nghiệp, gấp 3 lần con số tương ứng của năm 2010; Tổng số thuế TNDN thu về được sau thanh kiểm tra là khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng; Số giảm lỗ là gần 41 nghìn tỷ đồng.
Keangnam – Vina, một doanh nghiệp 100% vốn của một công ty đa quốc gia của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản là một ví dụ điển hình của việc tránh thuế thông qua chuyển lãi vay. Thông qua hợp đồng vay vốn từ Ngân hàng Kookmin Bank, một đơn vị thành viên trong Tập đoàn Keangnam Hàn Quốc, Keangnam – Vina đã phải gánh chi phí lãi vay (với lãi suất lên tới 12%) và chi phí dàn xếp vốn lên tới trên 2000 tỉ đồng. Ngoài ra, công ty này còn chuyển giá thông qua việc thuê Keangnam Enterprise – cũng là một thành viên của Tập đoàn Keangnam Hàn Quốc, để làm tổng thầu EPC. Nhờ đó, Keangnam – Vina liên tuc bao lô va không nôp thuê TNDN. Khoan lô nay chuyên thanh khoan lai cua Ngân hàng Kookmin Bank và Keangnam Enterprise ơ Han Quôc nơi có thuế suất TNDN lũy tiến từ 10 – 22%.
Trên thực tế việc tránh thuế thông qua chuyển nợ/lãi vay không chỉ xảy ra ở các MNCs mà còn cả với các công ty trong nước. Các tổng công ty/tập đoàn có xu hướng thành lập nhiều công ty thành viên để có thể dễ dàng điều tiết chi phí/lợi nhuận. Thông thường, lợi nhuận sẽ được “điều tiết” về các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong ngành nghề/địa bàn ưu tiên hoặc mới thành lập còn đang trong thời kỳ được hưởng ưu đãi thuế. Chuyện vay nợ giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam, EVN hay TKV là những ví dụ điển hình.
Vì sao doanh nghiệp phản đối Nghị định 20?
Nghị Định 20 ra đời với mục tiêu cao nhất là chống chuyển giá/chuyển nợ với mục đích trốn tránh thuế. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định 20 là các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Liên quan đến việc chống chuyển nợ/lãi vay, khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 quy định tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ chỉ được khấu trừ thuế nếu không vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao trong kỳ ( EBITDA).
Trong khi các MNCs “bình chân như vại” thì điều khoản trên của Nghị định 20 gặp khá nhiều phản ứng từ các doanh nghiệp trong nước vốn dựa nhiều vào vay nợ, đặc biệt là các tập đoàn/tổng công ty nhà nước có giao dịch liên kết giữa các thành viên trong cùng tập đoàn/TCT. Có thể hiểu mức trần 20% được cơ quan thuế tham khảo từ BEPS (Base Erosion and Profit Shifting) của các nước OECD. Trong một nỗ lực chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận, OECD đã đưa ra khuyến cáo mức trần lãi vay được khấu trừ thuế dao động trong khoảng 10 – 30% đối với các nước thành viên, tùy điều kiện hoàn cảnh khác nhau.
Về những phản đối của doanh nghiệp, tôi có thể tóm tắt ở mấy điểm như sau:
Thứ nhất, một số doanh nghiệp cho rằng mức trần lãi vay/EBITDA này là quá thấp so với “đặc thù” của Việt Nam khi họ dựa nhiều vào vay nợ. Số liệu về hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2018 là vào khoảng 1,4, trong khi con số tương ứng ở các nước OECD là xấp xỉ 1. Do vậy, các doanh nghiệp cho rằng cần phải nâng mức trần khống chế lên 30% mới là hợp lý.
Thứ hai, tổng chi phí lãi vay ở khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 được hiểu là tổng chi phí lãi vay phát sinh trong một kỳ tính thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết, nhưng lại không được quy định rõ là nó có bao gồm cả chi phí lãi vay phải trả cho một bên thứ ba không liên kết (độc lập) hay không.
Thắc mắc của doanh nghiệp được Tổng Cục Thuế trả lời bằng Công văn 3790/TCT-DNL. Theo công văn này thì có thể hiểu là, nếu một doanh nghiệp chỉ có nợ với bên không liên kết, nhưng doanh nghiệp có giao dịch liên kết với một bên khác, thì vẫn không được khấu trừ lãi vay nếu vượt ngưỡng.
Trong khi đó, một doanh nghiệp khác cũng chỉ có nợ với bên không liên kết, nhưng doanh nghiệp này không có giao dịch liên kết với một bên nào khác, thì sẽ không chịu sự điều chỉnh của Nghị định 20, và do đó sẽ được khấu trừ hoàn toàn lãi vay. Tức là, một doanh nghiệp bất kể có giao dịch liên kết với ai, nhưng nếu có chi phí lãi vay ngay cả với một bên chả có quan hệ gì, thì vẫn không được khấu trừ thuế nếu vượt ngưỡng.
Thứ ba, nhiều công ty trong giai đoạn đầu mới thành lập thường bị thua lỗ, tuy nhiên họ lại không được khấu trừ chi phí lãi vay do EBITDA của họ tính theo Nghị định 20 bằng 0 hoặc âm. Khi đó, Nghị định 20 vô tình lại làm tăng gánh nặng tài chính cho các công ty thua lỗ. Ngoài ra, những tập đoàn lớn đầu tư vào những ngành trọng điểm đòi hỏi số vốn đầu tư lớn cũng phản đối quy định này.
Thứ tư, các doanh nghiệp cũng cho rằng khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20 có thể dẫn đến việc đánh thuế hai lần vào cùng một khoản thu nhập. Bên cho vay thu được tiền lãi vay và phải chịu thuế TNDN. Trong khi đó, bên đi vay cũng phải nộp thuế TNDN đối với phần chi phí lãi vay nếu vượt ngưỡng khống chế.
Theo Enternews.vn
Nới trần chi phí lãi vay sao cho hợp lý?
Bộ Tài chính đang xây dựng Nghị định sửa đổi quy định về quản lý thuế với giao dịch liên kết, trong đó đề xuất nâng trần khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần xem xét sửa đổi thêm những nội dung khác liên quan đến chi phí lãi vay của doanh nghiệp (DN).
Nới trần quy định khống chế chi phí lãi vay vừa giúp hạn chế tình trạng tránh thuế, vừa hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp nhỏ. Ảnh: Lê Tiên
Cân nhắc việc nâng mức khống chế
Khoản 3, Điều 8 của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết quy định: "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA)". Như vậy, phần chi phí lãi vay lớn hơn 20% EBITDA sẽ không được tính vào vào chi phí hợp lý, hợp lệ để khấu trừ khi tính lợi nhuận chịu thuế.
Bộ Tài chính cho biết, trước yêu cầu của Đảng, Nhà nước về nghiên cứu các quy định khắc phục tình trạng "vốn mỏng", "chuyển giá", "ngăn chặn chuyển giá", chống thất thu thuế..., Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 20 với các nội dung phù hợp với thông lệ quốc tế và khuyến cáo của OECD (Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển), tạo ra quy định quản lý chống chuyển giá và là cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tham gia diễn đàn này.
Qua hơn 2 năm triển khai, phản ánh đến cơ quan thuế, một số doanh nghiệp cho biết, quy định này là nội dung hoàn toàn mới, không được quy định rõ trong Luật Thuế thu nhập DN là chưa phù hợp. Trên thực tế, so với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, DN Việt Nam phụ thuộc vào vốn vay nhiều hơn và không có động cơ về việc chuyển giá thông qua chi phí lãi vay. Việc điều chỉnh loại chi phí lãi vay làm tăng lợi nhuận ảo, dẫn đến phải nộp thuế thu nhập DN cao hơn và lợi nhuận thật của DN bị giảm đáng kể, không ít DN bị lỗ nặng.
Trước phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề nghị Bộ Tài chính có nghiên cứu sửa đổi tập trung vào các bất cập hiện nay như quy định khống chế mức chi phí lãi vay đối với các DN có giao dịch liên kết, phạm vi áp dụng, đối tượng đặc thù... Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhắc nhở Bộ Tài chính tiếp tục củng cố các quy định về chống DN "vốn mỏng", "tay không bắt giặc" tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP bằng việc nâng mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% EBITDA lên 30% EBITDA.
Chia sẻ quan điểm về nội dung này, PGS. TS. Phạm Thế Anh, giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, nới trần quy định khống chế chi phí lãi vay không hẳn là không hợp lý, bởi có thể giúp hạn chế tình trạng tránh thuế, đồng thời tạo công bằng hơn cho các DN nhỏ, DN tư nhân - những DN kém sức cạnh tranh về vốn khi so sánh với các công ty con được các tập đoàn lớn vay vốn về cho vay lại.
Xem xét chống vốn mỏng với tất cả doanh nghiệp
Từ góc độ khác, theo ông Phạm Thế Anh, có thể hiểu mức trần 20% được cơ quan thuế tham khảo từ các nước OECD. "Đó là khuyến cáo về khống chế trần lãi vay để chống tình trạng "vốn mỏng" với mọi DN chứ không phải chỉ dành riêng với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Dường như có sự chưa rạch ròi giữa mục tiêu chống chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết với việc chống tình trạng xói mòn cơ sở thuế, chống vốn mỏng của các DN trong nền kinh tế", ông Thế Anh giải thích.
Do đó, vị giảng viên này đề xuất việc chống xói mòn cơ sở thuế và chống vốn mỏng nên được đề xuất trong một quy định khác (có thể là một nghị định khác) để đảm bảo quy định đó bao phủ được mọi DN, bao gồm công ty trong các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn trong nước, và các công ty độc lập.
Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) cho rằng, Nghị định 20 chỉ khống chế lãi vay đối với DN có giao dịch liên kết, trong khi các DN không có giao dịch liên kết thì Luật Thuế Thu nhập DN hiện nay chưa quy định mức khống chế, nên cần xem xét cả nội dung này.
Ở khía cạnh khác, theo ông Thế Anh, việc khống chế chi phí lãi vay như vậy gây khó khăn cho các DN mới đi vào hoạt động. Do đó, cần cho phép các DN chuyển phần chi phí lãi vay chưa được khấu trừ vào một số năm tiếp theo (có giới hạn). Điều này giúp các DN mới thành lập (thường chịu lỗ trong giai đoạn đầu) có thể giảm gánh nặng tài chính, đồng thời khuyến khích các DN đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và dài hạn. Thời hạn kết chuyển có thể là 5 năm và chỉ áp dụng với những DN mới thành lập hoặc có đầu tư lớn vượt một con số nhất định.
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
PGS.TS Phạm Thế Anh: Không nên nâng trần chi phí lãi vay lên 30% Trước phản ứng của nhiều doanh nghiệp, Bộ Tài chính dự định nâng trần chi phí lãi vay từ 20% (theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP) hiện nay lên 30%. Tuy nhiên, theo PGS. TS Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), để chống triệt tiêu động lực chuyển giá, trốn thuế, Chính phủ không...