Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng
Trước quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng cũng như mục tiêu hướng tới một chính phủ kiến tạo, việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Ngày 12/1/2021, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội thảo Tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các hiệp hội, doanh nghiệp…
Hội thảo Tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Mục đích tổ chức hội thảo nhằm thuyết minh và lấy ý kiến các đại biểu tham dự về vấn đề dự kiến sửa đổi trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm 3 nhóm: Các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan và các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực giống cây trồng. Khối lượng các điều sửa đổi lần này là khá lớn, với 80 điều của 14 chương. Như vậy, dự kiến sau khi sửa đổi, bổ sung thì Luật Sở hữu trí tuệ sẽ có 18 chương và 235 điều.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành lần đầu tiên năm 2005, đến nay đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và năm 2019, là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt – tài sản trí tuệ.
Video đang HOT
Qua thực tiễn hơn 15 năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trước bối cảnh mới với nhiều chuyển biến mạnh mẽ tác động đến mọi mặt của kinh tế – xã hội, nhất là hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã diễn ra sâu rộng với việc ký kết hàng loạt các điều ước quốc tế có nội dung về sở hữu trí tuệ, trong đó có Hiệp định CPTPP và EVFTA. Các điều ước này này đặt ra hàng loạt các tiêu chuẩn cao về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn.
“Việc sửa đổi các quy định pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ góp phần hoàn thiện thêm một bước hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam, góp phần đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, là động lực của kinh tế tri thức, của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế- văn hóa -xã hội của đất nước” – Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhấn mạnh.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, mục tiêu của việc sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ là nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xử lý các bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành; nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng.
Ngày 10/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 106/2020/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021). Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phân công Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và và các Bộ, ngành có liên quan liên quan xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Đến nay, Dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự án Luật và Dự thảo số 2 của dự án Luật đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Khoa học và Công nghệ để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để hoạt động lấy ý kiến về dự thảo Luật thêm hiệu quả và nhanh chóng, bên cạnh việc lấy ý kiến dưới hình thức văn bản, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang tổ chức một số hội thảo, tọa đàm để trực tiếp trao đổi và ghi nhận ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai các hoạt động hợp tác song phương với nhiều đối tác lớn, trong đó có Vương quốc Anh, để hỗ trợ thi hành cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Được "ăn" phân bón Lâm Thao, cam sành Hàm Yên quả nào cũng to, đẹp mã
Bên vườn cam sai trĩu quả, anh Hoàng Văn Hòa (xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) cho biết: Hiện 100% gốc cam sành của gia đình anh đều bón phân NPK-S Lâm Thao, quả rất to và đẹp mã.
"Gia đình tôi có 3ha cam sành, quá trình chăm sóc, gia đình đã sử dụng rất nhiều loại phân bón nhưng qua thực tế cho thấy, phân bón Lâm Thao vẫn là phù hợp nhất"- anh Hòa cho biết.
Cây cam xóa nghèo
Những năm qua, cam sành Hàm Yên đã được nhiều người tiêu dùng biết đến là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Tuyên Quang, thậm chí đã có những trái cam sành theo chân du khách đi khắp các châu lục. Cây cam ở Hàm Yên hiện đang chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương, giúp bà con nông dân các dân tộc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập.
Đặc biệt, trái cam sành Hàm Yên đã vinh dự được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận là 1 trong 50 trái cây đặc sản Việt Nam, đứng trong top 10 thương hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng.
Anh Hoàng Văn Hòa bên những trái cam vừa thu hoạch. Ảnh: H.M
Có được kết quả đó, bên cạnh các điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng cho cây cam phát triển, ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam như: Tích cực thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu lựa chọn giống, phương thức trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm, đặc biệt là sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao khép kín trong suốt quá trình chăm sóc cam.
"Năm nào vườn cam của gia đình tôi cũng được mùa, quả đạt chất lượng nên đều xuất bán với giá loại 1. Có NPK-S Lâm Thao hỗ trợ, gia đình rất yên tâm"- anh Hoàng Văn Hòa, chia sẻ.
Ông Nông Quang Sự - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hàm Yên cho biết: "Qua nhiều năm sử dụng, chúng tôi thấy phân bón Lâm Thao rất phù hợp với vùng đất Hàm Yên, nên năng suất và chất lượng cây trồng tăng cao hơn hẳn".
"Hàng năm, Hội Nông dân huyện cũng phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức các hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao trên cây cam cho bà con. Do đó, hầu hết bà con nông dân đều hiểu rõ và nắm vững quy trình bón phân, áp dụng thành thạo vào quá trình sản xuất" - ông Sự cho biết thêm.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hàm Yên mong muốn, thời gian tới Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho nông dân Hàm Yên được mua phân bón chậm trả 12 tháng, nhằm giúp bà con giảm áp lực về vốn, bởi đặc trưng của cây cam là sau 1 năm mới cho thu hoạch nên khi đó bà con mới có tiền để thanh toán.
Bạc Liêu: Cá trắm cỏ ở nơi khác chỉ kho với hấp, ở đây dân đem muối mắm mà nổi như cồn Từ xưa đến nay, Bạc Liêu luôn tự hào là xứ sở của cá tôm và là quê hương của nhiều món mắm ngon trứ danh như mắm cá rô không xương Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi), mắm cá lóc huyện Phước Long... Và sẽ là một thiếu sót nếu quên nhắc đến mắm cá trắm cỏ Hồng Dân... Từ bàn tay tài...