Sửa đổi chế độ ưu tiên đối với cán bộ Kiểm toán Nhà nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 2/2015/NĐ-CP. Nghị định này đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 162/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 32/2011/NĐ-CP ngày 16/5/2011 của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Cụ thể, tại Nghị định 32/2011/NĐ-CP, chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước quy định: Hằng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước được trích 2% số tiền do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị bao gồm các khoản tăng thu ngân sách Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào ngân sách Nhà nước; các khoản chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại ngân sách Nhà nước; các khoản chi ngân sách sai chế độ đã xử lý giảm chi, giảm thanh toán vào ngân sách năm sau.
Số kinh phí 2% nêu trên được sử dụng chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước không vượt quá 0,8 lần mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Số kinh phí còn lại sau khi chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước, được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành.
Video đang HOT
Tăng tỷ lệ trích thưởng
Nay, tại Nghị định số 2/2015/NĐ-CP, chế độ ưu tiên này được sửa đổi là hằng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước được trích 5% số tiền do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị, bao gồm các khoản tăng thu ngân sách Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác đã thực nộp vào ngân sách Nhà nước; các khoản đã thực chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại ngân sách Nhà nước; các khoản đã thực chi ngân sách sai chế độ đã xử lý giảm chi, giảm thanh toán vào ngân sách năm sau.
Số kinh phí 5% này được sử dụng cho chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước không vượt quá 0,8 lần lương cấp bậc, phụ cấp chức vụ, vượt khung và phụ cấp nghề nghiệp.
Số kinh phí còn lại sau khi chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước, được sử dụngđể đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành.
Như vậy, so với quy định cũ, Nghị định số 2/2015/NĐ-CP cho phép Kiểm toán Nhà nước được trích thêm 3% số tiền do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Đồng thời, Nghị định cũng đã thay đổi một số quy định về nguồn và nội dung thực hiện chế độ ưu tiên này.
Phương Nhi
Theo_Báo Chính Phủ
Tọa đàm đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế
Sáng nay (23/12), tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, báo Nhân Dân tổ chức tọa đàm với chủ đề "Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế".
Hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, các học giả trong nước, quốc tế và đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương tham dự. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ chủ trì buổi tọa đàm.
Phát biểu đề dẫn buổi tọa đàm, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ khẳng định: Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã xác định rõ, một trong những nhiệm vụ chủ yếu phát triển Đất nước trong 5 năm 2011-2015 là ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế từ chiều rộng phát triển hợp lý sang chiều sâu.
Ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Có thể nói, trong giai đoạn 2011-2013, mô hình tăng trưởng kinh tế nước ta đã có chuyển biến rõ rệt, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được cải thiện, lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta đã, đang bộc lộ một số hạn chế, yếu kém. Do đó, cần có thêm những cơ sở, luận cứ thực tiễn nhằm tham mưu cho Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số vấn đề lớn, chiến lược về đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn tới".
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả trong nước và quốc tế đã tập trung thảo luận, đề xuất những giải pháp lớn nhằm đẩy mạnh thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Trong đó, nhiều đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược, nhằm tạo động lực, nguồn lực trong trung và dài hạn. Từ đó, kiến nghị kịp thời lên Trung ương điều chỉnh phương thức chỉ đạo, điều hành nền kinh tế đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn.
Theo tiến sỹ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thực hiện thành công Đề án tái cơ cầu nền kinh tế thì chúng ta phải làm rõ lĩnh vực, ngành then chốt, tiềm năng, lợi thế để tập trung phát triển như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ, công nghệ thông tin, du lịch. Đặc biệt cần quyết liệt đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tạo nguồn lực tài chính cần thiết cho việc đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo đúng yêu cầu.
Ông Lưu Bích Hồ nói: "Coi trọng phát triển khoa học kỹ thuật đổi mới sáng tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa để khắc phục sự tụt hậu. Trong khoa học công nghệ chỉ tập trung công nghệ thông tin và công nghệ sinh họa, vì sao vì chúng ta có tiềm lực, có khả năng điều này sẽ thay đổi toàn bộ bộ mặt của nền kinh tế".
Những ý kiến tham gia, trao đổi, thảo luận tại buổi tọa đàm giúp Ban Kinh tế Trung ương có thêm những cơ sở, luận cứ thực tiễn nhằm tham mưu cho Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số vấn đề lớn, chiến lược về đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế trong giai đoạn tới.
Văn Hiếu
Theo Dantri
Tiếp tục làm 3 ca để đảm bảo bàn giao Nhà Quốc hội đúng kế hoạch Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện, bàn giao chính thức toàn bộ công trình Nhà Quốc hội theo đúng kế hoạch. Các nhà thầu vẫn đang nhân lực, vật tư, thiết bị, thi công 3 ca liên tục trên công trường. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Quốc hội tổng hợp...