Sữa chua từ men khô đang hot – bạn đã biết cách làm chuẩn cho mỗi loại men chưa?
Nếu bạn biết không có đến 4 loại men khô để làm được ra những mẻ sữa chua thơm ngon đấy!
1. Men khô làm sữa chua cơ bản
Đây là loại men cơ bản nhất, có chứa 3 loại vi khuẩn để tạo ra các lợi khuẩn trong sữa chua, đó là L. Bulgaricus, S. Thermophiles và L. Acidophilus.
Lợi khuẩn L. Bulgaricus là nhân tố chính tạo nên một trong hai đặc sản nổi tiếng của nước Bulgari (sữa chua và hoa hồng), được giới dinh dưỡng và y khoa Âu Mỹ đánh giá rất cao nhờ vai trò tăng cường miễn dịch, kìm hãm sự phát triển của khuẩn gây hại, phòng chống và điều trị các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…, ngăn ngừa ung thư đường ruột, chống lão hóa.
S. Thermophiles kích thích ăn uống và tăng cường hấp thu dưỡng chất, vitamin.
L. Acidophilus có chức năng tổng hợp vitamin K, vitamin B, sản sinh tác nhân kháng khuẩn và lên men chất xơ, giảm cholesterol trong máu và giải độc.
Loại men khô này có giá thành tương đối rẻ, thời gian ủ nhanh (nếu nhiệt độ chuẩn chỉ mất từ 4.5-5 tiếng).
Để làm sữa chua với loại men này cần có nguyên liệu và cách thực hiện như sau:
- 5g men khô
- 1l sữa tươi tiệt trùng ở nhiệt độ phòng
- Nếu muốn sữa chua có vị ngọt thì cần thêm 180-250g sữa đặc
Cách làm:
- Bước 1: Chia 1l sữa tươi thành 2 phần, 1 phần 100ml và 1 phần 900ml. Hòa tan 5g men khô vào phần 100ml sữa tươi.
- Bước 2: Đun 900ml sữa cùng với sữa đặc (nếu sử dụng sữa đặc) đến 42-44 độ C. Sau đó cho phần 100ml sữa tươi đã hòa men vào, trộn đều.
- Bước 3: Cho sữa vào các lọ đựng, ủ sữa chua ở nơi ấm áp sao cho nhiệt độ sữa duy trì ở 40 độ C đến khi sữa đông và chua như ý muốn. Sau khi sữa đông, cho sữa vào tủ lạnh để ngưng quá trình lên men.
Men sữa chua probiotic có tăng cường thêm 2 loại lợi khuẩn so với men sữa chua cơ bản. Đó là L. Casei giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, chống và điều trị chứng tiêu chảy. và B. Longum giúp tăng cường khả năng hấp thu đặc biệt là hấp thu sữa và các chế phẩm từ sữa, giảm lượng nitrate sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Loại men này có nhiều tác dụng hơn, giá thành cao hơn và thời gian ủ cũng lâu hơn so với men sữa chua cơ bản, phải mất từ 9-12 tiếng. Thành phẩm sữa chua từ men probiotic sẽ chua nhiều hơn và kém đặc hơn sữa chua từ men cơ bản.
Nguyên liệu làm sữa chua từ loại men này giống với loại men cơ bản, tuy nhiên cách làm có chút khác biệt.
- Bước 1: Chia 1l sữa tươi thành 2 phần, 1 phần 100ml và 1 phần 900ml. Hòa tan 5g men khô vào phần 900ml sữa tươi.
- Bước 2: Đun 100ml sữa cùng với sữa đặc (nếu sử dụng sữa đặc) đến 40 độ C. Sau đó cho vào phần 900ml sữa tươi đã hòa men, trộn đều.
- Bước 3:
Cho sữa vào các lọ đựng, ủ sữa chua ở nơi ấm áp sao cho nhiệt độ sữa duy trì ở 38 độ C đến khi sữa đông và chua như ý muốn. Sau khi sữa đông, cho sữa vào tủ lạnh để ngưng quá trình lên men.
3. Men Kefir
Men Kefir tổng hợp các chủng sữa, men cũng như nấm kefir. Sữa chua làm từ loại men này dễ dàng nhất vì không cần đến một thiết bị điện cũng như dụng cụ ủ nào. Bởi loại men này kỵ ngọt nên nếu làm sữa chua từ loại men này bạn chỉ có thể làm sữa chua không đường, nếu muốn có vị ngọt, sau khi sữa chua lên men, lúc ăn có thể trộn thêm mật ong, hoa quả, hoặc sữa đặc.
Video đang HOT
Cách làm sữa chua từ men Kefir rất đơn giản, chỉ cần hòa tan 5g men khô với 1l sữa tươi tiệt trùng không đường, cho sữa vào các lọ đậy nắp kín ở nhiệt độ phòng 24 tiếng là sữa đông và chua rồi, không cần phải ủ lích kích phức tạp như sữa chua làm từ các loại men khác.
4. Men sữa chua dùng cho sữa thực vật
Nếu bạn là một người dị ứng với sữa bò thì loại men này đích thực là dành cho bạn. Loại men này thích hợp để làm sữa chua từ các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa dừa, sữa hạt điều, hạnh nhân…
Cách làm giống như cách làm sữa chua từ men cơ bản, bạn có thể thay lượng sữa đặc trong công thức sữa chua làm từ men cơ bản bằng lượng đường tùy theo khẩu vị. Thời gian ủ sẽ từ 5-6 tiếng, nhiều hơn một chút so với cách làm từ men cơ bản nhé.
Có thể bạn không biết, nhưng sữa chua làm từ men khô sẽ đảm bảo đông đặc, hương vị thơm ngon hơn cả sữa chua công nghiệp bán sẵn. Thành phẩm sữa chua bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có hạn sử dụng từ 2-3 tuần. Bạn có thể dùng một lọ sữa chua thành phẩm để làm men cái cho lần làm tiếp theo, gây men bằng cách này tối đa là được 6 lần liên tiếp cơ đấy, đồng thời thời gian ủ sẽ nhanh hơn so với làm bằng men gốc.
Trong cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển hiện nay, hãy là một bà nội trợ thông thái nắm chắc trong tay bí kíp để làm món sữa chua tùy theo khẩu vị và sở thích của gia đình mình nhé.
Chúc các bạn thành công!
Theo afamily
Cách làm sữa chua ngon mịn như ngoài hàng với nguyên liệu đơn giản
Cách làm sữa chua ngon mịn ngay tại nhà không khó nhưng quan trọng nhất là bạn cần chuẩn bị nguyên liệu theo đúng tỷ lệ và lưu ý thời gian cũng như cách ủ sữa chua.
MỤC LỤC
1. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU VÀ DỤNG CỤ
2. CÁCH LÀM SỮA CHUA NGON MỊN ĂN LÀ MÊ
Bước 1: Đun sữa
Bước 2: Thêm sữa chua cái
Bước 3: Lọc hỗn hợp sữa
Bước 4: Ủ sữa chua
Bước 5: Bảo quản sữa chua
3. YÊU CẦU THÀNH PHẨM VÀ MỘT SỐ LƯU Ý
4. LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
1. Lợi ích của sữa chua
2. Những người nên và không nên ăn sữa chua
3. Thời điểm và lượng sữa chua nên ăn
Sữa chua là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng mà hầu như trong tủ lạnh của bất kỳ gia đình nào cũng có và trở thành món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Những lợi ích mà sữa chuađem lại là không tưởng, ngoài tác dụng giúp cho tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch mà sữa chua còn là người bạn thân thiết hỗ trợ cho quá trình cải thiện vóc dáng, cân nặng và làn da của chị em phụ nữ.
Chính vì hương vị thơm ngon và lại bổ dưỡng của sữa chua mà các bà nội trợ đua nhau lên mạng tìm kiếm công thức tự làm sữa chua, nhưng không phải ai cũng thành công với món ăn này. Thực tế, cách làm sữa chua ngon mịn tại nhà không khó, tuy nhiên nhiều người thường không tuân theo tỷ lệ các thành phần cũng như chưa cẩn thận trong quá trình ủ để sữa chua lên men khiến sữa chua không đông, không mịn hoặc chảy nước,...
Làm sữa chua ngon mịn tại nhà không hề khó nếu bạn chuẩn bị nguyên liệu chuẩn và thực hiện từng bước làm đúng theo hướng dẫn.
Với những bí quyết và cách làm sữa chua ngon mịn chuẩn dưới đây, hi vọng chị em có thể tự tay thực hiện thành công món ăn thơm ngon, tốt cho sức khỏe để chiêu đãi cả nhà.
1. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU VÀ DỤNG CỤ
- 200g sữa đặc
- 1 lít sữa tươi không đường
- 2 hộp sữa chua cái (có thể chọn loại có hoặc không đường)
- Đường (có thể có hoặc không)
- Hũ/ hộp nhỏ đã tiệt trùng để đựng sữa chua
- Nồi hoặc thùng xốp để ủ sữa chua
Nguyên liệu cơ bản để làm sữa chua ngon tại nhà.
2. CÁCH LÀM SỮA CHUA NGON MỊN ĂN LÀ MÊ
Bước 1: Đun sữa
- Sữa tươi đã chuẩn bị sẵn, bạn đem đổ vào nồi đun sôi lăn tăn rồi cho sữa đặc vào khuấy đều để sữa tan. Khi hỗn hợp đã hòa tan, bạn có thể thêm đường nếu thích ăn sữa chua có vị ngọt hơn, sau đó khuấy cho đường tan rồi tắt bếp.
- Bạn hoàn toàn có thể thay thế bước đun sữa này bằng cách đổ sữa đặc ra tô, thêm 1 lon nước sôi vào khuấy cho sữa đặc tan rồi thêm sữa tươi. Về cơ bản, 2 cách làm này không khác nhau nhưng việc đun trên bếp giúp sữa đặc và sữa tươi hòa tan nhanh chóng hơn.
Bước 2: Thêm sữa chua cái
- Để nồi sữa khoảng 30 phút cho đến khi sờ tay vào nồi thấy ấm thì đổ 2 hộp sữa chua cái vào hỗn hợp. Khuấy cho sữa chua tan hết vào hỗn hợp sữa.
- Lưu ý sữa chua cái cần để ra khỏi tủ lạnh ở nhiệt độ thường cho tan rồi mới sử dụng để làm sữa chua tại nhà.
Bước 3: Lọc hỗn hợp sữa
Dùng rây lọc sữa chua để tạo thành hỗn hợp thật mịn, mượt. Đây là bước thường bị nhiều chị em bỏ qua nhưng lại khá cần thiết trong quá trình làm sữa chua để thành phẩm được ngon mịn như mong muốn.
Bước 4: Ủ sữa chua
- Những hũ thủy tinh, cốc hoặc hộp nhựa,... bạn cần rửa sạch rồi tiệt trùng bằng cách tráng qua nước ấm để tránh không để tạp khuẩn khiến sữa chua bị hỏng.
- Rót sữa chua vào các hũ nhỏ và đặt vào nồi hoặc hộp xốp có chứa nước nóng già, sao cho nước ngập đến 1/3 hũ sữa chua.
- Đậy kín nắp, để nồi hoặc thùng vào chỗ kín để ủ sữa chua trong khoảng thời gian 7-8 tiếng.
- Một cách khác là sử dụng lò nướng bật chế độ nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 15 phút rồi tắt đi. Sau đó, xếp các hộp sữa vào, đóng cửa lò ủ khoảng 4 - 5 tiếng là được.
Bước 5: Bảo quản sữa chua
Sau thời gian ủ, bạn lấy sữa chua ra khỏi nồi/thùng xốp rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Sau 3-4 tiếng là có thể thưởng thức thành quả sữa chua ngon mịn cực kỳ hấp dẫn và lại an toàn.
Sau khi ủ 7-8 tiếng sữa chua sẽ ngon ngậy và mịn như mua ngoài hàng để bạn thưởng thức.
3. YÊU CẦU THÀNH PHẨM VÀ MỘT SỐ LƯU Ý
- Với cách làm sữa chua ngon mịn đơn giản như trên, hãy đảm bảo thành phẩm sữa chua bạn làm phải trắng, mịn, sánh đặc, khi nghiêng hộp sữa chua không bị chảy nước hay vỡ sữa chua. Sữa chua lên men vừa phải, không bị chua gắt, có vị thơm ngon, ngậy.
- Hãy thưởng thức sữa chua kèm với các loại trái cây hoặc nếp cẩm,...để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng. Nếu muốn ăn lạnh hơn và cứng, bạn hãy bảo quản sữa chua trên ngăn đá.
Yêu cầu thành phẩm đối với sữa chua đó là sữa phải trắng, mịn, sánh đặc, không bị chảy nước.
- Khi làm sữa chua tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đạt được thành phẩm theo yêu cầu:
Tỷ lệ kết hợp các nguyên liệu sữa chua, sữa tươi và sữa đặc phải đúng theo hướng dẫn, không dùng quá ít hay quá nhiều một nguyên liệu nào.
Hũ và hộp đựng sữa chua để ủ phải đảm bảo được rửa và tiệt trùng thật sạch trước khi sử dụng để không làm hỏng sữa chua.
Trong quá trình ủ sữa chua, tuyệt đối bạn không được xê dịch thùng ủ để sữa chua không bị vỡ ra, làm ảnh hưởng đến sự lên men của sữa chua.
Thời gian ủ sữa chua quá 8 tiếng sẽ khiến sữa chua bị lên men quá đà và chua gắt, không tạo ra được thành phẩm như mong muốn.
Sữa chua chỉ bảo quản trong tủ lạnh khoảng 8 - 10 ngày sau làm để tránh lên men quá cao. Nếu không, khi sử dụng bạn sẽ gây ảnh hướng xấu đến dạ dày.
Cách làm sữa chua tại nhà vô cùng đơn giản mà lại có món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe của cả gia đình.
4. LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
1. Lợi ích của sữa chua
- Ăn sữa thường xuyên không chỉ làm tăng khả năng miễn dịch, bổ sung những vitamin và khoáng chất và lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể mà còn bảo vệ sức khỏe của bạn.
- Ăn sữa chua hàng ngày giúp chị em có kích thước vòng eo đáng mơ ước, vóc dáng tuyệt vời, làn da sáng, khỏe mạnh.
- Người huyết áp cao nên ăn sữa chua, vì kali có trong sữa chua sẽ giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể.
- Sữa chua là liều thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ, cung cấp vi khuẩn có lợi bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn có hại.
Mối ngày ăn 1 hộp sữa chua vào thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ để bổ sung lợi khuẩn, vitamin cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa khỏe, da dẻ mịn màng.
2. Những người nên và không nên ăn sữa chua
- Những người nên ăn sữa chua: là người thường xuyên uống rượu, hút thuốc, thường xuyên làm việc với máy tính, những người bị táo bón, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh, xương cốt lỏng lẻo, mắc bệnh tim mạch,..
- Những người không nên ăn sữa chua: Những người thường xuyên bị đau bụng hoặc có bệnh về đường ruột cần thận trọng khi ăn sữa chua, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tuỵ,...Trẻ em dưới 1 tuổi cũng được khuyến cáo không nên cho bé ăn sữa chua vì hệ tiêu hóa của bé còn chưa tốt.
3. Thời điểm và lượng sữa chua nên ăn
Mỗi ngày nên ăn một hộp sữa chua là đầy đủ nhất, không nên ăn quá nhiều.
Thời điểm thích hợp nhất trong ngày để ăn sữa chua là vào buổi tối, lúc này lượng thức ăn trong dạ dày đã tiêu hóa tương đối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, không nên ăn sữa chua vào lúc đói hay quá no, sẽ làm phản tác dụng của sữa chua, không đem lại lợi ích như mong muốn.
Theo khampha.vn
Salad bơ xoài và sâu, crepe châu chấu - bạn có dám ăn thử? Những món ăn làm từ côn trùng là đặc sản của nhiều đất nước dù không phải ai cũng dám thử. 7 nhà hàng sau sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ về côn trùng với nhiều cách bày đẹp mắt. Noma, Đan Mạch: Đầu bếp René Redzepi đến từ nhà hàng Noma, Đan Mạch, nổi tiếng với các món ăn làm từ...