Sửa chữa khẩn cấp tràn xả lũ Nam Thạch Hãn
Sau nhiều năm vận hành, hệ thống công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn công trình và vùng hạ du.
Hệ thống công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn được xây dựng từ năm 1978, đến năm 1983 đưa vào sử dụng. Công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn có nhiệm vụ cấp nước tưới tự chảy cho gần 15.000 ha lúa và hoa màu của 2 huyện Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị, còn cung cấp nước dân sinh cho gần 100.000 người.
Hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn đang bị hư hỏng nghiêm trọng
Qua quá trình vận hành, khai thác tràn xả lũ, mặc dù công trình đã nhiều lần được đầu tư nâng cấp sửa chữa, nhưng phần bê tông sân tiêu năng tràn vẫn bị xói lở, lún sập, hư hỏng nghiêm trọng.
Đáng chú ý, sau những đợt mưa lũ năm 2016, nước qua tràn đã phá vỡ phần kết cấu bê tông sân tiêu năng tràn xả lũ. Nhiều phần bê tông cốt thép sân tiêu năng (phía bờ Nam) bị cuốn trôi, nhiều vị trí khác phần bê tông mặt đã bị phồng rộp và lún sập.
Liên tiếp các đợt mưa, lũ năm 2016 đã gây hư hỏng nặng cho công trình
Nhiều mảng bê tông bị cuốn, lộ ra lõi sắt
Sau khi xảy ra sự cố, ngành NN&PTNT đã gia cố tạm thời bằng rọ đá, nhưng việc khắc phục vẫn chưa triệt để. Phía dưới nền bê tông xuất hiện nhiều hang rỗng, phần đuôi tràn bị vỡ…
Nhằm đảm bảo an toàn cho công trình trước mùa mưa lũ, các đơn vị chức năng đang tiến hành sửa chữa khẩn cấp tràn xả lũ Nam Thạch Hãn. Việc sửa chữa được thực hiện từ giữa tháng 6, dự kiến hoàn thành cuối tháng 8/2018.
Video đang HOT
Hiện các đơn vị chức năng đang gia cố, sửa chữa lại thân đập
Đánh giá về hiện trạng công trình, các chuyên gia, nhà khoa học nhận định, hệ thống công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Nếu không khắc phục, xử lý kịp thời và triệt để lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình và vùng hạ du.
Ông Hồ Xuân Hòe – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết: Hệ thống công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn là công trình đặc biệt quan trọng, việc đầu tư, sửa chữa là hết sức cấp bách, cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cũng như an toàn tính mạng cho nhân dân vùng hạ du….
Ngoài hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, hồ chứa nước Triệu Thượng 2 (tại địa bàn huyện Triệu Phong) đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện công trình này cũng bị hư hỏng nghiêm trọng phía mái hạ lưu đập chính.
Hồ Triệu Thượng 2 cũng đang bị hư hỏng
Tháng 12/2016, do mưa lũ nên phía mái hạ lưu đập chính bị trượt có chiều dài gần 70m, sâu 0,6m. Phía đơn vị quản lý đã khắc phục tạm thời bằng cách đóng cọc tre quanh vùng trượt để hạn chế vết trượt mở rộng. Mặc dù vậy, nguy cơ vỡ đập Triệu Thượng 2 là rất cao.
Tình trạng sạt trượt ghi nhận năm 2017
Sau đó, Sở NN&PTNT Quảng Trị đã có tờ trình gửi UBND tỉnh này đề nghị công bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc sửa chữa, gia cố vẫn chưa hoàn thành.
Hồ chứa nước Triệu Thượng 2 có dung tích thiết kế chứa tối đa 4,3 triệu m3, được xây dựng từ năm 1989 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và nhân dân đóng góp. Năm 2013, đập nước này được nâng cấp từ nguồn vốn dự án quản lý thiên tai (WB5).
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 131 hồ chứa nước các loại, phục vụ tưới cho hơn 25.000 ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, trong số hồ chứa kể trên mới chỉ có 2 hồ chứa kiểm định an toàn đập (theo quy định tại điều 17 của Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ) là hồ chứa nước thủy lợi – Thủy điện Quảng Trị và hồ chứa Triệu Thượng 2. Với 129 hồ chứa còn lại chưa được kiểm định an toàn đập.
Phần lớn các hồ chứa trên địa bàn đã xây dựng rất lâu, các tiêu chuẩn thiết kế áp dụng chưa phù hợp, tần suất thiết kế phòng lũ và xả lũ còn thấp, thường xảy ra các hiện tượng làm mất an toàn hồ chứa, rất nguy hiểm trong mùa mưa bão.
Trước tình trạng trên, Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh, Bộ NN-PTNT có chính sách an toàn về hồ chứa và kiên cố các hồ chứa nhỏ. Trước mắt, để đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ 2018, đề nghị sửa chữa và nâng cấp các công trình hồ, đập tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Đ. Đức
Theo Dantri
Nước lũ bủa vây, thuyền vẫn chạy đầy... đường
Đến hôm nay (8/11), do mưa lớn kéo dài nên nước lũ rút chậm, người dân vùng trũng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vẫn phải chung sống với tình trạng nước lũ bủa vây. Hàng trăm hộ dân còn bị ngập từ 0,2 - 0,7m, có nơi ngập sâu 1,5m; đường giao thông nhiều đoạn bị chia cắt.
Sau mấy ngày xảy ra mưa lớn, người dân các xã Hải Sơn, Hải Tân, Hải Hòa (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) phải sống trong cảnh ngập lụt. Tranh thủ nước lũ rút dần, người dân đã bắt tay ngay vào việc quét dọn vệ sinh nhà cửa.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, hiện tại xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng rút chậm, nhiều khu vực còn bị ngập sâu
Người dân địa phương phải dùng thuyền đi lại giữa dòng nước lũ
Tại Hưng Nhơn, xã Hải Hòa, nơi ngập sâu nhất khoảng 0,5-0,7m
Nước lũ bủa vây tứ phía, thuyền, xuồng là phương tiện duy nhất có thể đi lại vào mùa mưa lũ
Gia súc của người dân được di chuyển đến khu vực cao ráo
Theo người dân địa phương, so với năm 1999 thì đợt lũ lần này nhẹ hơn. Hiện công tác khắc phục sau lũ, dọn dẹp môi trường đang được tiến hành
Trường Trung học cơ sở Hải Hòa đang bị ngập. Học sinh vẫn chưa thể đến trường
Dù mực nước trên sông Ô Giang đang ở mức cao, song người dân vẫn chèo thuyền ra đánh cá
Mưa vẫn chưa ngớt nên mực nước rút rất chậm.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Quảng Trị, ảnh hưởng của bão số 12 và mưa lớn những ngày qua khiến 38 xã, phường, thị trấn của 5 huyện, thị xã bị ngập lụt.
Bên cạnh đó, mưa lớn đã làm ngập, cô lập và chia cắt nhiều tuyến đường có ngầm, tràn, vùng thấp ở khu vực miền núi thuộc huyện Đarrông, Hướng Hóa và vùng thấp trũng ở đồng bằng thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và thị xã Quảng Trị.
Đăng Đức
Theo Dantri
Cá heo dạt vào biển Đà Nẵng được đưa về Viện Hải dương học Nha Trang Ngày 2/7, đơn vị phụ trách chăm sóc cá heo con bị thương và dạt vào bờ biển Đà Nẵng cho biết, Viện Hải dương học Nha Trang đã tiếp nhận chăm sóc, theo dõi sức khoẻ cho cá thể này. Cá heo con dạt vào biển Đà Nẵng trong tình trạng bị thương ở phần thân dưới vây lưng Trước đó, tối...