Sửa cầu Thăng Long có vượt quá khả năng của các tiến sỹ, giáo sư trong nước?
Theo thông tin trên một số phương tiện truyền thông, phát biểu tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, chúng ta có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư mà cầu Thăng Long sửa chữa không xong. Thực tế, việc sửa mặt cầu có phải vượt quá khả năng của các tiến sỹ, giáo sư, kỹ sư ở Việt Nam hiện nay?
Sửa cầu Thăng Long có phải nhiệm vụ vượt quá khả năng của các tiến sỹ, giáo sư nước ta? (ảnh: IT)
Chuyên gia trong nước nói gì?
Trao đổi với Dân Việt về phát biểu của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể liên quan tới việc sửa mặt cầu Thăng Long, ông Nguyễn Ngọc Long – Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho biết: “Do tôi không được dự cuộc họp này nên không biết Bộ trưởng Bộ GTVT phát biểu trong bối cảnh và không khí cuộc họp thế nào nên tôi từ chối không bình luận”.
Ông Long cũng cho biết, với cá nhân ông, “cả cuộc đời làm việc và làm chuyên môn tôi không có tự ái và không bao giờ tự ái trong nghề nghiệp. Nếu người ta bảo mình kém thì mình phải suy nghĩ xem có kém thật không. Đó là quan điểm nghề nghiệp của tôi, tự trọng trong nghề nghiệp khác với tự ái nghề nghiệp. Niềm đam mê nó thúc đẩy nghề nghiệp phát triển không phải tự ái”, ông Long nói.
Cũng theo ông Long, liên quan tới việc sửa cầu Thăng Long, với sự phát triển của công nghệ, vật liệu, thiết bị…thì việc làm thế nào để áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của các nước hiện này là cần thiết và hoàn toàn có thể nhập khẩu cả công nghệ và thiết bị. Miễn là các công nghệ, thiết bị của các nước tốt, mặt cầu tuổi thọ có thể kéo dài tới 15 đến 17 năm và thậm chí có công nghệ kéo dài hơn nữa với giá thành hợp lý.
Cũng theo ông Long, quá trình sửa chữa này thực tế diễn ra từ 2007, đến nay là hơn 10 năm. Lúc đầu cũng có sữa chữa của chính phía trong nước và mời nhà thầu có những loại nguyên vật liệu đặc chủng. Tuy nhiên, năm 2007 và 2008 không thành công. Sau đó phía Việt Nam sử dụng vốn dư từ đường trên cao vành đai 3 Mai Dịch – Pháp Vân và đặt vấn đề với phía JICA của Nhật Bản sử dụng nguồn vốn dư thừa này để sửa chữa mặt cầu Thăng Long.
Do đó, ông Long cho rằng cần rà soát lại toàn bộ dự án đó và xem tư vấn của tổ chức mà JICA lựa chọn đã làm được gì, tốn bao nhiêu thời gian và kinh phí… Sau đó, nếu có thẩm định lại với kết quả tư vấn tốt thì phải làm việc với họ. Trường hợp tư vấn của họ thấy chưa yên tâm thì mời tư vấn, nhà thầu nước ngoài khác nếu được nhưng phải tuân thủ nguyên tắc là đảm bảo đưa vào công nghệ tiên tiến nhất bao gồm cả kinh tế kỹ thuật.
Trước đó, trả lời báo chí về việc mời chuyên gia của Nga, PGS.TS Nguyễn Đình Thám – Trưởng Bộ môn công nghệ quản lý và xây dựng, Đại học xây dựng Hà Nội cho biết: Công trình cầu Thăng Long được nhà thầu Nga thi công cách đây hơn 30 năm, trong suốt quá trình trên không xảy ra hỏng hóc, chứng tỏ chất lượng công trình rất tốt. Thế nhưng, từ khi Bộ GTVT sửa lại mặt cầu đưa vật liệu mới vào, mới xảy ra nhiều sự xuống cấp. Chứng tỏ trình độ thi công của chúng ta còn kém, không nắm được kỹ thuật nên mời chuyên gia Nga là hoàn toàn đúng. Khi Bộ GTVT không thành công đáng lẽ phải mời từ lâu, giờ là hơi muộn.
Video đang HOT
Bộ GTVT cho biết sẽ mời chuyên gia Nga tư vấn trong đợt sửa cầu Thăng Long tới đây (Ảnh: IT)
Phải bền vững 10 năm trở lên
Yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp với các các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ GTVT, Hội Khoa học – Kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Trường Đại học GTVT… mới đây là phải đảm bảo bền vững 10 năm trở lên.
Ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, để thực hiện sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Tổng cục đã liên hệ với chuyên gia Nga. Phía Nga đã trả lời có thể hợp tác nhưng đề nghị chuyển tài liệu cho họ nghiên cứu trước, đồng thời phía Nga sẽ tổ chức đoàn chuyên gia khảo sát tình hình thực tế.
“Hiện Tổng cục Đường bộ VN đã chuyển một số tài liệu do Tư vấn KEI (được JICA lựa chọn) cho phía Nga để họ nghiên cứu và có giải pháp sơ bộ. Trong khi chờ kết quả nghiên cứu của chuyên gia Nga, Cục Quản lý đường bộ I tiếp tục duy tu, bảo dưỡng thường xuyên mặt cầu” – ông Nguyễn Văn Huyện cho biết.
Theo ông Hoàng Hà – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, bản mặt cầu Thăng Long là dạng bằng kết cấu thép, tính chất mỏng, độ rung động và biến dạng rất lớn, cần phải có giải pháp sửa chữa, tăng cường xử lý vết nứt, sử dụng chất dính đặc biệt. Bởi cầu Thăng Long là công trình lớn, đã trên 30 năm, theo nguyên tắc cầu lớn như vậy phải có dự án tổng thể để đại tu, chứ không chỉ sửa chữa riêng phần mặt cầu.
Còn theo TS. Tô Giang Lam – Trường Đại học GTVT, với các hư hỏng hiện tại, nếu không có giải pháp tổng thể thì hàng năm việc duy tu bảo dưỡng cầu Thăng Long rất khó khăn; mặt khác nếu sửa chữa khi hư hỏng nhưng không lựa chọn giải pháp kỹ thuật phù hợp sẽ khó đảm bảo chất lượng, tuổi thọ và độ bền; đồng thời không bảo vệ được phần kết cấu bản mặt cầu dưới tác dụng của xâm thực và giảm ảnh hưởng của tải trọng lặp.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng cho rằng, hiện nay, các cầu lớn của Việt Nam chưa có hệ thống theo dõi, chưa có định mức đơn giá cho việc phân bổ, sửa chữa thường xuyên cũng như định kỳ, nên rất rủi ro, bị động trong công tác xử lý sự cố.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đề xuất, phương án sửa chữa, xử lý mặt cầu Thăng Long của các cơ quan, đơn vị, của các chuyên gia, Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để đưa ra giải pháp căn cơ, triệt để, bền vững, ít nhất phải 10 năm trở lên, đảm bảo giao thông êm thuận và an toàn cho người dân.
Theo Danviet
Lãnh đạo Bộ GTVT nói về ga ngầm C9 tại Hồ Gươm
Trao đổi về việc UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội có văn bản cảnh báo việc làm ga ngầm C9 sẽ xâm phạm di tích Hồ Gươm, có khả năng làm tổn hại Tháp Bút, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông giải thích, việc làm nhà ga phải cân nhắc nhiều yếu tố...
Phương án quy hoạch tổng mặt bằng nhà ga C9 trên đường Đinh Tiên Hoàng được trưng bày để lấy ý kiến người dân
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông là người được chỉ định trả lời câu hỏi của báo giới về vấn đề UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng nêu ra tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối ngày 30/8.
Nói chung về dự án, ông Đông khẳng định, tuyến đường sắt đô thị số 2 Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia, do UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư. Việc xây dựng ga C9, Bộ GTVT đã được lấy ý kiến với tư cách bộ quản lý chuyên ngành.
Theo đánh giá của Thứ trưởng Đông, Hà Nội đã làm rất thận trọng việc xác định vị trí làm ga C9 vì việc đặt một ga tàu liên quan đến nhiều yếu tố, từ yếu tố kinh tế, kết nối giao thông, hệ thống, phương án thi công...
"Tuy nhiên, có một phần ga C9 nằm trong khu vực bảo vệ 2 của di tích lịch sử Hồ Hoàn Kiếm. Giải quyết vấn đề này phải căn cứ trên đánh giá về tác động môi trường, về tác động đối với di tích, di sản. Việc này Hà Nội phải làm cẩn trọng để vừa đảm bảo công năng sử dụng của ga, vừa bảo vệ cho di sản và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật" - Thứ trưởng Bộ GTVT nêu quan điểm.
Mở rộng thêm vấn đề đầu tư các dự án đường sắt đô thị, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Văn Trung trả lời về việc xử lý tình trạng đội vốn 120.000 tỷ của 4 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, TPHCM.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT khẳng định, việc điều chỉnh tổng vốn đầu tư ban đầu của các dự án là do quy mô dự án có thay đổi. Nguyên tắc là khi điều chỉnh đều phải xét đến nguồn vốn, có đảm bảo khả thi không. Vậy nên không phải mọi dự án có điều chỉnh, thay đổi mức vốn đầu tư đều là địa phương đi vay tiền về để triển khai.
Thứ trưởng Bộ KH-ĐT cũng trấn an, nhà nước cũng có một công cụ khống chế, xử lý chuyện dự án "đội vốn" như này là nguyên tắc đảm bảo trần nợ công quốc gia. Không phải dự án ODA nào cũng có thể đi vay thêm về để triển khai, thực hiện.
Tuyến đường sắt đô thị số 2 có điểm đầu tại Khu đô thị Nam Thăng Long, theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc ở Phố Huế (đoạn giao phố Nguyễn Du).
Theo phương án phê duyệt, tuyến đường sắt dài 11,5 km (đoạn trên cao khoảng 2,6 km, đoạn ngầm gần 9 km). Khu depot rộng 17,5 ha tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.
Toàn tuyến có 10 nhà ga, gồm 3 ga trên cao và 7 ga ngầm. Tổng đầu tư của dự án điều chỉnh là 34.678 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước.
Nhà ga C9 dự kiến bố trí ngầm dưới phố Đinh Tiên Hoàng và phần dưới vườn hoa hồ Gươm. Công trình dài 150m, rộng 21,4m, sâu 17,45m, có 3 tầng (tầng trung chuyển, tầng thiết bị và tầng ke ga). Khoảng cách từ thân ga C9 tới hồ Gươm là khoảng 10 m, tượng đài Cảm tử 81m, đền Bà Kiệu 83m, Tháp Bút 36m, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ 120m.
Nêu ý kiến về vấn đề này, gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND Hà Nội báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định vị trí của ga ngầm C9 theo quy định của pháp luật hiện hành về di sản văn hóa.
Còn văn bản mới ban hành của UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội được gửi tới UB Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng cho rằng ga ngầm C9 được đặt gần đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu không chỉ vi phạm Luật Di sản văn hóa mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không gian văn hóa của trung tâm thủ đô.
UB này đề nghị Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, thuyết minh kỹ hơn tác động của dự án đối với di sản, cảnh quan, môi trường, xã hội và các phương án thi công, phòng ngừa sụt lún, thay đổi cấu trúc địa lý, thủy hệ... trước khi trình Thủ tướng cho ý kiến thực hiện.
P.Thảo
Theo Dantri
Đấu thầu lựa chọn tư vấn thẩm tra đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra nghiên cứu dự án. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại hội thảo Ngày 28/8, tại Hội thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi giữa kỳ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thứ trưởng Bộ...