Sư tử ‘hóa mèo bệnh’ khi đối mặt với bầy trâu rừng hung dữ
Khi đang đưa du khách tham quan Khu bảo tồn Sabi Sands Game Reserve thuộc Nam Phi, hướng dẫn viên thực địa Deon Kelbrick đã ghi lại được một khoảnh khắc cực kỳ kịch tính trong thế giới động vật hoang dã.
Đó là cảnh tượng bầy trâu rừng ‘đánh hội đồng’ sư tử đực.
Trước đó, chú sư tử không may lọt vào vòng vây của bầy trâu rừng. Dù là lãnh chúa vùng đồng cỏ và sở hữu sức mạnh vượt trội, nhưng do chỉ có một mình và đối thủ quá đông, nên con mèo lớn bị bầy trâu tấn công dữ dội.
Sư tử bị bầy trâu tấn công.
Chỉ sau ít phút ngắn ngủi, con sư tử gần như đã kiệt sức trước những loạt tấn công của bầy trâu. Cuối cùng, nó phải chui vào một bụi cây gần đó để bảo vệ tính mạng.
- Video: Bầy trâu rừng “đánh hội đồng” sư tử. Nguồn: Latest Sightings.
Pha xử lý quá đẳng cấp của chú trâu rừng châu Phi khiến đàn sư tử chưng hửng
Trâu rừng không chỉ là loài động vật to xác mà trong nhiều trường hợp chúng còn cực kỳ thông minh, tinh quái.
Châu Phi là châu lục lớn thứ 2 thế giới với địa hình đa dạng và cảnh quan đẹp, đây là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động vật hoang dã: voi, sư tử, báo, trâu rừng và loài tê giác...
Đằng sau sự bình lặng của vùng thảo nguyên nơi đây là những cuộc chiến khốc liệt để tranh giành sự sinh tồn giữa các loài động vật hoang dã với nhau.
Cũng giống như một xã hội thu nhỏ, thế giới hoang dã có trật tự của nó và được thiết lập bởi những kẻ đi săn mạnh mẽ. Đó là những loài động vật săn mồi đáng sợ nhất trong tự nhiên và được các nhà khoa học xếp trên đỉnh của chuỗi thức ăn.
Trâu rừng (Synceros caffer) là một trong những loài động vật to lớn ở châu Phi, được xếp trong "Big Five", nhóm những con thú nguy hiểm nhất ở vùng đất này. Một con trâu khi trưởng thành có thân hình dài từ 2,1-3 m; trọng lượng cơ thể có thể đạt tới 500 - 1.000 kg. Đặc điểm dễ nhận ra nhất của trâu rừng là cặp sừng hợp nhất tại bệ góc, tạo thành một lá chắn xương liên tiếp được gọi là một "cái bướu".
Trâu rừng châu Phi có các giác quan nhạy bén để phát hiện ra các kẻ thù thông qua việc phối hợp các dấu hiệu thị giác, khứu giác và thính giác. Loài động vật có khả năng phát hiện sư tử ở khoảng cách 1 km.
Khác với sự hiền lành, có phần nhút nhát của trâu nước châu Á, trâu rừng châu Phi chưa bao giờ được thuần hóa.
Do đó, mặc dù là loài động vật ăn cỏ, nhưng trâu rừng có tính khí hung hăng và dữ tợn, nhiều trường hợp chúng còn sẵn sàng chống trả lại những loài thú săn mồi dữ tợn nhất.
Theo thống kê, hàng năm trâu rừng châu Phi gây ra khoảng 200 vụ giết người. Đến cả những thợ săn cũng phải dè chừng chúng bởi một khi bị thương, trâu rừng sẽ trở nên kích động và tấn công bất kỳ ai gần nó.
Vào một ngày đẹp trời, tràn trề sinh lực, nếu có một loài động vật ăn cỏ đủ bản lĩnh chống chọi lại liên tiếp các cuộc tấn công đến từ các loài động vật săn mồi bậc nhất thì chắc chắn chỉ có thể là trâu rừng.
Anh Antoni Britz, quản lý tại Elephant Walk Retreat đã may mắn chứng kiến cảnh tượng vô cùng hùng vĩ này.
Elephant Walk Retreat nằm cách cầu Cá sấu khoảng 50 m. Đây là một địa điểm ưa thích của khách du lịch bởi chất lượng phục vụ cũng như phong cảnh tuyệt đẹp nhìn thẳng ra sông Cá sấu. Vào hôm đó, một trong những nhân viên ở đây, anh Sipho đã thông báo về sự xuất hiện của đàn sư tử với quản lý.
Khi đến nơi, Britz phát hiện ngoài đàn sư tử còn có một con trâu rừng đang uống nước ở dưới sông. Phát hiện thấy con mồi, đàn sư tử bắt đầu dàn trận rồi tiến đến gần. Khá may mắn bởi con trâu rừng đã phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường và phản công. Tuy nhiên, theo quan sát của Britz, đàn sư tử trước mắt là một nhóm trong hội Vurhami Pride nổi tiếng, bao gồm rất nhiều thành viên trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm trận mạc và là một trong những thế lực đáng gờm ở Công viên Kruger.
Trước sự hung hãn của trâu rừng, đàn sư tử có vẻ e dè và muốn giữ khoảng cách. Nói một cách nôm na, thay vì tấn công vũ bão, đàn sư tử đã chọn chiến thuật bao vây, đánh chậm.
Bất ngờ, con trâu rừng mở ra một phương án đó là chạy xuống sông với hy vọng có thể thoát được những đợt tấn công của sư tử. Tại thời điểm này, nước đi quá hay của trâu rừng đã khiến đàn sư tử phải bối rối. Rõ ràng, vùng sông nước chưa bao giờ là thế mạnh của sư tử. Sau đó, để phòng ngừa sự tấn công có thể đến từ cá sấu, con trâu rừng đã quyết định chạy một mạch sang bờ bên kia, bỏ lại đàn sư tử đang chưng hửng.
Cận cảnh trâu rừng bị đàn sư tử xé xác Không hề bận tâm tới sự xuất hiện của các nhiếp ảnh gia, đàn sư tử ngang nhiên xử tử trâu rừng ngay ở khu đất trống tại công viên quốc gia Kruger (Nam Phi). Phát hiện trâu rừng "đơn thương độc mã", sư tử liền áp sát con mồi. Hai con sư tử lao lại tấn công trâu rừng. Chúng dùng móng...