Sư tử đá “xâm lăng” nhà truyền thống của người Cơ Tu
Gươl – nhà truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở dãy Trường Sơn – vốn là loại hình kiến trúc độc đáo, là sản phẩm văn hoá tinh thần mang sắc thái đặc thù lãnh thổ rất rõ rệt của cộng đồng Cơtu, Ve, Giẻ Triêng, Xơđăng, Cor, Cadong… trên dọc dài cánh đông Trường Sơn. Gươl gắn với cồng chiêng, những điệu múa tâng tung-ya yă, những đêm hát lý những lễ hội tín ngưỡng thiêng liêng cao quí và thân thương của đồng bào miền núi.
Sư tử đá – linh vật hoàn toàn xa lạ với đồng bào Cơ Tu lại ngự trị tại công trình văn hóa truyền thống của huyện Nam Giang, Quảng Nam.
Gươl là nơi để những thanh niên chưa vợ, những người già hằng đêm đến ngủ. Gươl là chốn linh thiêng, nơi cư ngụ của thần linh, ông bà, tổ tiên họ. Phụ nữ, con gái chưa chồng không được đến Gươl. Trong Gươl mọi người không được đánh cãi nhau, mà luôn đoàn kết đùm bọc thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh… Gươl là ngôi nhà chung, được lập nên không chỉ bằng công sức của mọi người trong làng, mà còn là nơi gửi gắm tâm linh, niềm tin, tình yêu thương của cộng đồng làng.
Thế nhưng, tại công trình nhà truyền thống các dân tộc huyện Nam Giang, Quảng Nam đã làm ngược lại những giá trị đó. Nhà truyền thống các dân tộc Nam Giang được xây dựng xong từ năm 2009, tại thôn Crung, xã Cà Dy, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, trên khuôn viên rộng 2.500m2, được thiết kế theo kiến trúc nhà Gươl của đồng bào Cơ-tu và nhà Rông của đồng bào Giẻ-Triêng. Giá trị đầu tư hơn 3 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sư tử đá – linh vật hoàn toàn xa lạ với đồng bào Cơ Tu ngự trị tại công trình văn hóa truyền thống của huyện
Rất tiếc, công trình đồ sộ này trở nên xa lạ với cả cộng đồng lẫn du khách miền xuôi, hoang lạnh bởi không người tới lui. Nhà truyền thống Nam Giang không chỉ phản cảm khi xây bằng vật liệu bê tông cốt thép, lợp tôn sắt, lát gạch men, trang trí bằng đèn chùm kiểm nhà phố… lạc lõng giữa không gian rừng núi, mà còn rước cả 2 tượng sư tử đá – vốn là linh vật của người Trung Quốc, hoàn toàn xa lạ với đồng bào miền núi Quảng Nam để trấn ngự tại cửa Gươl. Ngoài sư tử đá, tại 2 cột lớn cửa Gươil này còn trang trí 2 độc bình gốm Giang Tây, Trung Quốc không ăn nhập vì với văn hóa bản địa.
Việc phục dựng những công trình văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số là đáng khuyến khích, nhưng cách làm mang tính áp đặt, tư duy ấu trĩ như nhà truyền thống các dân tộc ở huyện Nam Giang vừa phản tác dụng lại hao tốn ngân sách.
Bình gốm Giang Tây, Trung Quốc trang trí tại nhà truyền thống các dân tộc Nam Giang. Ảnh: Thanh Hải
Theo LDO
32 di tích, 7 cơ quan đặt tượng sư tử đá trái phép
Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 32 di tích và 7 cơ quan, công sở có đặt các biểu tượng, linh vật lạ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và quy định của Luật Di sản Văn hóa, chủ yếu là các tượng sư tử đá Trung Quốc.
Sư tử đá Trung Quốc tại di tích quốc gia đền Quả Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An)
Ngày 30.10, tại TP.Vinh (Nghệ An), đoàn Thanh tra Bộ VHTTDL đã làm việc với Sở VHTTDL Nghệ An, thông báo kết quả đợt thanh tra về công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Hiện trên địa bàn tỉnh này có 32 di tích và 7 cơ quan, công sở có đặt các biểu tượng, linh vật lạ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và quy định của Luật Di sản Văn hóa, chủ yếu là các tượng sư tử đá Trung Quốc. Chỉ mới có một số ít di tích, công sở chủ động tiến hành tháo dỡ, di dời các sư tử đá ra khỏi di tích, cơ quan như đình Mõ, đền thờ Hoàng Tá Thốn, đền Trìa, đền Trường Tạ, Chi cục Thuế huyện Yên Thành...
Ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL - nhận xét: Tình trạng vi phạm Luật Di sản Văn hóa về tiếp nhận, đặt các hiện vật, linh vật tại các di tích là phổ biến trên phạm vi cả nước, trong đó có Nghệ An. BQL nhiều di tích tự ý tiếp nhận/đặt các hiện vật tại các di tích mà không thông qua hội thảo, nghiên cứu, không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Thanh tra Bộ VHTTDL đề nghị Sở VHTTDL kiên quyết xử lý các BQL di tích tự ý đưa/đặt hiện vật, linh vật không đúng quy định, yêu cầu các BQL di tích tự tháo dỡ, đưa các linh vật/hiện vật đó ra khỏi di tích.
Theo LDO
Yêu cầu di dời linh vật ngoại lai ra khỏi Cố đô Hoa Lư UBND tỉnh Ninh Bình vừa ra văn bản yêu cầu Ban quản lý di tích danh thắng Tràng An khẩn trương di dời các linh vật ngoại lai ra khỏi Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư trước ngày 12/10. UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành văn bản ngày 7/10 yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh...