Sư tử chúa gầy trơ xương, đói khát chết gục vì bầy đàn bỏ rơi
Những bức ảnh gây rung động cho thấy những giờ phút cuối cùng của một con sư tử già gầy trơ xương, từng là chúa sơn lâm trong lãnh địa của mình, trước khi bị bầy đàn bỏ rơi.
Sư tử gầy trơ xương trước ống kinh của nhiếp ảnh gia Larry Anthony Pannell.
Theo Daily Mail, con sư tử bị bầy đàn xua đuổi, không còn được bảo vệ và nhận được thức ăn như trước kia.
Sư tử tên Skybed Scar, từng là chúa sơn lâm nổi tiếng ở Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Có lẽ tuổi già đã khiến nó phải đối mặt với kết cục đáng thương.
Những bức ảnh gây xúc động được nhiếp ảnh gia Larry Anthony Pannell, 64 tuổi chụp lại một cách chân thực.
Con sư tử đi đứng khó nhọc và thường xuyên phải dừng bước nghỉ ngơi.
“Tôi bắt gặp nó đang uống nước một cách khó nhọc. Nó thậm chí còn không bước đi nổi. Sư tử trông gầy trơ xương, dường như bị bỏ đói nhiều ngày”, Larry nói.
Video đang HOT
Larry mô tả cứ vài bước đi, sư tử lại phải dừng lại như để hít thở lấy sức. Nhưng rồi cũng đến lúc nó ngã gục xuống nền đất.
“Đây có lẽ là những ngày cuối cùng, thậm chí là những giờ phút cuối cùng của nó trên Trái đất”, nhiếp ảnh gia đến từ Mỹ nói.
Ngay cả một con voi giờ cũng khiến chúa sơn lâm hoảng hồn.
Nhận thấy con sư tử không còn là mối đe dọa, Larry và bạn đồng hành tiến đến gần, chỉ cách nó khoảng hơn một mét.
“Chúng tôi thấy con sư tử nằm trên bãi cỏ, kiệt sức và không đứng dậy nổi. Con sư tử sau đó cũng nhìn thấy chúng tôi. Tôi chỉ muốn nói với nó rằng,nó sẽ không cô độc nếu phải ra đi ngay tại đây”.
“Vài phút sau, nhịp thở của nó chậm dần rồi cuối cùng dứt hẳn. Chúa sơn lâm đã chết”, Larry nói. “Tôi nghĩ rằng mình vừa chứng kiến một cảnh tượng rất đặc biệt của tự nhiên, cả về sự sống và cái chết”.
Larry nói ông gợi nhớ lại cảnh mình có mặt ở bệnh viện, nơi bà nội trút hơi thở cuối cùng trong một buổi tối. “Đây là lần đầu tiên tôi cảm nhận thấy điều tương tự”.
Sư tử nằm bên vệ cỏ, trút hơi thở cuối cùng trước sự chứng kiến của nhiếp ảnh gia Mỹ.
Sư tử là sinh vật duy nhất trong họ Mèo sống theo bầy đàn giống như gia đình. Trong quần thể đó, chúng được phân công vai trò như đi săn, bảo vệ bầy đàn, lãnh thổ.
Những con đực buộc phải rời đàn thường do bị thua trong một trận quyết chiến với một con đực khác. Có lẽ con sư tử trong bức ảnh của Larry cũng gặp phải số phận tương tự.
Những kẻ thua cuộc dần phải làm quen với cảnh sống độc lập, phải tự mình đi săn cho đến khi kiệt sức vì tuổi già.
Theo Danviet
Phát hiện bất ngờ về xác ướp sư tử 55.000 năm tuổi ở Siberia
Xác sư tử Siberia 55.000 năm tuổi còn nguyên vẹn qua đời khi mới chỉ được một đến hai ngày tuổi, theo phát hiện mới của các nhà nghiên cứu.
Xác sư tử còn nguyên vẹn mới được tìm thấy hồi tháng trước.
Theo Daily Star, tháng trước, các nhà nghiên cứu phát hiện xác sư tử non đóng băng bên bờ sông ở vùng Siberia. Xác sư tử được băng giá bảo quản tốt đến mức gần như còn nguyên vẹn sau 55.000 năm.
Các nhà nghiên cứu hy vọng trong dạ dày sư tử non vẫn còn dấu vết của sữa mẹ, giúp hiểu biết rõ hơn về chế độ ăn của loài sư tử đã tuyệt chủng này.
Nhưng theo phát hiện mới nhất, sư tử non dường như đã chết trước khi có cơ hội được mẹ cho ăn. Điều này có nghĩa là sư tử non bị bỏ rơi hoặc mẹ của chúng chết ngay sau khi sư tử chào đời.
Dấu vết các nhà nghiên cứu tìm thấy xung quanh xác sư tử non cho thấy sinh vật từ thời tiền sử này nhiều khả năng đã bị chôn sống, theo Tiến sĩ Albert Protopopov, tác giả nghiên cứu.
Các nhà khoa học hiên đang tìm cách hồi sinh loài sư tử đã tuyệt chủng này.
"Thoạt đầu, chúng tôi nghĩ sư tử non khoảng 2-3 tuần tuổi", ông Protopopov nói. "Nhưng dấu vết mới cho thấy nó chỉ 1-2 ngày tuổi".
Tiến sĩ Protopopov nói dạ dày sư tử hoàn toàn trống rỗng khi chết. Các nhà nghiên cứu hy vọng xác ướp sư tử non còn nguyên vẹn tìm thấy tháng trước sẽ giúp hồi sinh loài sinh vật đã tuyệt chủng này.
Một con sư tử Á-Âu (Eurasian) trưởng thành có thể cao khoảng 1,2m, dài 2m. Chúng thường săn những loài vật ăn cỏ có kích thước lớn, như ngựa, tuần lộc, hươu, nai, bò rừng, thậm chí cả voi mammoth chưa trưởng thành.
Không rõ lý do vì sao loài sư tử này tuyệt chủng, nhưng các chuyên gia tin rằng, nguyên nhân có thể do số lượng gấu và hươu nai trong khu vực bị giảm xuống, khiến chúng không còn tìm được thức ăn.
Theo Danviet
Giống chó có "cú cắn sư tử" mạnh hơn cả chó ngao Tây Tạng Loài chó sinh trưởng ở cao nguyên lạnh giá sở hữu cú cắn bằng một con sư tử đực trưởng thành. Chó chăn cừu Kavkaz (trái) có cú cắn mạnh hơn cả chó ngao Tây Tạng (phải). Cắn mạnh ngang sư tử Ngao Tây Tạng được người dân bản địa xem là "thần khuyển" vì thân hình to lớn, đồ sộ và sở...