Sự trùng hợp đáng sợ giữa JT610 và chuyến bay trước đó
Phi công trên chuyến bay của Lion Air khởi hành từ Bali tới Jakarta tối 28/10 cũng từng liên lạc với trạm không lưu, cảnh báo về các vấn đề về kỹ thuật sau khi cất cánh, theo Reuters.
Theo ông Herson, giám đốc Cục sân bay khu vực Bali-Nusa Tenggara, sau khi đưa ra cảnh báo này, phi công đã báo lại với tháp điều khiển rằng máy bay đã trở lại bình thường và không cần quay lại sân bay.
“Cơ trưởng tự tin để bay đến Jakarta từ Denpasar, Bali”, ông Herson nói cho biết.
Một mảnh vỡ của máy bay gặp nạn được tìm thấy. (Ảnh: Twitter)
Phi công của một chiếc máy bay khác chuẩn bị hạ cánh tại Bali không lâu sau khi chiếc Boeing 737 MAX 8 cất cánh cho biết đã nhận được yêu cầu bay vòng qua sân bay và lắng nghe cuộc trò chuyện vô tuyến giữa phi công Lion Air và trạm kiểm soát không lưu.
Video đang HOT
“Chúng tôi được yêu cầu hoãn hạ cánh và bay vòng quanh sân bay. Máy bay của Lion Air được yêu cầu quay trở về Bali 5 phút sau khi cất cánh, nhưng sau đó phi công nói vấn đề đã được giải quyết và anh ấy sẽ tiếp tục bay tới Jakarta”, phi công giấu tên này cho biết.
Chuyến bay hạ cánh xuống sân bay tại Jakarta lúc 22h55 tối 28/10. Phi công lập tức báo cáo vấn đề kỹ thuật với hãng Lion Air. Theo người phát ngôn của Lion Air Danang Mandala Prihantoro, các lỗi này đã được nhân viên bảo trì kiểm tra xuyên đêm và sáng 29/10 máy bay ở trong trạng thái sẵn sàng khai thác.
Tuy nhiên, vào sáng 29/10, sau khi chiếc Boeing 737 MAX 8 cất cánh được 3 phút, cơ trưởng đã yêu cầu quay trở lại sân bay Jakarta. Yêu cầu được kiểm soát viên chấp thuận, nhưng khoảng 10 phút sau chiếc máy bay đã hoàn toàn mất liên lạc và rơi xuống biển khi đang chở theo 189 người.
Vào sáng 1/11, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy hộp đen máy bay. Giới chức Indonesia hy vọng sẽ sớm xác định được nguyên nhân khiến chiếc phi cơ gặp tai nạn thảm khốc.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Nóng: Nạn nhân đầu tiên vụ rơi máy bay Indonesia được nhận dạng
Cảnh sát đã xác định được danh tính nạn nhân đầu tiên trong vụ máy bay Lion Air rơi xuống biển Java. Đó là Jannatun Cintya Dewi, 24 tuổi, một công chức người Indonesia.
Nạn nhân đầu tiên vụ rơi máy bay Indonesia đã được nhận dạng
Các quan chức Indonesia tin rằng, toàn bộ 189 người trên chuyến bay JT610 của hãng hàng không Lion Air lao xuống biển Java vào sáng 29.10 nhiều khả năng đã thiệt mạng.
Lực lượng cứu hộ lùng sục trên biển những ngày qua đã tìm được các mảnh xác của các nạn nhân xấu số. Việc xác nạn nhân không còn nguyên vẹn được báo cáo là yếu tố cản trở nỗ lực nhận dạng của lực lượng pháp y.
Hôm 31.10, Cảnh sát trưởng Hudi Suryanto cho biết, sau khi kiểm tra 48 túi đựng xác nạn nhân, lực lượng pháp y mới xác định được danh tính của một nạn nhân thông qua dấu vân tay và hồ sơ nha khoa.
Người đầu tiên được nhận dạng là Jannatun Cintya Dewi, 24 tuổi, một công chức người Indonesia. Ông Suryanto cho biết, xác của Cintya còn 5 ngón tay từ bàn tay phải vẫn nguyên vẹn nên được nhận dạng sớm hơn những nạn nhân khác.
Cintya vẫn còn độc thân và làm việc cho Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia. Cô gặp nạn khi đến Pangkal Pinang công tác.
Xác của nữ công chức trẻ sẽ được gia đình đưa về Sidoadrjo ở Đông Java để an táng.
Em trai của Cintya, Nadzir Ahmad Firdaus chia sẻ, trước đó gia đình anh vẫn cố bám lấy hy vọng rằng Cintya còn sống sót.
"Nếu chị ấy trở về với Thượng Đế, gia đình chúng tôi sẽ chấp nhận điều đó", người em trai 17 tuổi của Cintya nói.
Theo Danviet
Phi công Lion Air từng cảnh báo trước lỗi chết người trên máy bay JT610 Trước khi xảy ra tai nạn, chiếc Boeing 737 MAX 8 của hãng hàng không Lion Air đã có vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng và các phi công từng cảnh báo hãng về những vấn đề này. Theo Bloomberg, chiếc máy bay mang số hiệu JT610 rơi xuống biển ngày 29/10 đã gặp vấn đề với cảm biến sử dụng để tính...