Sư trụ trì chùa Hương trần tình 1.200 bao tải tiền
“Đó là tiền người dân gửi Ngân hàng nông nghiệp huyện Mỹ Đức. Tôi không có một xu nào trong số 1.200 bao tải tiền lẻ”.
Thượng tọa Thích Minh Hiền và Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương Nguyễn Văn Hậu tại buổi thông tin báo chí chiều 7/1. Ảnh Nguyễn Dũng
Trước đề cập của phóng viên về thực hư 1.200 bao tải tiền lẻ chùa Hương gom được trong mùa lễ hội mà một số báo đề cập trước đó, chiều 7/1, Thượng tọa Thích Minh Hiền – sư trụ trì chùa Hươngkhẳng định “tôi không có một xu nào” trong số tiền đó.
Theo Thượng tọa Thích Minh Hiền, đây là số tiền người dân gửi Ngân hàng Nông nghiệp huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Sau đó ngân hàng huyện Mỹ Đức gửi tiền lên ngân hàng trung ương, nhưng một tờ báo lại thông tin đó là tiền của chùa Hương.
“Thấy có khách sạn mang tên chùa Hương, có người bảo sao thầy lại kinh doanh khách sạn? Chùa cấm uống rượu sao thầy lại kinh doanh rượu mơ chùa Hương? Rồi tôi cũng bị ngộ nhận là kinh doanh xe buýt chùa Hương…” – Thượng tọa Thích Minh Hiền phân trần về sự “oan uổng”.
“1.200 bao tải tiền lẻ tương đương với 20 tỷ đồng là người dân gửi ngân hàng trong 3 tháng hội chứ không phải tiền của tôi” – Thượng tọa khẳng định.
Vị sư trụ trì chùa Hương cũng cho biết, khi ngân hàng huyện Mỹ Đức mang số tiền lẻ này lên gửi ngân hàng trung ương, nhưng vì phải chờ tiếp quản, nên ngân hàng này lại phải chuyển số tiền đó về.
“Khi gặp Thống đốc, tôi đã nói tại sao lại không giải quyết luôn, vì đây là tiền lẻ nên rất đau đầu” – Thượng tọa nói và cho biết những số tiền chùa thu được đã dùng để trùng tu, lát đường chùa.
Video đang HOT
Phao cứu hộ sẽ được thả ở những vùng nước sâu tại suối Yến để đảm bảo an toàn. Ảnh ST
Cũng tại buổi thông tin báo chí này, Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hậu cho biết, số tiền thu được từ chùa Hương được dùng để khắc phục môi trường suối Yến, tái đầu tư chùa và thực hiện nhiều công trình khác.
Ông Hậu dẫn dụ, chỉ làm một chiếc cổng chùa đã mất 11 tỷ đồng, ngoài ra còn tới 3 chiếc cổng nữa chưa được làm. Hay số tiền chi phí cho ban tổ chức lễ hội lên đến 14 tỷ đồng mỗi năm, dành cho 600 người phục vụ.
Liên quan đến việc đấu thầu cửa hàng ăn tại khu vực chùa Hương, theo ông Hậu, chùa Hương rất rộng và liên quan đến nhiều thôn. Khu vực kinh doanh thuộc thôn nào thì thôn đó được kinh doanh. Người kinh doanh ở vùng khác không được kinh doanh ở chùa Hương, vì đây là tiền lệ “Đất vua chùa làng. Nó như lộc Phật cho người dân ở đó”.
Cũng theo ông Hậu, ban tổ chức không cho đấu thầu. Trên thực tế giá hộ kinh doanh nộp thuế chỉ khoảng 10 triệu đồng, nhưng các hộ kinh doanh này bán lại cửa hàng với mức giá có khi còn lên đến 300 triệu đồng. Hiện trong quy hoạch, chỉ có 14 cửa hàng ăn được cấp giấy phép kinh doanh.
Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương còn cho biết, rút kinh nghiệm năm nay các cửa hàng ăn không được ghi biển hiệu thịt thú rừng hoang dã, mà phải ghi cụ thể là nhím nuôi, heo nuôi…
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho du khách thắng cảnh suối Yến, chùa Hương sẽ huy động các thuyền chở phao cứu sinh, đồng thời sẽ bố trí phao ở những khu vực suối nước sâu.
Ban tổ chức lễ hội chùa Hương cho biết, vào ngày 6/1 Âm lịch, chùa Hương sẽ khai hội đầu xuân. Đến 15/1 Âm (đêm rằm) chùa Hương sẽ tổ chức đêm thơ nguyên tiêu.
Theo Xahoi
Chùa Hương: 'Máy chém' và 'cò' ra sức 'hành' du khách
Được tổ chức hoành tráng nhất từ trước đến nay, cùng với đó là những lời khẳng định như đinh đóng cột của UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) về công tác đảm bảo trật tự trong suốt mùa lễ hội... Tuy nhiên, xem ra những điều trông thấy tại lễ hội chùa Hương năm nay vẫn khiến không ít người... "đau đớn lòng".
"Cò" làm lu ật "nhi ều trong m ột"
Dọc quốc lộ 21B, từ khu vực Vân Đình đi chùa Hương không khó để nhận ra cảnh những tay xe ôm bám đuổi ô tô như trong phim hành động. "Cò đò" cũng xuất hiện ngay từ phía ngoài, thấy du khách rơi vào tầm ngắm sẽ lẵng nhẵng bám theo kiên nhẫn mời chào.
Xe chúng tôi vừa chạm đất Phật, bác tài xế liền bốc máy gọi điện cho một chị... người quen. Nói là người quen nhưng anh em trong đoàn ai chẳng biết, đó là... "cò thứ thiệt". Chắc hẳn nhiều lần đưa đón khách đến chùa Hương, đám "cò" ở đây đã bắt được "sóng" để thoả thuận "ngầm", chẳng cần hỏi ý kiến người trên xe, bác tài tự đưa khách đến nơi đặt sẵn. Theo tiết lộ, sau mỗi "phi vụ" như vậy, bác xế được "bo" 100.000 đồng!?.
Cảnh chen chúc tại bến đò chùa Hương
Đến trước cổng chính, hành khách vô cùng ngạc nhiên vì cửa chính đã bị lực lượng công an chặn lại với tấm biển "cấm ô tô". Đang lo lắng vì sẽ phải xuống cuốc bộ, nhưng khoảng 2 phút sau, một "cò đường" xuất hiện, gã tiến đến thì thầm to nhỏ với chiến sĩ công an làm nhiệm vụ phân luồng giao thông. Chắc nhận ra "người quen", vị này liền lùi lại ra hiệu cho xe đi qua. Hỏi tài xế mới biết, nguyên tắc xe to không được đi vào bến nhưng đội ngũ "cò" đã "làm luật" hết rồi!? Vậy là lần thứ hai, chúng tôi bị... "móc túi". Qua ba chỗ rẽ, xe cũng tới bến đò.
Khi hành khách đã xuống xe hết cũng là lúc "cò" và bác xế làm việc với nhau. Họ trao phong bì trong giây lát và giao khách hàng cho nhau bằng một lời giới thiệu: "Bây giờ, cô bác, anh chị sẽ được anh K. dẫn ra bến đò. Anh K. sẽ lo thuyền chở cho mọi người. Giá cả như thế nào anh K. sẽ phổ biến". Được lời ngỏ, anh K. liền trình bày những khoản anh đã phải "làm luật" và tuyên bố: "Em đã lo liệu cho mọi người tất cả các khoản từ A đến Z. Bây giờ chỉ việc đóng tiền cho em là xong. Em đã mua vé, thuê người lái thuyền và đảm bảo cho mọi người được "đi đúng bến đến đúng bờ", ăn nghỉ thoải mái, cho em xin mỗi người 85.000 đồng/người". Chưa kịp để hành khách lên tiếng, anh "cò" đã trấn an: "Đây là giá nhà nước rồi. Mọi người vào nhà hàng nào thì lại có giá của nhà hàng đó".
Trước tình thế đã rồi, chúng tôi đành móc hầu bao thanh toán rồi theo "cò" ra bến. 18 người ngồi chật cứng trên chiếc thuyền có chiều rộng khoảng hơn 1m khiến nó chới với chỉ cách mép nước khoảng 2cm đến 3cm. Cả dòng sông, không một thuyền nào trang bị phao cứu hộ. Lo ngại nguy hiểm, không ít người than thở với lái đò. Chị này tỏ rõ thái độ: "Vào những ngày đông khách chiếc thuyền này có thể chở đến 25 người. Các bác muốn thuyền to thì phải tự tìm thuyền thuê. Phận em được "cò" thuê thì thực hiện đúng giao kết đưa khách đến đúng bến và chở khách về đến bờ thôi". Sau một vài lần dò hỏi, chị lái đò tiết lộ: Chị được "cò" thuê 300 nghìn đồng/chuyến. Giá vé vào chùa Hương là 50.000 đồng. Vậy là, chỉ cần môi giới, anh K. đã thu lời được vài trăm nghìn đồng từ một đoàn khách.
Tưởng "cò" chỉ làm luật với tài xế và người lái đò để ăn tiền nhưng khi thuyền vừa cập bến thì một mối hàng khác lại xuất hiện. Đó là các chủ cửa hàng viết sớ ngay trước cửa đền Trình. Mỗi lá sớ cầu an, khách phải trả 30.000 đồng, còn sớ cầu công danh là 50.000 đồng. Người viết mặc định mỗi du khách phải viết 4 lá sớ coi như mới... đủ. Đoàn chúng tôi lại lên thuyền lênh đênh trên dòng suối Yến. Cập bến, "cò" đưa khách vào nhà hàng đã đặt trước, chị lái đò được chủ nhà hàng hỏi thăm: "Anh K. có nhắn em còn nhiều đoàn không? Hôm nay chủ nhật bảo anh K. đón khách cho chị thì chị sẽ thêm hoa hồng". Câu chuyện của hai người được nói công khai ngay trước nhà hàng.
Chị lái đò chia sẻ: "Mỗi nhà mỗi bến đỗ nhưng bến đỗ của nhiều nhà phải nhờ "cò" làm luật mới hoạt động được. Trước đã có nhiều trận đánh nhau tranh bến đỗ. Sau đó, mỗi nhà phải tự liên hệ với "cò" để lấy bến làm ăn. Từ đó khi có khách "cò" sẽ thuê người lái chở khách về đúng nhà hàng đã thoả thuận từ trước. Cò sẽ ăn hoa hồng nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng đoàn khách gã dẫn đến cho nhà hàng".
Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền
H ết "hành lu ật" l ại... "hành xác"
Vừa đặt chân xuống nhà hàng, người chủ đã đon đả mời thượng đế... "đi vệ sinh". Nhưng trước khi đi, khách hành hương không thể không thực hiện nghĩa vụ đóng phí 3 nghìn đồng/lượt. Không riêng nhà hàng "V.M", hầu hết các ki ốt dọc đường lên động Hương Tích đều không bỏ qua dịch vụ này để kiếm thêm. Đặc biệt có nhà hàng phải cắt cử ba người để thu phí dịch vụ và tránh "lọt" đối tượng ra vào tự do mà không thanh toán tiền.
Đến khu vực đi cáp treo lại xuất hiện một đội ngũ "cò" khác. Tranh thủ lúc đông người, nhiều "cò" đã nhanh chóng câu dụ khách hành hương mua vé cao ngất ngưởng với lí do: "Mua nhanh để tranh chỗ chờ cáp treo". Thông thường mức giá cò đưa ra thường cao hơn giá niêm yết trên bảng là 20 nghìn đồng. Nhưng vì phải "hành xác" quá lâu để được lên cáp treo rất nhiều khách hành hương đã bỏ cuộc. Đương nhiên, "cò" sẽ chớp cơ hội mua lại với giá giảm đi tận... 50 nghìn đồng. Cũng theo quan sát của PV, đội ngũ bảo vệ, công an chủ yếu tập trung dồn cho việc giữ trật tự hàng lối mà bỏ qua đám "cò" khiến cho đám này tha hồ làm luật chặt chém khách hành hương. Không có người giám sát ở khu vực bán vé, "cò" ngang nhiên ngã giá với khách hàng.
Đặc biệt hơn là những "tên hắc ám" (biệt danh mà nhiều khách hành hương rỉ tai nhau nói về những chiêu trò bán hàng ăn tiền của những ông, bà chủ quán nước, nhà hàng). Chặng đường lên động Hương Tích có hàng trăm hàng quán nhưng nếu không biết luật, các thượng đế dễ bị méo mặt với các trò ăn tiền của họ. Bất cứ là bệ tường, gốc cây hay bậc thang... đội ngũ này đều tận dụng kê ghế để kinh doanh chỗ ngồi. Một lần ngồi sẽ phải thanh toán 30 nghìn đồng/người. Nếu mua hàng thì giá đồ uống, thức ăn sẽ tăng lên gấp đôi so với giá trị thật của một sản phẩm. Điển hình, nước mía được bán từ 20 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng/túi, bò húc 20 nghìn đồng/lon, nước lọc 15 nghìn đồng/ chai, nước dừa 40 nghìn đồng đến 50 nghìn đồng/quả...
Thêm một dịch vụ không ngờ mà không ít khách hành hương đánh giá là "có một không hai" khi đến chùa Hương là bắc thang đánh thuế đi đường tắt. Đường xuống động Hương Tích chỉ khoảng 40m nhưng lúc nào cũng chật cứng du khách. Một đội quân "cò" lại xuất hiện với những chiếc cầu thang thông đường. Cứ khoảng 5m lại có một cò ngồi cheo veo trên lan can ngang nhiên thu phí mỗi người từ 5 nghìn đồng đến 10 nghìn đồng. Không thể chịu được cảnh đùn đẩy đến nghẹt thở, hàng trăm người đã chấp nhận mạo hiểm đi đường tắt không có người hướng dẫn. Nhưng được chừng nửa giờ sau, nhiều người phải leo lại đường núi để tìm đường xuống. Khi thắc mắc, đám cò thản nhiên cười khểnh: "Không đi đúng đường nên bị lạc là chuyện bình thường. Có mấy nghìn mà cũng tiếc".
Tội nghiệp hơn cả là trường hợp chị H. (quê ở Thái Bình) có thai được 6 tháng phải vật lộn với cảnh chen chúc, người người đùn đẩy nhau lên xuống. Chưa đầy 2 phút chị đã bị rời khỏi tay chồng và bị cuốn vào đám xô đẩy. Sau nhiều lần gọi điện khóc lóc, anh chồng vẫn câu trả lời: "Anh không thể thoát được chỗ hiện tại để đến cứu vợ". Trong tình trạng tuyệt vọng và quá mệt mỏi, chị đành ngồi luôn xuống vệ đường khóc nức nở xoa bụng thương đứa con chưa chào đời. Đi vãn cảnh chùa Hương không khó để nhận ra trên loa của ban tổ chức liên tục thông báo những trường hợp: Bố thất lạc con, vợ thất lạc chồng, mẹ thất lạc con, thất lạc người yêu... Nhiều khách hành hương vẫn không hết ám ảnh cảnh đông đúc với những câu than vãn: "Một cuộc hành xác hơn là hành hương", "Hở cái gì là làm luật ăn tiền", "Hết hành xác lại hành luật",... "Kiểu gì cũng bị hành"...
S ẽ khó d ẹp h ết "cò"
Theo thừa nhận của một cán bộ cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tại khu vực chùa Hương, sẽ khó dẹp hết "cò mồi" bởi đối tượng này hoạt động dưới rất nhiều hình thức. Trong khi đó, lực lượng chức năng đã bắt giữ rất nhiều trường hợp, song do mức xử phạt còn quá nhẹ, khiến "cò mồi" nhờn luật. Nếu gây mất trật tự công cộng, lần thứ nhất phạt 150.000 đồng, lần thứ 2 phạt 200.000 đồng, chẳng thấm vào đâu so với thu nhập của họ.
Theo vietbao
Có còn chuyện lái đò 'gạ' khách ở chùa Hương? Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội thừa nhận, chuyện lái đò vòi vĩnh, xin thêm tiền của khách đi trẩy hội chùa Hương vẫn còn. Chuyện lái đò vòi vĩnh, xin thêm tiền của khách tham quan vẫn còn Năm 2013: Không tăng giá vé, giá đò Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch...