Sự trỗi dậy của một startup Fintech từng bị chối bỏ
Chỉ trong vòng chu kỳ 1 năm, định giá của Robinhood – một startup trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) đã tăng gấp ba, đạt hơn 5 tỷ USD. Đâu là câu chuyện đằng sau sự phát triển thần kỳ này?
Hồi tháng 5 vừa qua, Robinhood, một startup Fintech ở Mỹ tuyên bố đã thu hút được thêm 363 triệu USD vốn đầu tư từ các nhà đầu tư hàng đầu tại Silicon Valley. Như vậy, công ty này đã được định giá tới 5,6 tỷ USD. Mức định giá này của Robinhood tương đương với 1/3 giá trị thị trường của E-Trade Financial, một nền tảng môi giới đầu tư trực tuyến đình đám tại Mỹ.
Trong khi lợi nhuận ròng của E-Trade đạt 708 triệu USD trong quý I năm nay, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, thì con số lợi nhuận của Robinhood không được tiết lộ do công ty này hiện vẫn đang hoạt động dưới mô hình của một công ty tư nhân.
Mức tăng trưởng về số lượng khách hàng của Robinhood là rất đáng kinh ngạc, hiện đã lên tới 4 triệu người, gấp đôi con số đạt được vào mùa Thu năm ngoái, vượt số lượng tài khoản của E-Trade là 3,7 triệu.
Chung cuộc thì liệu Robinhood có thành công hay không vẫn là một dấu hỏi, nhưng có một xu thế đang diễn ra là các nhà đầu tư lớn đang ngày càng quan tâm tới các startup Fintech.
Hồi tháng 5 vừa qua quỹ đầu tư BlackRock tuyên bố dẫn đầu một nhóm nhà đầu tư rót 50 triệu USD vào Acorns – một ứng dụng cho phép người dùng đầu tư tiền nhàn rỗi vào các quỹ ETF. Acorns hiện có hơn 3,3 triệu người dùng.
Stash, một ứng dụng cho phép khách hàng triển khai những khoản đầu tư thậm chí nhỏ tới mức 5 USD hồi tháng 4 cũng đã có tới 2 triệu khách hàng. Hồi tháng 2 năm nay công ty này đã nhận được khoản đầu tư trị giá 37,5 triệu USD từ một nhóm nhà đầu tư.
Với việc số lượng người tiếp cận với công nghệ thông tin và tham gia các giao dịch online ngày càng gia tăng, trong đó có một số lượng đáng kể các millennial (người dùng sinh ra trong khoảng thời gian từ những năm 1980 tới năm 2000), giá trị của các startup loại này ngày càng tăng.
Robinhood cho ra đời ứng dụng giao dịch cổ phiếu miễn phí giao dịch 3 năm trước đây và tham vọng của công ty không dừng lại ở đó. Năm ngoái Robinhood đã bổ sung thêm tính năng giao dịch quyền chọn (option) và năm nay bổ sung thêm tính năng giao dịch đồng tiền kỹ thuật số ở mức độ giới hạn.
Video đang HOT
Baiju Bhatt, đồng sáng lập viên kiêm CEO của Robinhood
Trong một buổi phỏng vấn với kênh truyền hình CNBC của Mỹ, Baiju Bhatt, đồng sáng lập viên kiêm CEO của Robinhood cho biết, trong vài năm tới Robinhood sẽ trở thành một công ty tài chính tiêu dùng cung cấp đầy đủ các dịch vụ.
Sản phẩm phải trả tiền của công ty là Robinhood Gold được đưa ra thị trường hồi tháng 9/2016. Đây là dịch vụ cho vay đầu tư chứng khoán (margin) và giao dịch ngoài giờ. Robinhood Gold cho người dùng có số dư ký quỹ từ 2.000 USD vay margin với tỷ lệ gấp đôi số tiền ký quỹ với một mức phí cố định phụ thuộc vào số tiền vay.
Trong khi các nền tảng môi giới trực tuyến truyền thống tính lãi dựa trên từng món vay cụ thể thì Robinhood tính phí cố định hàng tháng căn cứ vào ’sức mua’ của từng khách hàng.
Tại Interactive Brokers lãi suất cho vay margin là 3,2%/năm đối với khoản vay 10.000 USD, còn tại E-Trade là 9,75%/năm. Robinhood Gold lại có biểu phí khác. Ví dụ, với ’sức mua’ là 8.000 USD thì mức lãi suất sẽ là 40 USD/tháng, tương đương 6%/năm. Với ’sức mua’ là 12.000 USD thì lãi suất là 50 USD/tháng, tức 5%/năm. Mức phí này không phụ thuộc vào việc nhà đầu tư có sử dụng hết hạn mức margin hay không.
Hồi tháng 10 năm ngoái, 75% giá trị giao dịch tại Robinhood thuộc về sản phẩm Robinhood Gold và công ty cho biết tỷ lệ này có mức tăng trưởng 17%/tháng.
“Đây là một cách tiếp cận rất độc đáo”, Bill Capuzzi, CEO của Apex Clearing – một công ty quản lý hạ tầng và hệ thống vận hành của Robinhood và các công ty dịch vụ tài chính khác – nói.
Robinhood cho biết con số 4 triệu tài khoản là số lượng tài khoản được phép giao dịch, tuy nhiên không phải tài khoản nào cũng được cấp margin.
Có một điều hết sức thú vị là startup này từng bị 75 nhà đầu tư từ chối rót vốn trước khi nhận được 3 triệu USD vốn đầu tư ban đầu trong vòng gọi vốn “hạt giống” từ nhóm nhà đầu tư dẫn đầu là Index, Google Ventures và Andreessen.
Ngọc Quang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Blog chứng khoán: Phiên xoa dịu nỗi đau
Không biết phiên đột biến tăng mạnh hôm nay có phải khởi đầu cho một xu thế mới hay không, nhưng nếu tâm lý vẫn có thể đảo ngược được thì tình hình chưa phải là quá tệ.
Thị trường ngày 31/10/2018:
Giao dịch hôm nay thật mạnh, không tưởng tượng được thị trường lại được kéo lỳ với cường độ đó đến tận lúc đóng cửa. Thị trường là vậy, luôn có bất ngờ và không cần tìm nguyên nhân. Hôm nay như một làn nước mát xoa dịu nỗi đau của rất nhiều người, cũng giúp xì hơi sự ức chế dồn nén suốt 1 tháng nay.
Blue-chips tăng cực mạnh với dòng tiền tốt lên báo hiệu sự thay đổi nhất định trong tâm lý. Một phần vì bối cảnh có vẻ thuận lợi hơn. Nếu chứng khoán Mỹ không giảm thêm thì có thể thị trường Việt Nam đã có đáy. Đương nhiên cần nhiều hơn một phiên để xác định. Tuy vậy mức giảm chung cũng đã khá mạnh và đáy cũ đang được giữ khá ổn.
Phiên tăng hôm nay tạo dư địa rộng hơn cho khả năng đáy cũ sẽ không thủng. Còn một số yếu tố bất định nữa nên xu thế tăng mới nếu xảy ra cũng chưa thể tăng tốc ngay được. Vấn đề là tình hình khi không thể xấu hơn nữa, tức là chỉ có thể tốt dần lên.
Khác biệt lớn nhất của phiên tăng hôm nay là cách thức mua nâng giá liên tục và bền bỉ. Tiền chưa phải là nhiều, nhưng tăng tốt. Hệ số tăng/giảm trên cổ phiếu cũng rất tốt. Dấu hiệu tích cực này có từ hôm qua, nhưng hôm nay rõ ràng hơn. Trong trường hợp xấu là các chỉ số quay đầu retest đáy lần nữa thì cũng sẽ tạo ra sự phân kỳ đối với cổ phiếu.
Đây là tình huống ngược lại ở thời điểm tạo đỉnh: Chỉ số có thể đi lên cao hơn, tạo đỉnh cao mới nhưng cổ phiếu thì đa số tạo đỉnh thấp hơn. Ở đáy lúc này chỉ số có thể sụt xuống sâu hơn nhưng cổ phiếu lại tạo đáy cao hơn. Thống kê với blue-chips có thể thấy rõ điều này.
Kịch bản vào sóng tăng mới rất có thể sẽ xảy ra trong tuần này hoặc tuần sau. Tình hình vẫn chưa rõ ràng và nghi ngờ còn cao. Vốn nội hôm nay cỡ 3,2k tỷ (không tính thỏa thuận), mới phục hồi lại mức trung bình thấp. Nếu sự đồng thuận trong suy nghĩ đủ lớn thì sẽ sớm thấy dòng tiền trong nước tăng lên.
Chốt lại, nếu thị trường kết thúc nhịp điều chỉnh đau thương này sẽ là điều rất tốt. Tâm lý đang rất yếu và phiên hôm nay giúp củng cố lại phần nào. Mới hôm qua sự ức chế còn rất nặng vì 9 phiên rơi không có lấy một ngày xanh, hôm nay đã dễ thở hơn, dù đa số mới bớt lỗ. Hôm nay nhằm ngày cuối tháng 10, tình hình có thể rối ren một chút. Xu hướng thị trường cần được nhìn trong điều kiện cung cầu tự nhiên và cũng không thể đánh giá qua một phiên đảo chiều, bất kể cường độ thế nào.
Giao dịch:
Đêm qua Mỹ tăng mạnh nên cửa tăng hôm nay là cao, chiến lược là Long. Điều khó dự kiến là cường độ tăng như thế nào, cũng như chắc chắn phái sính sẽ chiết khấu ngay lập tức từ lúc mở cửa, nghĩa là biên dao động sẽ hẹp lại.
Bởi vì phái sinh chiết khấu sẵn lúc mở cửa nên gần trọn buổi sáng không tìm thấy điểm Long nào cả. Giá hợp đồng cũng dao động rất hẹp. Duy nhất lúc sau 11h VN30 retest đáy đầu phiên, Long 883.5. Vn30 tăng vọt đầu giờ chiều, đóng vị thế 890.
VN30 sau đó lại điều chỉnh, lúc đó thị trường đã rất mạnh rồi, quay ra Short 891, cắt lỗ 892.9. Thị trường quá mạnh mà không rõ sẽ kéo ở cường độ đó đến lúc nào, đành đứng ngoài.
* "Blog chứng khoán" mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, có nên mua vào? Thị trường chứng khoán có phiên giảm mạnh nhất lịch sử, cổ phiếu chìm trong sắc đỏ phiên 11/10/2018, Vn-Index mất mốc 1.000 điểm. Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ phiên giao dịch 11/10/2018. Chỉ số Vn-Index lao dốc và mất mốc 1.000 điểm. Không đi ngược xu thế thế giới, chỉ số Vn-Index và Hnx-Index trong phiên giao dịch ngày...