Sự trỗi dậy của lực lượng Thủy quân lục chiến tại châu Á-Kỳ cuối
Nhanh, được huấn luyện tốt và được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quân sự trên biển, lực lượng thủy quân lục chiến (hay còn gọi là thủy quân đánh bộ) đóng vai trò quan trọng trong các kiểu xung đột tiềm năng giữa những quốc gia tại khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong tương lai.
Nhật Bản
Cho đến nay, một trong số các đơn vị thủy quân lục chiến của châu Á có bước phát triển ngoạn mục và gây tranh cãi là Lữ đoàn thủy quân đánh bộ của Nhật Bản. Vì bị cấm phát triển các khả năng tấn công trong một cuộc chiến tranh kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, chính phủ Nhật Bản đã hạn chế quân đội thành lập lực lượng thủy quân lục chiến của mình trong nhiều thập kỷ. Những tranh cãi ngày càng tăng với Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông thời gian gần đây, đã buộc Tokyo phải xem xét lại vấn đề này. Việc Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo trên năm 2012 đã dẫn đến những bế tắc trong quan hệ hai nước.
Máy bay trực thăng CH-47J của Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản tham gia cuộc diễn tập quân sự đầu năm 2014 tại thành phố Narashino, quận Chiba, ngoại ô Tokyo. Ảnh: AFP-TTXVN
Bế tắc trên cũng nhấn mạnh một vấn đề nghiêm trọng đối với Nhật Bản. Các hệ thống phòng thủ của nước này được thành lập nhằm sẵn sàng đẩy lùi một cuộc tấn công từ Liên Xô trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, phần lớn là hướng về phía bắc. Những hòn đảo không có người ở, cũng như quần đảo Ryukyu, bao gồm cả đảo Okinawa ở miền Nam, đang khiến Tokyo lo lắng vì sự hiện diện quân của Trung Quốc ngày càng tăng trên hướng này.
Nhật Bản đã huấn luyện một lực lượng đổ bộ nhỏ kể từ đầu những năm 2000, nhưng chỉ tới năm 2014 mới lập một đơn vị thường trực. Đó là lữ đoàn đổ bộ với 3.000 quân tinh nhuệ với nền tảng là Trung đoàn Bộ binh Lục quân phía Tây, trong đó có một tiểu đoàn đã tham gia huấn luyện với Thủy quân lục chiến Mỹ trong thập kỷ qua .
Không giống như Ấn Độ, Nhật Bản có vị trí và điều kiện thuận lợi để triển khai lực lượng thủy quân đánh bộ. Nước này sở hữu sở hữu 3 tàu đổ bộ lớp Osumi, mỗi chiếc có thể mang hàng trăm lính thủy đánh bộ, trang thiết bị của họ và xe bọc thép.
Mỗi tàu có thể triển khai hai chiếc thủy phi cơ LCAC do Mỹ thiết kế có khả năng mang theo xe tăng và xe bọc thép. Tokyo cũng đang mua 52 chiếc xe bánh hơi tấn công đổ bộ từ Washington. Mỗi chiếc xe tấn công này có thể mang 18 thủy quân lục chiến tiếp cận một bãi biển và đưa họ trở về đất liền.
Thủy quân lục chiến của Nhật Bản cũng sẽ được triển khai từ trên không. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trên bộ được trang bị những máy bay vận tải hạng nặng CH-47 Chinook và máy bay trực thăng AH-64 Apache, và phi công Nhật được đào tạo để vận hành chiếc máy bay này từ các tàu trên biển. Tokyo cũng tuyên bố sẽ mua 17 máy bay MV-22 Osprey để hỗ trợ các lực lượng thủy quân lục chiến.
Các máy bay trực thăng và MV-22 Osprey trên có thể hoạt động từ tàu Hyuga và tàu chở trực thăng lớp Izumo. Nhật Bản gần đây cũng đã công bố việc xây dựng một tàu tấn công máy bằng bay trực thăng giống với lớp Wasp của Mỹ. Rõ ràng là, các đơn vị thủy quân lục chiến của Nhật Bản tuy nhỏ gọn nhưng có sức mạnh và sở hữu các phương tiện vận tải đa dạng.
Australia
Lực lượng thủy quân đánh bộ của Australia có lẽ là đơn vị nhỏ nhất trong tất cả các lực lượng thủy quân lục chiến mới tại châu Á với duy nhất 1 tiểu đoàn. Quân đội Australia đang trải qua một sự cải tổ lớn gọi là Kế hoạch Beersheba và Bộ Quốc phòng nước này đã giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Hoàng gia Australia thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ. Tiểu đoàn này đã được huấn luyện các hoạt động đổ bộ từ năm 2010.
Video đang HOT
Tàu tấn công đổ bộ mới của Úc HMAS Canberra.
Phương tiện đổ bộ của tiểu đoàn này là hai tàu đổ bộ và máy bay trực thăng được gọi là lớp Canberra, loại tàu lớn nhất được xây dựng cho quân đội Australia của công ty đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha. Tàu Canberra và “cô em gái” Adelaide là loại tàu đổ bộ dài khoảng 230 m và nặng 27.000 tấn/chiếc. Mỗi tàu có thể mang cùng lúc 1.000 binh lính, khoảng 110 phương tiện và 16 máy bay trực thăng. Cả Tiểu đoàn 2 có thể dễ dàng triển khai trên một chiếc tàu Canberra duy nhất.
Khả năng đổ bộ của quân đội Australia là khiêm tốn, nhưng không thực sự nhằm đối phó Trung Quốc. Thay vào đó, nó cung cấp một lực lượng phản ứng khủng hoảng có định hướng trong khu vực.
Australia có kinh nghiệm tuyệt vời trong xử lý các nhiệm vụ tương tự. Trong những năm gần đây, lực lượng này của Australia được triển khai nhằm gìn giữ hòa bình cho Đông Timor, quần đảo Solomon và giải quyết nhiệm vụ hậu cần sau hậu quả của thảm họa sóng thần năm 2004 ở Sumatra.
Tuy nhiên, khó có thể hy vọng các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương điều thủy quân lục chiến mới của họ tham gia vào một cuộc xung đột sớm. Tác chiến đổ bộ là khó khăn, phức tạp và chỉ có các nước như Mỹ và Vương quốc Anh, vốn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thực hiện nó một cách dễ dàng.
Việc triển khai quân từ biển hoặc trên máy bay tiếp cận vào bờ là một hành động rất nguy hiểm. Sẽ phải mất nhiều năm để lực lượng thủy quân lục chiến của các nước như Ấn Độ, Nhật Bản và Australia hoàn thiện kỹ năng đổ bộ của họ trước khi họ có thể thực hiện điều này một cách an toàn.
Ngay cả khi họ làm được điều này, mỗi đơn vị lính thủy đánh bộ mới vẫn sẽ gặp những vấn đề cụ thể của họ. Thủy quân lục chiến Australia có thể gần như hoàn hảo, nhưng cũng là một lực lượng khá nhỏ. Thủy quân lục chiến của Ấn Độ có thể có số lượng lớn, nhưng không có khả năng đến được nơi họ cần phải đến. Người Nhật Bản? Thủy quân lục chiến của họ có thể là ghê gớm, nhưng sẽ bị hạn chế nếu giới lãnh đạo chính trị thiếu quyết đoán.
Trong khi đó, khu vực này đang phải đối mặt với những thách thức an ninh mới: Sự nổi lên của Trung Quốc, vấn đề khan hiếm các nguồn tài nguyên tự nhiên ngày càng tăng, kinh tế và chính trị liên tục thay đổi, tình trạng bất bình đẳng, biến đổi khí hậu và ngay cả trong các lĩnh vực truyền thống đang đặt ra những thách thức mới. Do vậy, trong tương lai gần, các lực lượng thủy quân lục chiến “mini” sẽ trở nên giá trị hơn bao giờ hết.
Theo Tin Tức
Sự trỗi dậy của lực lượng Thủy quân lục chiến mới tại châu Á Kỳ 1
Các cường quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang thành lập nhiều đơn vị thủy quân lục chiến mới.
Nhanh, được huấn luyện tốt và được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quân sự trên biển, lực lượng thủy quân lục chiến (hay còn gọi là lính thủy đánh bộ) đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột tiềm tàng.
Từ năm 2009, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản đều tuyên bố thành lập lực lượng thủy quân lục chiến.
Lực lượng Nhật Bản tập trận đổ bộ trên đảo San Clemente ngày 17/6/2013.
Các đơn vị này có quy mô rất nhỏ so với Thủy quân lục chiến Mỹ.
Nhưng các cường quốc khu vực châu Á không chỉ thành lập các lực lượng thủy quân đánh thủy "mini" của riêng mình mà còn tăng cường mua các tàu đổ bộ cũng như máy bay vận tải để có thể đưa quân đến các khu vực nguy hiểm, và nếu cần thiết, tham chiến.
Đây là một lực lượng quan trọng đối với một khu vực, nơi tuyến đường hàng hải Thái Bình Dương là một huyết mạch về kinh tế.
Mất kiểm soát các tuyến đường biển sẽ có những hậu quả thảm khốc đối với hàng tỷ người. Nhưng khi ba nước trên nhận thấy tầm quan trọng và thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ của riêng mình, có rất nhiều điều cần tìm hiểu khi nói đến vấn đề tác chiến của lực lượng này.
Thủy quân lục chiến đã tồn tại hàng ngàn năm nay và hoạt động trong các binh chủng từ thời Đế quốc Tây Ban Nha thế kỷ 16. Nhưng châu Á mới là nơi thúc đẩy sự phát triển của thủy quân lục chiến hiện đại.
Trong những năm trước khi Chiến tranh Thế giới 2 nổ ra, Đế quốc Nhật Bản đã có nhiều cuộc chiến nhằm "chinh phục" Trung Quốc.
Việc Trung Quốc có một bờ biển khó tiếp cận cùng với các hệ thống sông ngòi chằng chịt và các vùng nước quá nông để xây dựng cảng biển đã thúc đẩy Nhật Bản phát minh ra tàu có đáy phẳng để có thể đưa lực lượng bộ binh trực tiếp tiếp cận đất liền.
Sau chiến tranh, Nhật Bản giải tán toàn bộ lực lượng quân sự của mình, nhưng đã truyền những kinh nghiệm về tác chiến đổ bộ cho Hải quân Mỹ.
Là lực lượng đổ bộ hàng đầu thế giới, Thủy quân lục chiến Mỹ như là một đội quân viễn chinh được thiết kế để hoạt động ngoài xa biên giới nước này.
Lực lượng lính thủy đánh bộ châu Á vừa chớm nở có thể sẽ hoạt động tương tự như vậy, nhưng chủ yếu mang tính khu vực hơn.
Nhiều quốc gia châu Á dựa vào các tuyến đường vận tải trên biển để duy trì nền kinh tế của họ. Những tuyến đường này đi qua eo biển Malacca, Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư.
Các tuyến đường này đều cần một sự bảo đảm an toàn. Kịch bản có khả năng của lực lượng thủy quân lục chiến là chống cướp biển, tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình và ứng phó với thiên tai.
Các nước châu Á cũng có lý do phù hợp so với Mỹ trong việc sử dụng lực lượng này trên lãnh thổ của họ. Ấn Độ và Nhật Bản có đường bờ biển rộng lớn, cùng với chuỗi đảo gần đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc ... và Pakistan với Ấn Độ.
Máy bay MV-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ chuẩn bị đổ bộ tại đảo Shimokita của Nhật Bản. Nhật Bản đã đồng ý mua 17 chiếc Osprey để trang bị cho lữ đoàn thủy quân lục chiến của họ.
Quân đội Ấn Độ chỉ trong thời gian ngắn trở lại đây mới coi trọng tác chiến đổ bộ.
Ấn Độ có hơn 7.400 km bờ biển và 1.200 hòn đảo. Nước này phải đối mặt với một loạt các thách thức an ninh biển, trong đó có một đường biên giới biển sát với đối thủ quan trọng nhất của họ là Pakistan và các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Trong năm 2008, những kẻ khủng bố đã sử dụng đường biển xâm nhập và tấn công Mumbai.
Nhưng mối đe dọa tiềm năng lớn nhất là từ Trung Quốc. Tuyến đường kinh tế huyết mạch của Bắc Kinh chạy từ lục địa châu Á tới vùng Vịnh Ba Tư.
Đó là một tuyến đường "mong manh" và Trung Quốc có ý định bảo vệ nó với một cái gọi là "chuỗi ngọc trai". Một chuỗi các căn cứ hải quân kéo dài một phần thông qua Ấn Độ Dương.
Xung đột ở Ấn Độ Dương sẽ đặt ra nguy cơ đối với vùng lãnh thổ xa xôi của Ấn Độ, chẳng hạn như các đảo Nicobar và Andaman.
Theo truyền thống, Ấn Độ giao nhiệm vụ cho Lữ đoàn Bộ binh Độc lập 340 thực hiện các hoạt động đổ bộ.
Trong năm 2010, nước này khôi phục lại 5.000 quân thuộc Lữ đoàn 91 như một đơn vị lính thủy. Cùng năm đó, Ấn Độ lại tái thành lập 10.000 quân thuộc Sư Đoàn 54 thành một đơn vị đổ bộ.
Ấn Độ không thiếu hụt về nhân lực. Nhưng để di chuyển lực lượng thủy quân lục chiến của họ tới một địa điểm khác, Hải quân Ấn Độ sẽ cần được trang bị các tàu đổ bổ. Và đó chính là điều mà New Delhi đang thiếu.
Phương tiện vận tải biển chính của Ấn Độ là tàu đổ bộ INS Jalashwa, mua của Mỹ năm 2005. Jalashwa có thể mang tới 1.000 thủy quân lục chiến tham chiến. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có 9 chiếc tàu đổ bộ có khả năng mang 10-12 xe tăng mỗi tàu.
Nhưng hầu hết các tàu trên đều đã cũ và đơn giản là không đủ để bảo vệ Ấn Độ. Nếu được huy động cùng một lúc, chúng chỉ đáp ứng cho chưa đầy 1/10 lực lượng thủy quân lục chiến của Ấn Độ.
(Còn tiếp)
Theo Tin Tức
China Post: Việt Nam là đối thủ lớn nhất của Đài Loan ở Trường Sa?! Thậm chí dù có cả 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến đóng ở đảo Ba Bình cũng chưa chắc địch nổi lực lượng quân sự Việt Nam. Đài Loan tập trận đổ bộ bất hợp pháp trên đảo Ba Bình. Tờ China Post xuất bản tại Đài Loan ngày 27/10 bình luận, những diễn biến gần đây ở quần đảo Trường Sa...