Sự trở lại của kinh tế học suy thoái

Theo dõi VGT trên

Là tựa đề của một quyển sách được xuất bản năm 1999 của GS. Paul Krugman, chủ nhân giải Nobel Kinh tế năm 2008. Nội dung của quyển sách như một điềm báo trước cho những gì đã xảy ra sau đó đúng 10 năm, vào 2009 nền kinh tế Mỹ bắt đầu rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng do những hậu quả nặng nề của Đại khủng hoảng gây ra.

Sự trở lại của kinh tế học suy thoái - Hình 1

Sự lây lan đã làm phần lớn các nền kinh tế trên thế giới rơi vào đà sụt giảm GDP nghiêm trọng, kéo theo cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu sau đó.

Và cũng một chu kỳ 10 năm sau, 2019 virus Corona một lần nữa khiến kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ rơi vào một vòng xoáy suy thoái thậm chí còn nặng nề hơn trước đó. Cả Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng âm trong năm 2020. Thậm chí sẽ tiếp tục xấu hơn trong năm 2021 nếu tình hình dịch bệnh không chuyển biến khả quan, cũng như vaccine không được nhanh chóng tìm ra và phổ biến rộng rãi.
Kinh tế Việt Nam có rơi vào suy thoái?

Thật khó để trả lời cho câu hỏi này khi dữ liệu vĩ mô vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy tăng trưởng GDP quý II của chúng ta chỉ ở mức 0,36%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của quý I là 3,82%.

Về lý thuyết, nếu tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế sụt giảm liên tục trong 2 quý liền kề, thì nền kinh tế đó có thể xem là rơi vào suy thoái. Tính hết 6 tháng đầu năm GDP cả nước chỉ tăng 1,81%, là mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong nhiều thập niên, kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế.

Nhưng có lẽ tốc độ tăng trưởng kinh tế của quý I và thậm chí sang quý II có được là do thừa hưởng độ trễ của các hoạt động kinh tế sôi nổi, đặc biệt là chi tiêu dùng tăng mạnh của 2 tháng đầu năm trước kỳ nghỉ Tết. Tốc độ tăng trưởng GDP thấp kỷ lục của quý II đã phần nào phản ánh hậu quả tức thời của lệnh cách ly xã hội để chống dịch.

Nhưng đó chưa phải là những gì xấu nhất, bởi lẽ các hoạt động kinh tế thường có độ trễ lớn, hơn nữa trước và ngay sau lệnh cách ly, các nhà máy và khu vực sản xuất vẫn hoạt động cầm chừng với lượng nguyên liệu còn tồn kho để thực hiện các đơn hàng đã ký từ trước đó.

Thế nhưng từ tháng 6, nhiều nhà máy, khu công nghiệp đã bắt đầu thu hẹp sản xuất, thậm chí dừng hoạt động, số lượng người lao động bị sa thải đã tăng nhanh đến con số hàng ngàn người mỗi đơn vị, và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong tháng 7 và kéo dài không biết đến khi nào do các nước đối tác, bạn hàng lớn vẫn đang trong tình trạng cách ly để chống dịch.

Vì vậy, khả năng số liệu kinh tế vĩ mô quý III và sau đó sẽ còn xấu hơn. Nói cách khác, nền kinh tế vẫn chưa chạm đáy và “ngấm đòn” Covid một cách đầy đủ.
Đối phó với suy thoái kinh tế như thế nào?

Tuy còn hơi sớm để nói rằng nền kinh tế Việt Nam có rơi vào suy thoái hay không, bởi vẫn chưa chạm đáy và ngấm đòn Covid một cách đầy đủ. Nhưng có một điều chắc chắn rằng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung không có nhiều kinh nghiệm để xử lý những cuộc suy thoái kinh tế trên quy mô toàn cầu như lần này.

Video đang HOT

Tuy còn hơi sớm và chưa đủ dữ liệu để nói rằng nền kinh tế Việt Nam có rơi vào suy thoái hay không, nhưng có một điều chắc chắn là chúng ta chưa hề đối phó với suy thoái kinh tế theo cách mà nó đang diễn ra. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung không có nhiều kinh nghiệm để xử lý những cuộc suy thoái kinh tế trên quy mô toàn cầu như lần này.

Vì vậy, khi nói đến sự trở lại của kinh tế học suy thoái thì điều này có nghĩa rằng trong vòng gần 100 năm qua, kể từ sau cuộc Đại suy thoái của những năm 1930, những thất bại nặng nề ở phía cầu của nền kinh tế – khi người dân không có đủ thu nhập để thực hiện các khoản chi tiêu nhằm tận dụng hết sản lượng sẵn có của nền kinh tế, đã thực sự quay trở lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thịnh vượng nói chung của các nền kinh tế.

Có quan điểm cho rằng Việt Nam đã có kinh nghiệm tốt trong việc đối phó với các tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, thậm chí là thành công trong việc khôi phục lại đà tăng trưởng sau đó cho nền kinh tế. Tuy nhiên, bối cảnh lúc đó hoàn toàn là một câu chuyện khác, cái mà chúng ta đã xử lý thành công là những vấn đề nội tại thuộc về cấu trúc vĩ mô của nền kinh tế mà đặc biệt là khu vực tài chính-ngân hàng.

2 gói kích thích kinh tế trị giá hơn 230.000 tỷ đồng lúc đó để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, giải cứu một phần thị trường bất động sản, chống đỡ cho thị trường chứng khoán và giảm sự tổn thương của hệ thống ngân hàng. Cộng với một chương trình tái cấu trúc hệ thống tài chính – ngân hàng mạnh tay sau đó, đã cơ bản giải quyết được các yếu kém căn cơ của nền kinh tế, tháo gỡ nhiều điểm tắc nghẽn và tạo động lực cho tăng trưởng sau đó.

Nhưng giờ đây, cái mà nền kinh tế Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang gặp phải là những cú sốc ngoại sinh, bắt nguồn từ các lệnh cách ly kinh tế trên quy mô toàn cầu mà IMF đã dùng cụm từ “Cuộc Đại Phong tỏa” (The Great Lockdown). Vì vậy, muốn ngăn chặn đà suy thoái kinh tế lần này các giải pháp phải mang tính đột phá. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các chính sách kiểu truyền thống sẽ khó hiệu quả và phát huy tác dụng mong muốn.

Trong “cỗ xe tam mã”, xuất khẩu và tiêu dùng khó có thể tạo ra đột phá. Bởi vì kể từ nay cho đến ít nhất là hết cuối năm, xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến dịch bệnh trên quy mô toàn cầu chưa có dấu hiệu khả quan, khiến cho thị trường thế giới, đặc biệt là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam vẫn chưa thể phục hồi.

Còn tiêu dùng cũng là một bài toán khó, bởi lẽ nhu cầu thị trường nội địa của chúng ta vốn không đủ lớn để có thể bù trừ cho sự mất mát từ doanh số xuất khẩu, nay còn bị thu hẹp do tác động tiêu cực của việc cắt giảm thu nhập, công ăn việc làm và triển vọng kinh tế.

Những nỗ lực kích cầu nội địa, chẳng hạn như kích cầu du lịch trong nước đang được ráo riết triển khai ở khắp các địa phương nhưng kết quả bước đầu không khả quan. Các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ liên tục tung ra các chương trình khuyến mại, nhưng khách hàng vẫn thưa thớt là những minh chứng thực tế cho thấy tiêu dùng nội địa, có thể phần nào đó khả quan hơn xuất khẩu nhưng cũng khó có khả năng tạo ra lực đẩy đủ mạnh cho nền kinh tế.
Giữa các mục tiêu cần có sự đánh đổi

Giữa các mục tiêu chống suy thoái kinh tế, kiểm soát lạm phát hay đảm bảo trần nợ công đôi khi phải có sự đánh đổi. Cố gắng cùng một lúc để đạt được hết những mục tiêu này cũng giống như cố gắng giải bài toán bộ ba bất khả thi.

Vì vậy, chỉ có chính sách kích thích tài khóa, thông qua việc đẩy mạnh đầu tư công với quy mô có thể lên đến 700.000 tỷ đồng, trị giá hơn 30 tỷ USD, xấp xỉ 10% GDP của Việt Nam là hứa hẹn có tác động tích cực lên tổng cầu, bằng cách tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, đầu ra cho nhiều ngành sản xuất và từ đó kích thích hay chí ít cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng cho 6 tháng cuối năm. Hơn nữa, đây cũng là yếu tố mà Chính phủ nắm quyền chủ động.

Chỉ cần đầu tư công được đẩy mạnh một cách hợp lý, các tác động sẽ đến đủ sớm để hỗ trợ cho đà phục hồi kinh tế. Kích thích các hoạt động kinh tế bằng đầu tư công cũng có 2 ưu điểm lớn là tiền bơm ra chắc chắn sẽ được chi tiêu hết, và các tài sản công (cầu, đường, các công trình công cộng khác) sẽ được hình thành và phục vụ cho người dân.

Và để đảm bảo cho tính hiệu quả của chính sách nới lỏng tài khóa thông qua đầu tư công, chính sách tiền tệ cũng cần có những bước đi phù hợp nhằm khơi thông dòng vốn tín dụng. Có một đặc tính quan trọng của nền kinh tế chúng ta là tính tương quan thuận khá cao giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng tín dụng.

Vì vậy, khi xem xét các động cơ của tăng trưởng nên chú ý đến mối tương quan này và cần tập trung giải quyết các điểm tắc nghẽn của dòng vốn tín dụng hiện nay trong nền kinh tế. Thậm chí, có một quan điểm còn hài hước cho rằng khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thì sự xuất hiện của một bong bóng tài sản mới sẽ là một cơ hội tuyệt vời để thoát khỏi suy thoái.

Điều hành kinh tế vĩ mô đôi khi không thể nào đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc. Cũng như chúng ta đã từng thảo luận về cái nào quan trọng hơn giữa sức khỏe toàn dân và tăng trưởng kinh tế để đưa ra các quyết định sáng suốt, kịp thời và dứt khoát để chống dịch, dập dịch.

Hiện nay cũng vậy, giữa các mục tiêu chống suy thoái kinh tế, kiểm soát lạm phát hay đảm bảo trần nợ công đôi khi phải có sự đánh đổi. Cố gắng cùng một lúc để đạt được hết những mục tiêu này cũng giống như cố gắng giải bài toán bộ ba bất khả thi vốn nổi tiếng trong lý thuyết kinh tế học, mà cho đến giờ này vẫn chưa có ai làm được.

Tạo lực đẩy cho nền kinh tế: Nới nợ công, cứu tổng cầu

Để tạo lực đẩy cho "cỗ xe tam mã" của nền kinh tế, cần nới rộng tỷ lệ nợ công/GDP, cứu tổng cầu đang xuống thấp và tạo điều kiện phát triển các mô hình kinh doanh mới.

Tạo lực đẩy cho nền kinh tế: Nới nợ công, cứu tổng cầu - Hình 1
Song song với nới room nợ công, Việt Nam cần hướng đến kích thích nền kinh tế đồng bộ, vừa tăng đầu tư vào hạ tầng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo...

Nới nợ công không đáng ngại

Các nhà kinh tế học đầu ngành cho rằng, không thể không tính đến động thái nới rộng tỷ lệ nợ công trên GDP, nếu muốn thúc đẩy "cỗ xe tam mã" (gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng) của nền kinh tế Việt Nam.

Theo GS. Lê Văn Cường, nguyên Giám đốc Trung tâm Kinh tế Sorbonne thuộc Đại học Paris 1, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam tăng cao không hề đáng ngại. Ngay cả ở mức 60-65%, tỷ lệ này cũng không hề quá sức với nền kinh tế đang tăng trưởng tốt và có dự trữ quốc gia tốt trong những năm qua.

"Các nước phát triển như Pháp, Bỉ có tỷ lệ nợ công/GDP lên tới 100%, EU thì xấp xỉ 90%, còn ở Mỹ, tỷ lệ nợ công/GDP không đáng bàn, vì họ thoải mái về vấn đề này", GS. Cường nói.

Tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam 5 năm qua luôn dao động trong khoảng 57-60%. Con số này chỉ đáng lo khi nhảy vọt từ 10% lên 30% hay 60%, còn diễn biến tăng chậm những năm qua tương đối an toàn.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động nặng nề đến kinh tế - xã hội Việt Nam, khiến GDP quý II chỉ tăng 0,36%, còn tính chung 6 tháng là 1,81%, thấp nhất trong 10 năm qua, GS. Cường đánh giá, nới room cho nợ công là điều cần thiết để kích thích tăng trưởng.

Đồng quan điểm, tại Tọa đàm trực tuyến về "Tăng trưởng kinh tế toàn cầu hậu Covid-19 và hàm ý chính sách cho Việt Nam tổ chức chiều 6/7 tại Hà Nội, GS. Philippe Aghion từ Đại học Harvard (Mỹ) nhận định rằng: "Việt Nam không nên quá quan ngại về tỷ lệ nợ công/GDP. Khi tăng trưởng cao mà tỷ lệ nợ công tăng cao thì không vấn đề gì".

Dẫn học thuyết Keynes, GS. Aghion kiến giải, trong bối cảnh mức cầu và cung vẫn thấp, Việt Nam cần phải kích cả cung lẫn cầu và để làm vậy đòi hỏi phải tăng nợ công lên thì mới thúc được tăng trưởng. Tỷ lệ nợ công/GDP tăng cao không đáng lo, vì Việt Nam đã sẵn dư địa tăng trưởng cao khoảng 7% trong thời gian dài và năm 2020, dù chịu tác động của Covid-19 và nhiều thách thức liên quan, tăng trưởng của Việt Nam vẫn được dự báo đạt 4%. "Đây là những mức tăng trưởng rất tuyệt vời", ông Aghion nhấn mạnh.

Song song với việc nới room nợ công, Việt Nam cần hướng đến kích thích nền kinh tế đồng bộ, vừa tăng đầu tư vào hạ tầng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ công và tận dụng lợi ích của một loạt hiệp định mà Việt Nam đã ký kết và có hiệu lực. Những điều chỉnh trên được hy vọng tạo cú hích để Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn so với các nước trong khu vực.

Riêng với tổng cầu thấp do Covid-19, GS. Aghion lưu ý: "Để cứu tổng cầu, cần phải hỗ trợ tích cực cho các ngành theo hai chiều, từ trên xuống, từ dưới lên và ngược lại. Cần xác định rõ mô hình kinh doanh mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành mô hình kinh doanh mới một cách dễ dàng hơn. Hãy để doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia thị trường một cách dễ dàng nhất để phát huy sáng tạo".

Thế giới xoay về hợp tác đa phương, Việt Nam vẫn có lợi

Trong nhận định khá thận trọng về kinh tế thế giới, GS. Aghion cho rằng, giữa lúc chưa có khẳng định rõ ràng về vắc-xin ngừa Covid-19, ngay cả khi tháng 1/2021 vắc-xin được bào chế thành công và đưa vào sử dụng rộng rãi, thì kinh tế thế giới phải đến năm 2023 mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Bức tranh kinh tế thế giới sắp tới cũng phụ thuộc nhiều vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 tới. "Nếu cựu Phó tổng thống Joe Biden thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, kinh tế thế giới còn có cửa hy vọng cơ chế đa phương toàn cầu được phục hồi", GS. Aghion nhận định.

Dù biến động kinh tế thế giới ra sao, thì Việt Nam, với đặc tính khôn ngoan và linh hoạt cao, vẫn có rất nhiều lợi thế và cơ hội kinh doanh từ các hiệp định thương mại được ký kết. Hơn nữa, Việt Nam cũng được cộng đồng thế giới đánh giá cao về việc tuân thủ nghiêm "luật chơi" của WTO. Ngoài ra, với thành công trong chống dịch Covid-19, Việt Nam càng có cơ hội trở thành điểm sáng về tăng trưởng kinh tế ở khu vực.

Đối với tăng trưởng dài hạn hậu Covid-19, GS. Aghion nhận định, với quy mô dân số khá lớn, Việt Nam có thể theo kịp tăng trưởng toàn cầu ở nhiều góc độ khác nhau, nếu người lao động được đào tạo bài bản và khuyến khích sáng tạo.

"Những cải cách mở cửa nền kinh tế mà Việt Nam thực hiện từ những năm 1990 là hướng đi đúng cần theo đuổi. Chúng ta không còn nhiều thời gian để bắt kịp xu hướng phát triển của khu vực và thế giới, do đó cần đầu tư mạnh vào giáo dục đại học, cùng với đào tạo nghề, đồng thời tăng độ mở trong tiếp cận giáo dục", GS. Aghion nhấn mạnh.

Để thúc "cỗ xe tam mã" của nền kinh tế đi lên, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra tuần trước, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải dùng mọi biện pháp thúc đẩy cả "ba con ngựa kéo" để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất, theo tinh thần Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nói chủ trương 1, nhưng các Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch phải có biện pháp 10 để chủ trương đi vào cuộc sống một cách "quyết liệt, cụ thể".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chuyện lạ có thật: Sao nam từng bị "bóc" ngoại tình nay tái hợp người cũ, thân thiết như chưa hề có drama
14:31:14 03/11/2024
Hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư tung chiêu gây sốc đấu với Ngu Thư Hân, cả MXH phẫn nộ
14:34:58 03/11/2024
Nối lại tình xưa với vợ cũ, đêm đầu tiên bên nhau, cô ấy bất ngờ làm 1 việc khiến tôi chết sững
15:25:09 03/11/2024
Minh Hằng lần đầu lên tiếng về thái độ thiếu thân thiện trên sóng truyền hình
14:46:26 03/11/2024
Chị giúp việc để lộ bụng ngày càng lớn, tôi nghi mang thai nên kiểm tra phòng chị thì phát hiện ra một bí mật
15:13:02 03/11/2024
Màn đánh vần khiến dân mạng lo thay Dược Sĩ Tiến - Hương Giang: Hoàng Thùy nói gì?
17:36:40 03/11/2024
Vũ Luân chi tiền làm điều này cho Phương Lê giữa lúc vướng ồn ào
14:38:33 03/11/2024
Từng bất hòa, Thu Phương và ca nương Kiều Anh cư xử thế nào ở 'Chị đẹp đạp gió'?
14:23:33 03/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Vén màn bí ẩn vụ đeo bụng bầu giả che mắt chồng ở Trà Vinh

Pháp luật

19:24:46 03/11/2024
Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành (Trà Vinh) đang điều tra vụ Thạch Thị Sóc Sô Khone (38 tuổi) về hành vi "Chiếm đoạt người dưới 16 tuổi".

Trường THPT Đặng Thai Mai dừng thu các khoản không đúng quy định

Netizen

19:21:03 03/11/2024
Sau khi Báo GD&TĐ có bài phản ánh về tình trạng lạm thu , Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Hóa) đã dừng thu các khoản không đúng quy định.

Em ruột Hoài Linh: "Có những bầu show mời anh Hoài Linh tiền tỷ anh ấy không nhận"

Sao việt

19:18:10 03/11/2024
Những người anh em đã từng làm việc với anh Hoài Linh đều biết rõ, tiền với anh ấy chưa bao giờ quan trọng , em ruột Hoài Linh nói.

Cách khắc phục da khô, đóng vảy mùa đông

Sức khỏe

19:08:12 03/11/2024
Mùa đông nhiều người gặp tình trạng da khô, ngứa, đóng vảy và gây ra khó chịu, mất thẩm mỹ.

Nữ diễn viên hạng A tù tội, hết ngoại tình đến bao nuôi 8 trai trẻ vẫn được toàn dân tha thứ

Sao châu á

18:56:29 03/11/2024
Cuộc đời của Lưu Hiểu Khánh tràn ngập những câu chuyện truyền kỳ. Vì vậy, công chúng dễ dàng chấp nhận những mặt trái của nữ diễn viên.

Vì sao Endrick bị loại khỏi tuyển Brazil

Sao thể thao

18:29:56 03/11/2024
HLV đội tuyển Brazil, Dorival Junior, vừa có quyết định bất ngờ khi không triệu tập tiền đạo trẻ Endrick của Real Madrid vào danh sách thi đấu quốc tế sắp tới.

Gợi ý bữa tối cuối tuần cực ngon, để dành đãi khách hay cả nhà cùng "đánh chén" đều thích hợp

Ẩm thực

17:40:24 03/11/2024
Bữa tối cuối tuần cực ngon, để dành đãi khách hay cả nhà cùng đánh chén đều thích hợp. Mẹt thịt bò này có đủ món ngon và hấp dẫn khiến ai thưởng thức cũng phải thích mê.

Tổng thống Zelensky đề xuất đánh phủ đầu binh sĩ Triều Tiên ở Nga

Thế giới

17:34:18 03/11/2024
Ông tiếp tục: Nhưng thay vì tấn công tầm xa rất cần thiết, Mỹ chỉ đang đứng nhìn, Anh đang đứng nhìn, Đức đang đứng nhìn. Mọi người chỉ đang chờ quân đội Triều Tiên bắt đầu tấn công người Ukraine .

Đua nhau tiêm botox vào tay

Làm đẹp

15:54:01 03/11/2024
Các phương pháp như tiêm filler và botox ngày càng phổ biến và dễ tiếp trong những năm gần đây chỉ càng khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Show thực tế căng nhất sóng truyền hình kết thúc với chiến thắng thuộc về nhóm cực drama

Tv show

15:52:25 03/11/2024
Trải qua hơn 3 tháng phát sóng, Nữ Hoàng Vũ Đạo Đường Phố đã chính thức khép lại mùa giải đầu tiên với đêm chung kết kịch tính giữa 3 nhóm nhảy F.E.D, HANOIXGIRLS và SO FIRE.

Nghe tiếng chồng thở gấp trong điện thoại, tôi lao nhanh theo địa điểm định vị thì phát hiện một nơi lạnh

Góc tâm tình

15:19:30 03/11/2024
9 giờ đêm hôm đó, thấy định vị chồng vẫn ở địa điểm đáng nghi đó, tôi gọi cho chồng thì nghe tiếng anh thở gấp và nói mình đang đi với khách.