Sự thay đổi của niêm mạc tử cung theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì, mỗi tháng âm đạo thường ra máu vài ngày, hiện tượng đó được gọi là kinh nguyệt.
Mỗi tháng các bạn nữ sẽ có kinh một lần do sự bong của niêm mạc tử cung gây ra tình trạng ra máu và máu đó người ta gọi là máu kinh nguyệt. Cùng với chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi của niêm mạc tử cung trong suốt chu kỳ kinh mà ít chị em phụ nữ quan tâm đến.
Thông thường trong lòng tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ, được gọi là nội mạc tử cung. Hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh và máu chảy ra được gọi là máu kinh nguyệt.
Bình thường, mỗi tháng thường xuất hiện hiện tượng hành kinh một lần nên người ta gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa ngày chảy máu đầu tiên của chu kì kinh nguyệt này với ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.
Sơ đồ phát triển của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn Internet)
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Mỗi chu kỳ đều lặp lại một quá trình tương tự gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước rụng trứng: đây là giai đoạn niêm mạc tử cung thay đổi dưới tác dụng của Estrogen (nội tiết tố nữ) do nang trứng tiết ra nên còn gọi là giai đoạn Estrogen hay giai đoạn trứng. Giai đoạn này kéo dài từ khi bắt đầu hành kinh đến khi rụng trứng, tức khoảng ngày thứ 14 kể từ ngày đầu tiên người phụ nữ thấy hành kinh trong chu kỳ kinh.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
- Giai đoạn sau rụng trứng: đây là giai đoạn niêm mạc tử cung thay đổi dưới tác dụng của Progesteron (nội tiết tố nữ) do hoàng thể tiết ra (hoàng thể phần còn lại của nang trứng sau khi trứng được phóng thích) nên còn gọi là giai đoạn Progesteron hay giai đoạn hoàng thể. Giai đoạn này kéo dài từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau.
Video đang HOT
Ở từng giai đoạn đều có mối liên quan chặt chẽ giữa tuyến yên, buồng trứng và niêm mạc tử cung.
Những thay đổi của niêm mạc tử cung trong một chu kỳ kinh nguyệt
Sự thay đổi trong tử cung là kết quả sự thay đổi trong buống trứng và cũng theo hai giai đoạn là trước và sau khi rụng trứng. Tuy nhiên tử cung có một giai đoạn thứ ba ngắn, một vài ngày trước khi hành kinh, khi tất cả những thay đổi đã được loại bỏ. Những thay đổi trong nửa đầu của mỗi chu kỳ kinh nguyệt (trước khi rụng trứng).
Giai đoạn 1:
- Sau khi hành kinh niêm mạc tử cung chỉ còn lại một lớp mỏng của mô đệm và sót lại một ít tế bào biểu mô nằm tại đáy các tuyến. Dưới tác dụng của Estrogen, các thành phần này tăng sinh nhanh chóng. Bề mặt của niêm mạc tử cung được biểu mô hoá trở lại trong vòng 4 – 7 ngày sau hành kinh. Niêm mạc dày dần lên, các tuyến dài ra và mạch máu phát triển.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
- Đến cuối giai đoạn này niêm mạc tử cung dày khoảng 3 – 4 mm. Các tuyến của cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy kéo thành sợi dọc theo cổ tử cung. Lớp dịch này tạo thành kênh dẫn tinh trùng di chuyển vào cổ tử cung.
Giai đoạn 2:
- Ngoài tác dụng của Estrogen còn có thêm tác dụng rất lớn của Progesteron làm cho niêm mạc của tử cung dày nhanh và bài tiết dịch.
- Các tuyến càng dài ra, cong queo, chứa đầy các chất tiết. Bào tương của tế bào đệm tăng lên, lắng đọng nhiều lypid và glycogen.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
- Các mạch máu phát triển trở nên xoắn lại và cung cấp máu cho niêm mạc tử cung cũng tăng lên. Một tuần sau khi phóng noãn, niêm mạc tử cung dày tới 5 – 6 mm.
- Những điều này tạo ra một kiểu niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng để cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào buồng tử cung.
Giai đoạn 3:
- Khoảng hai ngày cuối cùng của chu kỳ, hoàng thể đột nhiên bị thoái hoá. Nồng độ của Estrogen và Progesteron đột ngộ giảm xuống mức rất thấp. Điều này dẫn đến việc cung cấp máu cho lớp nội mạc tử cung dầy hơn bị ngừng lại làm cho chúng teo khi đi giống như vẩy trên một vết thương và sau một vài ngày toàn bộ lớp nội mạc bị lột bỏ. Tử cung co bóp và cùng với một lượng nhỏ chất dịch pha máu, nó dọn sạch cái vẩy đó đi.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
- Chất dich lẫn máu sẽ chảy ra khỏi âm đạo trong 3 – 5 ngày, cho tới khi nội mạc cũ hoàn toàn bị tống ra ngoài tử cung. Kết quả gọi là kinh nguyệt, hoặc hành kinh hay thấy kinh, đến tháng .
- Lượng máu mất trung bình trong mỗi chu kỳ là 38,13 24,76 ml và máu kinh nguyệt (gồm máu và dịch) là máu không đông.
Sau khi ngừng chảy máu, niêm mạc lại được tái tạo dưới tác dụng của Estrogen được bài tiết từ các nang trứng phát triển ở buồng trứng trong chu kỳ mới. Cùng với ngày có kinh đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt trước kết thúc và một chu kỳ mới lại bắt đầu. Chu kỳ mới lại lặp lại những thay đổi giống như trên trong các buồng trứng và điều này dẫn đến những thay đổi trong tử cung.
Theo Cuasotinhyeu
Sự thật bất ngờ ít ai biết về chu kỳ kinh nguyệt
Dưới đây là những sự thật bất ngờ về chu kỳ kinh nguyệt mà ít ai biết.
Nam giới sẽ thấy bạn hấp dẫn hơn trong giai đoạn rụng trứng
Nam giới sẽ thấy bạn hấp dẫn hơn trong giai đoạn rụng trứng
Một nghiên cứu trên tạp chí Psychological Science (Mỹ) nhận thấy khi ngửi mùi áo thun của những phụ nữ trong giai đoạn rụng trứng, mức độ testosterone của nam giới tăng đáng kể so với khi ngửi áo của những phụ nữ không trong giai đoạn rụng trứng. Những phát hiện này thể hiện rằng phái mạnh có xu hướng nhận thấy những phụ nữ trong giai đoạn rụng trứng sẽ quyến rũ hơn. Nghiên cứu còn đưa ra kết luận rằng phụ nữ sẽ tăng ham muốn và có thể dễ dàng tán tỉnh đối phương hơn trong giai đoạn này.
"Hưng phấn" hơn so với bình thường
Progesterones được cho là thủ phạm làm giảm ham muốn tình dục ở nữ giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh nguyệt, cơ thể phái nữ sẽ sản xuất ít Progesterones hơn bình thường, dẫn đến "ham muốn" tình dục trong giai đoạn kinh nguyệt của phụ nữ tăng mạnh hơn so với những ngày khác trong tháng.
Trung bình, mỗi phụ nữ sẽ có khoảng 450 lần kinh nguyệt trong cuộc đời
Những phụ nữ thời tiền sử chỉ có khoảng 50 lần kinh nguyệt trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, những phụ nữ hiện đại ở các khu vực nông nghiệp cũng chỉ có khoảng 150 lần kinh nguyệt.
Phụ nữ có xu hướng suy nghĩ như nam giới nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt
Do lượng Estrogen bị giảm trong chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến các kỹ năng nhận thức như nam giới được nâng cao. Nên khả năng nhận thức trong các lĩnh vực như tư duy không gian của nữ giới trở nên gần giống như phái mạnh hơn trong những ngày này.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt giữa mỗi tháng là khác nhau
Chắc hẳn bạn đã biết rằng độ dài chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn là độ dài chu kỳ còn khác nhau giữa các tháng. Một chu kỳ trung bình kéo dài khoảng 28 ngày nhưng có thể dao động khoảng từ 21-35 ngày. Ngày thứ nhất là ngày đầu tiên của chu kỳ và ngày cuối cùng là ngày trước khi chu kỳ tiếp theo đến. Các yếu tố như căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt hay việc sử dụng thuốc tránh thai... cũng khiến độ dài chu kỳ thay đổi và khác nhau.
Một số phụ nữ có thể cảm nhận quá trình trứng rụng
Đau tức ngực, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng dịch nhầy cổ tử cung là những thay đổi sinh học chuẩn bị cho việc sinh sản có thể xảy ra trước và trong giai đoạn này. Trong khi một số người không cảm thấy có thay đổi cụ thể nào, số khác lại có triệu chứng dữ dội như đau bụng dưới. Với sự giúp đỡ của estrogen, ngay trước giai đoạn rụng trứng, một nang trứng sẽ phát triển trong mô của buồng trứng. Khi trứng được giải phóng, nang bị vỡ và khiến chất dịch tiết vào ổ bụng có thể gây kích ứng ở một số người. Một số phụ nữ còn có thể cảm nhận điều này ở một bên bụng của họ.
Theo Hạ Lê - Khỏe và Đẹp
Những bất thường về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì (P.2) Đau bụng kinh (thống kinh) chỉ xảy ra trong các chu kỳ kinh nguyệt có rụng trứng. Trong mấy tháng mới bắt đầu hình thành kinh thường không có trứng rụng nên không gây thống kinh. Điều trị cường kinh như thế nào? Trường hợp cường kinh nhẹ, chỉ cần đoan chắc với người bệnh rằng hiện tường này thường gặp và thoáng...