Sự thật về việc uống nước để qua đêm có hại cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng uống nước để qua đêm có thể gây hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Vậy sự thật là gì?
Việc để nước qua đêm và tiếp tục sử dụng vào ngày hôm sau là thói quen của nhiều người. Nhưng một số quan điểm cho rằng nước để qua đêm không còn an toàn để uống. Vậy thực hư như thế nào?
1. Uống nước để qua đêm có hại cho sức khỏe không?
Điều gì xảy ra khi để nước qua đêm? Nước không có các loại đường hay protein (yếu tố khiến vi khuẩn phân hủy và làm chúng bị thiu) giống như đồ ăn, thức uống khác. Tuy nhiên, khi để nước qua đêm sẽ có một số sự khác biệt:
- Thay đổi hương vị
Nước để qua đêm có thể có vị đắng hoặc cảm giác như bị ôi thiu. Điều này xảy ra là do carbon dioxide trong không khí hòa lẫn với nước. Một loại enzyme trong cơ thể chúng ta (gọi là carbonic anhydrase) sẽ chuyển đổi carbon dioxide này thành axit carbonic. Axit carbonic tăng lên là nguyên nhân gây ra vị đắng hoặc “ôi thiu” của nước.
- Có thể bị ô nhiễm
Nếu không có nắp đậy, những chất gây ô nhiễm có thể xâm nhập vào cốc nước của bạn như bụi, vi khuẩn, côn trùng,… Hầu như các yếu tố này đều không quá nguy hiểm đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hóa chất độc hại có thể được tìm thấy trong bụi gia dụng. Theo thời gian, việc hít phải lượng lớn hóa chất này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
- Có thể chứa vi khuẩn
Nếu bạn để một cốc nước đã sử dụng qua đêm, cốc nước có thể chứa vi khuẩn từ miệng của bạn. Mặc dù vi khuẩn của chúng ta không có khả năng gây ra tác hại nếu chúng ta tái sử dụng chai nước hoặc cốc uống nước sau khi để qua đêm, nhưng những vi khuẩn này có thể gây hại cho người khác và ngược lại.
Nước để qua đêm thường sẽ bị thay đổi hương vị (Ảnh: Internet)
Vậy uống nước qua đêm có hại không?
Nhìn chung, nước để qua đêm không có sự biến đổi chất hay gây hại gì đối với sức khỏe, chỉ là hương vị sẽ không còn ngon và có khả năng bị ô nhiễm do bụi bẩn, côn trùng. Nói chung, uống nước để qua đêm là an toàn miễn là không có dấu hiệu ô nhiễm nào có thể nhìn thấy được trong nước.
Mặc dù vậy, bạn cũng nên lưu ý rằng nước để ở nhiệt độ ấm càng lâu – đặc biệt là sau khi bạn chạm vào hoặc uống nước – thì khả năng nước bị nhiễm vi khuẩn trong miệng hoặc các vi khuẩn khác càng cao.
Uống nước để qua đêm có hại khi nào?
Video đang HOT
Mặc dù nước để qua đêm có thể an toàn khi uống. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản theo một số cách này thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Đựng nước ở trong bình đã lâu không được vệ sinh: Nếu bình đựng nước không được vệ sinh một cách thường xuyên, đây có thể trở thành hệ sinh thái của nấm mốc và vi khuẩn và làm ô nhiễm nguồn nước bạn uống.
Nếu nấm mốc xâm nhập vào cơ thể có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như dị ứng, kích thích hệ tiêu hóa, các vấn đề hô hấp, nhiễm trùng.
- Đựng nước trong chai nhựa: Một số loại chai nhựa chứa BPA hoặc các hóa chất tương tự, có thể ngấm vào nước vào đi vào cơ thể. Đây là chất có thể gây rối loạn nội tiết và gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Do đó, nếu bạn bảo quản nước trong bình nhựa, đặc biệt để qua đêm hoặc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ “ngấm” nhựa vào cơ thể.
- Để nước qua đêm ở cốc không được đậy nắp: Như đã đề cập, mặc dù không quá nguy hại nhưng cách bảo quản này tiềm ẩn nguy cơ khiến cốc nước bị nhiễm bụi có hóa chất độc hại.
Nước bảo quản trong bình không được vệ sinh thường xuyên dễ bị nhiễm nấm mốc (Ảnh: Internet)
2. Cách bảo quản nước để qua đêm
Bạn vẫn có thể uống nước qua đêm một cách an toàn, miễn là bạn bảo quản đúng cách:
- Đựng nước trong bình kín để tránh bụi bẩn, côn trùng xâm nhập và vệ sinh bình sạch sẽ. Tuy nhiên, nên giữ nước trong bình thủy tinh, bạn nên hạn chế sử dụng đồ nhựa – nhất là đồ nhựa không được tái chế.
- Giữ nước ở môi trường có nhiệt độ phòng hoặc bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh để giữ hương vị của nước ngon hơn.
- Không nên chạm miệng vào các đồ vật đựng nước. Bạn nên rót ra cốc với lượng vừa đủ và uống hết nước trong cốc ngay.
3. Một số loại nước không nên để qua đêm
Nước lọc có thể an toàn uống khi để qua đêm nhưng một số loại đồ uống có thể gây hại cho sức khỏe nếu để qua đêm.
- Trà
Trà để qua đêm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, hầu hết vitamin sẽ bị mất và polyphenol trong trà sẽ bị oxy hóa và có thể gây hại cho sức khỏe. Tốt hơn hết, bạn không nên bảo quản trà quá 8 giờ ở nhiệt độ phòng và không nên uống trà đã để qua đêm.
- Cà phê
Cà phê để qua đêm thường đã mất hương vị và có khả năng đã bị nhiễm khuẩn nếu bạn bảo quản không đúng cách. Do đó, nếu bạn muốn thưởng thức một ly cà phê vào buổi sáng, bạn nên pha một ly mới để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn.
Những thói quen xấu khiến bạn dễ bị đột quỵ
Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm.
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết khi bị đột quỵ
Khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhìn thấy là mặt bệnh nhân bị méo. Nếu nghi ngờ hãy yêu cầu bệnh nhân cười vì méo có thể rõ hơn.
Tay: Tay bị liệt, cũng có thể có diễn tiến từ từ như tê một bên tay, vẫn điều khiển được tay nhưng kém chính xác. Ngoài tay còn có một số dấu hiệu ở chân như nhấc chân không lên, đi rớt dép,....
Lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ bị "á khẩu" hay nói đớ, lẫn lộn, sảng, hôn mê.
Thị lực giảm sút, hoa mắt.
Chóng mặt, người mất thăng bằng, không thể đứng vững.
Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm.
Những thói quen xấu dễ dẫn đến đột quỵ
Nếu bạn cũng đang có những thói quen dưới đây, hãy thay đổi và có một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tích cực để bảo vệ sức khỏe nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.
Lười uống nước
Những người không thích uống nước sẽ khiến cơ thể thiếu nước, máu có xu hướng đặc hơn, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt vào mùa hè, bạn dễ bị đổ mồ hôi, mất nước trong cơ thể nghiêm trọng.
Bạn đừng đợi đến khi khát mới uống nước. Nên đặt một cốc nước cạnh giường và uống vài ngụm tầm nửa tiếng trước khi đi ngủ và khi thức dậy vào buổi sáng.
Cảm xúc quá kích động
Sự tức giận có thể gây hưng phấn thần kinh giao cảm, tăng huyết áp và nhịp tim. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và não, dễ dẫn tới tai biến mạch máu não đột ngột.
Hút thuốc
Hút thuốc có thể làm tăng 90% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ và gần gấp đôi nguy cơ xuất huyết dưới nhện.
Tắm ngay khi vừa đi nắng về
Sau khi hoạt động ngoài trời cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi gây khó chịu, chúng ta thường có thói quen đi tắm ngay sau khi từ bên ngoài trở về nhà. Đây là thói quen xấu mà nhiều người hay mắc phải.
Tắm ngay sau khi từ ngoài nắng trở về có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, làm co lỗ chân lông và các vi mạch dưới da, cản trở quá trình tuần hoàn máu và gây cảm lạnh. Hơn nữa, điều này còn ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp và có thể dẫn đến đột quỵ ngay sau đó.
Để quạt hoặc điều hòa thổi thẳng người
Mùa hè, việc sử dụng quạt điện hoặc điều hòa để làm mát diễn ra khá phổ biến, nhưng ngồi trực tiếp dưới quạt điện hoặc điều hòa là thói quen không tốt, bởi lúc này cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều khiến các mạch máu dưới da bị giãn nở để tỏa nhiệt.
Nếu để luồng gió lớn thổi trực tiếp vào người thì mồ hôi sẽ càng bốc hơi mạnh, từ đó làm nhiệt độ ngoài da giảm và các mạch máu bị co lại đột ngột trong khi nhiệt độ bên trong cơ thể lại chưa ổn định. Điều này là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng nhiệt độ giữa môi trường trong và ngoài. Hậu quả là sau khi đứng dậy, bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt hay đột quỵ ngay tại chỗ.
Để nhiệt độ điều hòa quá thấp
Chúng ta không nên để điều hòa nhiệt độ quá thấp, bởi việc thay đổi trạng thái cơ thể từ nhiệt độ cao sang môi trường có nhiệt độ thấp có thể gây choáng váng.
Khi ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp, mồ hôi không thể bốc hơi, dẫn đến tình trạng thấm ngược lại vào cơ thể và gây ra cảm giác lạnh. Điều này có thể làm cho các mạch máu co lại đột ngột, tăng nguy cơ cho tình trạng tăng huyết áp và đột quỵ.
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
Thích uống rượu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, so với những người uống ít hoặc kiêng rượu thì những người nghiện rượu nặng nguy cơ đột quỵ tăng 22%. Liều thuốc an toàn nhất để tránh đột quỵ là nói không với bia rượu.
Uống nước đá quá lạnh ngay sau đi nắng
Uống nước đá lạnh sau khi đi ngoài trời nắng về có thể làm giảm cơn khát ngay lập tức. Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này có thể dẫn đến vài tác hại, thân nhiệt thay đổi dễ dẫn đến sốc nhiệt, thậm chí tăng nguy cơ đột quỵ.
Ăn quá mặn
Chế độ ăn nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn tới huyết áp cao, đột quỵ. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo cũng không tốt cho sức khỏe mạch máu.
Bạn nên hạn chế ăn quá nhiều mỡ động vật và thức ăn có nhiều cholesterol như thịt mỡ, óc động vật, gan, trứng cá.
Đồ uống '0 đồng' giúp làm chậm quá trình lão hóa Một loại nước uống không tốn tiền bạc nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thậm chí còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa. Mọi người đều biết nước rất cần thiết cho cơ thể nhưng có thể chúng ta sẽ bất ngờ với tác dụng tuyệt vời nữa của loại đồ uống '0 đồng' này, đó...