Sự thật về vắc xin phòng bệnh cúm
Vào mùa cúm, vắc xin là một dấu hỏi lớn về hiệu quả của nó. Nói cách khác là liệu chủng cúm trong vắc xin có thật sự phù hợp với cơ thể? Và nó có luôn là một trò chơi đoán mò, chứ không có câu trả lời chính xác?
Vắc xin chỉ có hiệu lực ngắn hạn
Theo Bác sĩ Ann Falsey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y khoa Đại học Rochester, các kháng thể sẽ lên đến đỉnh điểm sau 4 đến 6 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng cúm và sẽ từ từ giảm xuống trong 6 tháng tiếp theo.
Do đó, BS Ann khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để được bảo vệ khỏi những tháng cúm mùa đông.
Vắc xin chỉ có giá trị trong năm lưu hành dịch
Các chuyên gia sẽ theo dõi các sự lưu hành của dịch cúm ở Nam bán cầu để dự đoán sự lưu hành ở bán cầu Bắc như thế nào. Sau đó, các nhà sản xuất vắc xin sẽ bắt đầu tiến hành sản xuất trước vài tháng của đại dịch.
“Họ phải ước tính sao cho phù hợp và chọn loại họ nghĩ sẽ có thể lưu hành. Hầu hết thời gian họ xác định được chính xác, tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp rủi ro bởi bệnh cúm có thể bị đột biến”, BS Ann nói.
Trên thực tế, theo thông báo tổ chức Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong tháng 8/2018, vắc xin phòng cúm năm ngoái bị giảm hiệu quả xuống còn khoảng 36% và không còn phù hợp với mùa cúm năm nay. Và vắc xin của mùa này đã được cập nhật để phù hợp hơn với loại vi rút đang lưu hành.
Vắc xin bảo vệ 50 – 60% là đã rất tốt rồi!
“Mọi người đều muốn vắc xin có thể ngăn ngừa truyền nhiễm hoàn toàn 100%, nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nói chung, nếu vắc xin đạt hiệu quả 50 – 60% là đã rất tốt rồi”, BS, Falsey cho biết.
Video đang HOT
Không chỉ ngăn chặn một số chủng cúm, nó còn làm giảm các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm cả nhập viện và tử vong.
Vắc xin dạng xịt chỉ phù hợp với 1 số cá nhân
Theo CDC, vắc xin cúm dạng xịt mũi chỉ phù hợp với một số cá nhân và thậm chí loại vắc xin này cũng mất khả năng bảo vệ sau khoảng 1-2 năm nếu lạm dụng thuốc.
Ưu tiên tiêm chủng tại trường học
Chỉ cần 1 đứa trẻ mắc bệnh là hàng chục hay hàng trăm người khác mắc bệnh theo. Do đó, vắc xin phòng cúm luôn được khuyến khích tiêm trong trường học.
CDC khuyến cáo rằng tất cả các đối tượng, từ 6 tháng tuổi trở lên nếu không bị dị ứng với vắc xin phòng cúm thì nên đi tiêm ngừa. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người lớn tuổi, những người có xu hướng bị biến chứng ngày càng nặng hơn khi nhiễm cúm, cũng như ở những người mắc bệnh mãn tính hay đang mang thai.
Hồ Tiên
Theo Health
Ơn giời! Loài người sắp có vaccine trị mụn rồi
Bạn đã từng nghe thấy vaccine trị mụn chưa? Tức là loại thuốc khiến mụn không bao giờ mọc được nữa ấy? Thế mà nó sắp có thật rồi đấy.
Bạn có một làn da đẹp và chẳng bao giờ bị mụn? Nếu đúng, thì bạn thuộc vào 20% những người may mắn nhất trên đời này.
80% còn lại thì trải qua một thời dậy thì kinh hoàng với mụn mọc tứ tung. Có người đến tận lúc trưởng thành vẫn bị, thi thoảng mặt lại biến thành cái bánh pizza thủng lỗ chỗ, khiến bản thân chẳng còn dám đi đâu nữa.
Nhưng nếu bây giờ bảo rằng có một loại vaccine khiến cho mụn không bao giờ mọc lên nữa? Nghe quá tuyệt vời để là sự thật, nhưng có vẻ như khoa học sắp thành công rồi.
Cụ thể, các chuyên gia mới đây đã tìm ra một loại kháng thể có khả năng loại bỏ độc tố gây viêm mụn, và họ đã thử nghiệm nó thành công trên chuột.
Dĩ nhiên, từ thí nghiệm này đến khi áp dụng trên người vẫn còn một đoạn đường dài và tương đối phức tạp. Nhưng ít nhất, chúng ta đã có ý tưởng nền tảng cho nó.
Thế nào là mụn?
Trước tiên, cần phải hiểu rằng mọc mụn là một tình trạng tương đối khó chịu. Thủ phạm gây mụn là vi khuẩn Cutibacterium acne (C. acne). Phần lớn thời gian chúng chỉ nằm dưới da, chẳng làm gì cả, nhưng đến lúc trỗi dậy thì... bạn cũng biết rồi đấy.
Các chuyên gia đã từng nắm được cơ chế nổi dậy của loại vi khuẩn này, và từ đó đề ra một số phương pháp điều trị như sử dụng kháng sinh trên da. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả quả nhiều, thậm chí còn để lại di chứng.
Ví dụ như phương pháp điều chỉnh hormone được ưa chuộng nhất hiện tại. Thực tế cho thấy phương pháp này để lại nhiều tác dụng phụ, một số chỉ đạt trong ngắn hạn, thậm chí là không có chút hiệu quả nào.
"85% thanh thiếu niên và 40 triệu người trưởng thành tại Mỹ đang bị mụn, nhưng các phương pháp hiện tại không tác dụng lên quá nhiều người" - trích lời Chun-Ming Huang từ viện Da liễu ĐH California, San Diego.
"Một phương pháp mới, hiệu quả và an toàn hơn là rất cần thiết."
Vaccine trị mụn, một ánh sáng mới
Theo như báo cáo mới đây, khoa học đang dần tiếp cận được cái gọi là vaccine trị mụn sau vài năm nghiên cứu. Trong tháng 6, họ đã thực hiện thử nghiệm trên chuột, và bước đầu đã thành công.
Trong các nghiên cứu trước kia, C. acne được xác nhận là có thể tiết ra một loại độc chất, mang tên CAMP (Christie-Atkins-Munch-Petersen). Trong nghiên cứu mới, nhóm đã xác nhận rằng CAMP cũng gây hiệu ứng viêm ở chuột. Và khi họ tiến hành vô hiệm hóa CAMP, các hiệu ứng viêm cũng biến mất.
Từ đây, họ chế tạo ra một loại vaccine chống CAMP, và cũng cho hiệu ứng tương tự sau khi thử nghiệm.
Mục tiêu kế tiếp của thí nghiệm là chứng minh được sự hiệu quả vaccine trên cơ thể người.
"Nếu thành công, đây sẽ là tin mừng cho hàng trăm triệu người đang khổ sở vì mụn" - trích lời Huang.
Hiện tại thì vẫn chưa có vaccine đâu, nên đừng vội mừng. Nhóm nghiên cứu vẫn cần thử nghiệm xem liệu có tác dụng phụ nào không, trước khi chính thức áp dụng lên gnuowfi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Investigative Dermatology.
Theo Helino
Tầm soát thế nào khi nghi ngờ nhiễm HIV Nếu kết quả âm tính, cần lặp lại xét nghiệm HIV trong 1-3 tháng sau đó để biết chính xác có nhiễm HIV hay không. HIV tấn công trực tiếp lên hệ miễn dịch , đến nay vẫn chưa có vắcxin phòng ngừa hay thuốc điều trị đặc hiệu. Điều quan trọng là cần tầm soát phát hiện sớm, điều trị với thuốc...