Sự thật về thiên thạch đến từ Hệ Mặt Trời khác lần đầu tiên đâm vào Trái Đất
Các chuyên gia đã xác nhận một thiên thạch đâm vào Trái Đất cách đây 8 năm đến từ một Hệ Mặt trời khác, đây là lần đầu tiên thiên thạch đến từ một nơi xa xôi như vậy.
Thiên thạch đến từ hệ Mặt trời khác va vào Trái Đất vào tháng 1/2014, là vật thể giữa các vì sao đầu tiên được ghi nhận.
Sự thật về thiên thạch đến từ Hệ Mặt Trời khác lần đầu tiên đâm vào Trái Đất
Bộ tư lệnh không gian Mỹ cho biết vật thể đá, có chiều ngang khoảng 0,45 mét. Phát hiện này đánh dấu tiểu hành tinh đến từ Hệ Mặt trời khác đầu tiên rơi xuống Trái Đất.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, thiên thạch rơi xuống Trái Đất tạo ra một vệt sáng lớn thắp sáng bầu trời ở gần Đảo Manus, Papua New Guinea vào ngày 8/1/2014 và di chuyển với tốc độ hơn 160.934 km/giờ.
Các nhà khoa học tin rằng những mảnh vỡ từ thiên thạch rơi xuống phía nam Thái Bình Dương. Nếu có thể phát hiện, phục hồi được thì chúng sẽ tiết lộ thêm thông tin về nguồn gốc chi tiết của vật thể đá.
Thiên thạch là những vật thể trong không gian có kích thước từ hạt bụi đến tiểu hành tinh nhỏ. Khi các thiên thạch đi vào bầu khí quyển của Trái Đất, chúng di chuyển với tốc độ cao và sẽ bốc cháy tạo thành vệt sáng trên bầu trời.
Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã đăng nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại của thiên thạch đến từ bên ngoài hệ Mặt trời này. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa được xem xét từ nhiều đồng nghiệp cho đến thời gian gần đây, sau nhiều năm phát hiện họ mới công bố xác nhận.
Amir Siraj, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết hiện ông muốn truy tìm các mảnh vỡ từ thiên thạch sau vụ va chạm.
Ông cho biết: “Những mảnh vỡ có thể nằm dưới đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Papua New Guinea. Đó là một thử thách lớn nhưng nghiên cứu về chúng sẽ cung cấp thêm thông tin quan trọng”.
Tiểu hành tinh thứ 2 ngoài Hệ Mặt trời phát hiện năm 2017 từng gây xôn xao có tên là Oumuamua. Đến nay, tiểu hành tinh Oumuamua vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn, là mảnh vỡ tạc ra từ một hành tinh tương tự như sao Diêm Vương thuộc Hệ Mặt trời khác từ nửa tỷ năm trước.
Ban đầu, Oumuamua trông giống như một sao chổi nhưng sau khi tính toán tốc độ, khối lượng và hình dạng vật thể, các chuyên gia nhận thấy đây là một tiểu hành tinh vì không có đám mây khí bao quanh hạt nhân như sao chổi.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra Oumuamua bằng kính viễn vọng panorama và hệ thống phản ứng nhanh Pan-STARRS1 trên đảo Hawaii. Trong tiếng Hawaii cái tên Oumuamua có nghĩa là “Sứ giả đầu tiên đến từ phương xa”.
Lần hiếm hoi phát hiện dấu vết tiểu hành tinh va vào Trái Đất
Một tiểu hành tinh nhỏ đã va vào Trái Đất phía trên Iceland chỉ hai giờ sau khi các nhà thiên văn học phát hiện ra.
Tiểu hành tinh nhỏ có tên 2022 EB5 bốc cháy gần hết trong bầu khí quyển của Trái Đất. Các nhà thiên văn học chỉ phát hiện ra trước khi nó bốc cháy hai giờ đồng hồ.
Các chuyên gia ước tính tiểu hành tinh 2022 EB5 có kích thước rộng khoảng 3 mét. Do vậy, ngay cả khi tiểu hành tinh gây tác động lên Trái Đất cũng không có tạo ra nhiều thiệt hại.
Krisztián Sárneczky, nhà thiên văn học người Hungary phát hiện ra tiểu hành tinh khi đang quan sát một trạm thuộc Đài quan sát Konkoly gần Budapest.
Một số người dân địa phương ở Iceland đã báo cáo về việc nghe thấy tiếng nổ lớn và những tia sáng trên bầu trời vào thời điểm 2022 EB5 va vào Trái Đất.
Theo các chuyên gia, tiểu hành tinh 2022 EB5 lao vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc 18,5 km/s, rơi xuống bề mặt ở khu vực giữa Greenland và Na Uy. Hiện tại, chưa tìm thấy bất cứ mảnh thiên thạch nào trên Trái Đất sau vụ va chạm.
David Polishook, nhà thiên văn học ở Viện Khoa học Weizmann cho biết: "Vụ va chạm không gây thiệt hại, rơi xuống vùng biển Na Uy đến Iceland. Nó chỉ được phát hiện hai giờ trước đó. Tiểu hành tinh có kích thước quá nhỏ nên không ảnh hưởng lớn".
Đây là tiểu hành tinh thứ 5 được phát hiện trước khi va vào Trái Đất và có nhân chứng rõ rằng về vụ việc.
Năm 2008, tiểu hành tinh 2008 TC3, rộng 4,1 mét, nặng 80 tấn lao xuống Trái Đất gây ra iếng nổ lớn trên sa mạc Nubian. Các chuyên gia thu hồi được khoảng 600 mảnh thiên thạch kích thước khác nhau sau vụ va chạm.
Vào năm 2014, một tiểu hành tinh gần Trái Đất có tên 2014 AA đã va vào bầu khí quyển phía trên Venezuela. Năm 2018, một tiểu hành tinh rơi trúng Trái Đất đã tạo ra nhiều mảnh vỡ gụn gần biên giới Botswana và Nam Phi.
Năm 2020, tiểu hành tinh thứ tư va chạm với Trái Đất tạo ra một vụ nổ lớn nhưng vô hại ở ngoài khơi bờ biển phía nam Puerto Rico.
Tiểu hành tinh là một trong những thảm họa thiên nhiên nguy hiểm nhất mà Trái Đất có thể gặp phải, một trong những nguyên nhân là do hiện tại không có cách nào để ngăn chặn chúng.
Một tiểu hành tinh rộng khoảng 140 mét sẽ giải phóng lượng năng lượng lớn hơn 1.000 lần so với năng lượng giải phóng do bom nguyên tử nếu nó va chạm với Trái Đất.
Đó là lý do tại sao Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang thực hiện một sứ mệnh thử nghiệm chuyển hướng đường đi của một tiểu hành tinh.
Những khám phá "đáng ngại" về Hệ Mặt Trời Hệ Mặt Trời (HMT) hay Thái Dương Hệ là nơi chúng ta đang sống. Ngoài những gì đã biết, dưới đây một số bí mật đáng ngại về HMT vừa được khoa học phát hiện. Hành tinh thứ 9 thực sự có thể là một lỗ đen nguyên thủy Trái đất có thể sẽ co lại Một trong những đặc điểm quan trọng...