Sự thật về thần chết của Ai Cập cổ đại, ai nghe cũng giật mình
Người Ai Cập được biết đến là những người chú trọng tới cái chết và sự sùng kính đối với nhiều vị thần. Vậy bạn đã từng hỏi ai là thần chết của Ai Cập cổ đại chưa?
Lâu nay, Osiris thường được coi là thần của thế giới ngầm hoặc thần chết của Ai Cập, nhưng vấn đề này không hề đơn giản như vậy.
Nhà nghiên cứu Andrea Kucharek nói: “Sẽ là sai lầm khi gọi Osiris là thần chết. Ông không mang lại hoặc gây ra cái chết, mà là chủ quyền của những người đã chết. Ông cũng là cũng là một vị thần của sự sống, đảm bảo khả năng sinh sản của thực vật, động vật và con người.”
Người Ai Cập cổ đại xem Osiris như một vị thần đặc biệt. “Osiris là một điều khác thường trong số các vị thần Ai Cập. Bản thân ông ấy đã chết và được phục hồi cuộc sống trong trạng thái biến hình mới, nhờ sự trợ giúp của các nghi lễ được thực hiện.”
Những người đã qua đời ở Ai Cập hy vọng trải qua quá trình biến hình và phục hồi tương tự, bằng các nghi lễ đã được thực hiện cho Osiris. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, ông ấy phục vụ như một hình mẫu.
Một số vị thần Ai Cập khác có liên quan đến người chết, chẳng hạn như Anubis, Horus, Hathor và Isis. Nhưng nếu gọi bất kỳ ai trong số họ là thần chết đều không hợp lý.
Video đang HOT
Anubis đầu chó là một vị thần đặc biệt quan trọng gắn liền với người chết.
Anubis đảm nhận nhiều vai trò trong quá trình chết đi của con người. Đôi khi thần giúp mọi người đi vào thế giới bên kia, quyết định số phận của họ lúc ở đó, và có khi thần chỉ đơn giản là bảo vệ một xác chết. Vì thế, Anubis được xem là thần ướp xác và thần linh hồn người chết.
Là vị thần cai quản quá trình ướp xác, Anubis còn chịu trách nhiệm trừng phạt những người phạm một trong những tội ác tồi tệ nhất ở Ai Cập cổ đại: tội cướp mộ. Người ta cũng tin rằng thần Anubis sẽ bảo vệ và tôn trọng người chết, mang họ đến một thế giới bên kia yên bình và hạnh phúc.
Nhà Ai Cập học Martin Bommas nói rằng: “Người Ai Cập cổ đại không sùng bái cái chết. Do đó, họ không tôn thờ thần chết”. Một giáo sư nghiên cứu về Ai Cập khác cũng nói rằng “Có một vị thần Ai Cập cổ đại được gọi là ‘Thần chết, Vị thần vĩ đại’, nhưng vị thần này hiếm khi được chứng thực, nó là sự hiện diện xấu xa, không phải là vị thần mang lại lợi ích.”
Một trong số rất ít trường hợp mà vị thần bí ẩn này được ghi lại xuất hiện trên một tờ giấy cói có niên đại khoảng 3.000 năm trước, đến triều đại thứ 21. Giấy cói này cho thấy hình ảnh một “con rắn có cánh với hai cặp chân và đầu người, đuôi của nó kết thúc bằng đầu chó rừng”.
Chữ viết trên đó cho biết vị thần này được gọi là “thần chết, vị thần vĩ đại tạo ra các vị thần và loài người”. Có thể người viết giấy này đã cố gắng tạo ra “Thần chết” nhưng nó không được công nhận.
Nói tóm lại, người Ai Cập có rất nhiều vị thần và người chết cũng được đề cập đến. Song, một vị thần tượng trưng cho cái chết vẫn chưa thực sự được thừa nhận rộng rãi.
Phát hiện phiến đá cổ, lộ bí mật gây sốc về thế giới khác?
Các nhà khảo cổ tìm được phiến đá cổ Palermo thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Khi tìm hiểu cổ vật này, họ tìm thấy ghi chép về sự kiện "lạ".
Phiến đá cổ Palermo là một trong những cổ vật quan trọng nhất được giới chuyên gia tìm thấy. Nó là 1 trong 7 mảnh vỡ còn sót lại của một tấm bia Biên niên sử hoàng gia thuộc thời kỳ Cổ Vương quốc (khoảng năm 2925 trước Công nguyên - 2325 trước Công nguyên) trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
Các chuyên gia cho hay tấm bia Biên niên sử hoàng gia trên ban đầu có thể được đặt trong một ngôi đền ở Ai Cập hoặc công trình quan trọng tương tự.
Hai mặt của tấm bia đều khắc các chữ tượng hình liệt kê các vị vua tiền triều của Ai Cập cổ đại và các pharaoh đã cai trị Ai Cập trong năm triều đại đầu tiên.
Theo đó, việc tìm thấy phiến đá Palermo được làm từ đá bazan đen có ý nghĩa quan trọng đối với giới nghiên cứu khi giải mã các bí ẩn về nền văn minh Ai Cập vào hàng ngàn năm trước.
Khi tìm hiểu nội dung được khắc trên phiến đá Palermo, các chuyên gia vô cùng bất ngờ và khó hiểu.
Trong đó có việc cổ vật này có liệt kê một số vị vua thời tiền triều đại. Thế nhưng, những vị vua này dường như là những vị thần và á thần bí ẩn.
Ly kỳ hơn, nội dung trên phiến đá Palermo có mô tả về một thời kỳ bí ẩn trên Trái đất khi mà con người "có thể" sống thọ hàng ngàn năm và cai trị cả lãnh địa cổ đại rộng lớn.
Phiến đá Palermo cũng giúp các nhà nghiên cứu phát hiện người Ai Cập thời cổ đại đã phát triển công nghệ đáng kinh ngạc trong việc nung chảy đồng để tạo ra những bức tượng đồng khổng lồ vào triều đại thứ hai.
Việc đề cập đến những nhà cai trị về những vị thần và á thần bí ẩn đến từ trên trời xuống khiến nhiều người cho rằng đấng thần linh hoặc những người đến từ thế giới khác đã từng cai trị con người trên Trái đất.
Thế nhưng, những thông tin này cần thêm bằng chứng xác thực để chứng minh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã và đang tìm kiếm các manh mối, bằng chứng để củng cố quan điểm gây tranh cãi trên.
Phiến đá phủ bụi ngàn năm mở toang bí mật Ai Cập cổ đại Phiến đá nhìn có vẻ "tầm thường" này, thực tế lại là cổ vật quan trọng bậc nhất đối với khảo cổ học và Ai Cập học. Phiến đá Rosetta được tìm thấy khi quân đội của Napoleon đang đào nền móng của một pháo đài ở Rosetta, nay là El-Rashid, Ai Cập. Phiến đá là chìa khóa để giải mã hệ thống...