Sự thật về tên lửa “tốt nhất thế giới” của Trung Quốc
Một trong những nhà sản xuất vũ khí lớn nhất Trung Quốc – tập đoàn China Aerospace Science and Industry Corp (CASIC) – tại triển lãm hàng không ở Chu Hải đã giới thiệu tên lửa siêu thanh CM-302 phiên bản xuất khẩu mới của mình, có khả năng tấn công mục tiêu trên mặt đất và ngầm dưới nước.
Một số báo chí của Trung Quốc gọi loại tên lửa này là “tốt nhất trên thế giới”.
Có đúng thật vậy hay không? Chuyên viên quân sự Nga Vasily Kashin trong bài bình luận của mình cho “Sputnik” đã viết: “Trung Quốc chắc chắn sẽ thành công trong việc chế tạo tên lửa chống tàu siêu âm. Nhưng khả năng của nước này để tạo ra một phiên mẫu hiện đại hoàn toàn “của riêng mình” như vũ khí này là rất khiêm tốn.
Tên lửa hành trình siêu âm, do hai tập đoàn CASC và CASIC sản xuất, là sản phẩm sao chép, dù đã qua sửa đổi cấu trúc của hai loại… tên lửa hành trình chống tàu quan trọng của Nga. Tên lửa Trung Quốc CX-1, do công ty CASC trình bày tại triển lãm hàng không Chu Hải vào năm 2014, đã được dựa trên tên lửa chống tàu của Nga “Yakhont” có tiếng trên thị trường vũ khí quốc tế và tên lửa BrahMos sản phẩm liên doanh của Nga-Ấn Độ gần giống với nó.
Tên lửa CM-302 là phiên bản xuất khẩu của YJ-12 do công ty đối thủ CASIC trưng bày tại triển lãm hiện nay. YJ-12 về bản chất là tên lửa diệt hạm X-31 của Nga phóng đại kích thước, được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Nga.
Tuy nhiên, Trung Quốc không có tên lửa hạng nặng chống tàu siêu âm tương tự như P-1000 “Basalt” và P-700 “Granit” của Nga. Những tên lửa này dành để đối phó với tàu sân bay. Chúng có tầm bắn hơn 700 km, vận tốc lên đến 2.5 Mach (2.5 vận tốc âm thanh). Chỉ cần bắn một loạt, chúng trao đổi thông tin với nhau trong chuyến bay và phối hợp tấn công đồng thời mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau.
Các phiên bản mới nhất của “Granite” và “Basalt” còn có thể bắn vào mục tiêu trên đất liền. Tuy nhiên, cần lưu ý: sự tiến bộ của Trung Quốc trong ngành chế tạo tên lửa ảnh hưởng đến tình hình quân sự-chính trị ở Thái Bình Dương, gây ra mối lo ngại cho người Mỹ.
Video đang HOT
Bởi tên lửa chống máy bay phổ biến nhất Standar SM-2 của Mỹ do tầm bắn giới hạn của nó không thể đối phó với tên lửa YJ-12 của Trung Quốc. Việc hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của Mỹ bằng tên lửa Standard SM-6 với tầm bắn xa hơn sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn, bởi vì giá của một quả tên lửa như vậy là 4 triệu USD. Cần nhắc lại rằng, trong tương lai gần Nga hy vọng sẽ nhận được phương tiện hiện đại hơn để chống tàu chiến. Đã có thử nghiệm tên lửa siêu thanh “Zircon”, có thể đạt gấp năm lần tốc độ âm thanh”.
Theo Danviet
Trung Quốc khoe dàn tên lửa tối tân tại triển lãm hàng không Chu Hải
Tham dự triển lãm hàng không Chu Hải năm nay có nhiều loại tên lửa, bom dẫn đường thông minh do Trung Quốc phát triển trong thời gian gần đây.
Trung Quốc giới thiệu nhiều loại tên lửa, bom dẫn đường hiện đại do nước này tự phát triển tại triển lãm hàng không Chu Hải, diễn ra từ ngày 1 đến 6/11 tại Quảng Đông. Ảnh: Sina.
Tên lửa chống tăng Blue Arrow-21 được trang bị đầu dò radar, tương tự dòng AGM-114L "Longbow Hellfire" của Mỹ. Mẫu tên lửa này dài 1,7 m, nặng 46 kg, có tầm bắn tối đa 8 km, sử dụng đầu nổ lõm với khả năng xuyên thủng 1.400 mm thép cán đồng nhất (RHA). Ảnh: Sina.
Tên lửa chống hạm mini YJ-9E có tầm bắn 18 km, được phát triển cho máy bay không người lái (UAV) và các loại tàu tuần tra cỡ nhỏ. Thông số chính thức của YJ-9E chưa được Trung Quốc công bố. Ảnh: Sina.
Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc (Norinco) trưng bày bom thông minh GB-100 có trọng lượng 100 kg, sử dụng hệ thống dẫn đường laser và vệ tinh. Ảnh: Sina.
Các quả bom nhỏ loại 50 kg cũng được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh. Trung Quốc đã phát triển mạng lưới vệ tinh Bắc Đẩu để thực hiện nhiệm vụ này. Ảnh: Sina.
Tên lửa không đối đất AG-300/L sử dụng hệ thống dẫn đường bằng laser, được quảng bá có tính năng không thua kém tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ. Ảnh: Sina.
Tên lửa không đối đất CM-704KG có tầm bắn tối đa 25 km, sử dụng đầu dò radar để phát hiện và tấn công các mục tiêu trên chiến trường. Theo truyền thông Trung Quốc, sản phẩm này có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Ảnh: Sina.
PL-10E là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa không đối không PL-10. Đây là vũ khí tầm ngắn được phát triển cho tiêm kích J-20, đạt tầm bắn tối đa khoảng 22 km. Ảnh: Sina.
Bom lượn GB3A được trang bị một đôi cánh để tăng tầm ném hiệu quả, giúp máy bay tránh bị tấn công bởi các hệ thống phòng không của đối phương. Ảnh: Sina.
Triển lãm hàng không Chu Hải được tổ chức tại căn cứ không quân Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sự kiện được tổ chức hai năm một lần, là nơi để Trung Quốc giới thiệu những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực hàng không quân sự. Ảnh: Sina.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Phòng không Thái Lan quyết tâm vượt qua... Campuchia bằng tên lửa Trung Quốc Mặc dù là một cường quốc quân sự hàng đầu khu vực, tuy nhiên sức mạnh lực lượng phòng không của Quân đội Hoàng gia Thái Lan lại quá yếu. Phòng không Thái Lan quyết tâm vượt qua... Campuchia bằng tên lửa Trung Quốc Quân đội Hoàng gia Thái Lan được trang mạng Global Firepower xếp hạng 20 thế giới và thứ 3...