Sự thật về “ngón tay khổng lồ” trên sao Hỏa
Hình ảnh các ngón tay khổng lồ, sẫm màu in hằn trên một số sườn dốc của sao Hỏa từ cuối xuân đến đầu thu. Ảnh: NASA
Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa tìm ra câu trả lời cho sự xuất hiện kỳ bí, theo mùa của các cấu trúc giống ngón tay người khổng lồ trên những địa hình dốc của hành tinh đỏ
Theo trang Daily Mail, các tàu thăm dò sao Hỏa đã chụp được những hình ảnh về các cấu trúc giống hình ngón tay, tối sẫm xuất hiện và mở rộng xuống phía dưới một số sườn dốc trên hành tinh đỏ từ cuối xuân tới hết mùa hè, rồi biến mất vào mùa đông và trở lại vào mùa xuân năm sau.
Hai nhà nghiên cứu Mỹ gồm Vincent Chevrier – phó giáo sư nghiên cứu tại Trung tâm vũ trụ và khoa học hành tinh Arkansas và cộng sự Edgard Rivera-Valentin đến từ Đại học Brown phát hiện, “các ngón tay của người khổng lồ” có thể là sản phẩm của quá trình tan chảy và bay hơi sau đó của nước muối đóng băng trên hành tinh đỏ.
Video đang HOT
Những cấu trúc kỳ bí lần đầu tiên được tàu thăm dò MRO của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ phát hiện hồi năm ngoái. Chúng thường kéo dài và sẫm màu hơn trên các sườn dốc đá hướng nhìn về xích đạo từ cuối xuân tới đầu thu. Các nghiên cứu công bố vào thời điểm đó cho rằng, những thay đổi theo mùa này ám chỉ sự tham gia của một chất dễ bay hơi, trong khi môi trường sao Hỏa quá ấm cho các-bon điôxít đóng băng và quá lạnh đối với nước tinh khiết.
Trong giới khoa học cũng có ý kiến nhận định “thủ phạm” là một loại nước muối nào đó, nhưng cho tới mãi gần đây vẫn không có bất kỳ giả thuyết nào về cấu trúc của nó được đưa ra.
Ông Chevrier và cộng sự đã nghiên cứu các dạng muối hình thành trên sao Hỏa để tìm hiểu về cách thức chúng có thể tác động đến các thời điểm tan chảy và bốc hơi của băng đá và nước. Dựa vào những mô hình giúp đào sâu xuống 20cm đất trên hành tinh đỏ (ngưỡng độ sâu mà nhiệt độ theo mùa sẽ không thể tác động đến sự đóng băng và tan chảy của các hỗn hợp nước – muối), họ khám phá ra rằng chính clorua canxi là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành “các ngón tay người khổng lồ” trên sao Hỏa.
Nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi có đủ lượng dung dịch nước muối với nồng độ thấp, chúng sẽ tan chảy, bốc hơi và biến mất tuần tự theo nhiệt độ theo mùa trên sao Hỏa. Chúng do đó tạo ra những dòng chảy, khắc tạc hình ảnh các ngón tay khổng lồ trên những sườn dốc.
Sao Hỏa hiện là một sa mạc đóng băng, nhưng các nghiên cứu địa chất đối với đá trên bề mặt hành tinh đỏ trong các sứ mệnh trước đó hé lộ, hành tinh này từng ấm áp và ẩm ướt hơn.
Tìm kiếm nước chỉ là bước đầu tiên trong quá trình xác định xem liệu môi trường trên sao Hỏa có thể phù hợp với sự sống vi khuẩn hay không. Các nhà khoa học nhìn chung thống nhất rằng, ngoài nước và một nguồn cung cấp năng lượng (chẳng hạn như Mặt trời), các-bon hữu cơ cũng là một yếu tố tiên quyết cho sự sống.
Theo 24h
Thêm bằng chứng trên sao Hỏa có nước
Một thiên thạch từ sao Hỏa rơi xuống Trái đất vào năm ngoái chứa bằng chứng cho thấy nước từng tồn tại trên bề mặt Hành tinh đỏ.
Một thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa cách đây khoảng 700.000 năm, đã rơi xuống Trái đất tại khu vực sa mạc gần thị trấn Tissint ở miền nam Ma-rốc vào tháng 7 năm ngoái. Các nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho thiên thạch này là Tissint.
Thiên thạch Tissint nặng khoảng 1kg và đường kính 12cm, đã được phân tích bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế, bao gồm các chuyên gia đến từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London (Anh) - nơi thiên thạch này đang được trưng bày.
Tiến sĩ Caroline Smith, chuyên gia về thiên thạch tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên London, cho biết trên Daily Mail: "Một trong những thông tin quan trọng về thiên thạch Tissint mà chúng tôi phát hiện là một số chất hóa học trong thiên thạch này cho thấy rằng nó có nguồn gốc gần với bề mặt sao Hỏa hay thậm chí trên bề mặt của hành tinh này".
Thiên thạch Tissint đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên London
Kết quả phân tích cũng cho thấy thiên thạch chứa một lượng lớn thủy tinh đen, được tạo ra bởi sức nóng từ một tảng đá bị nóng chảy. Các nhà khoa học khẳng định rằng những nguyên tố được tìm thấy trong thủy tinh không phải từ Trái đất. Một trong những nguyên tố này là xeri - rất phổ biến trên bề mặt sao Hỏa.
"Thiên thạch giàu nguyên tố xeri xảy ra có thể là do nó đi nằm gần bề mặt của sao Hỏa. Nước hay chất lỏng khác đã mang theo nguyên tố xeri từ bề mặt Hành tinh đỏ và thấm vào các khe hở trong thiên thạch", tiến sĩ Caroline Smith giải thích.
Các nhà khoa học không biết quá trình này xảy ra khi nào, nhưng nó có thể xảy ra ở thời điểm trước khi thiên thạch bị bắn khỏi sao Hỏa do ảnh hưởng của một vụ va chạm giữa hành tinh này với một thiên thạch trong vũ trụ. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy nitơ từ bầu khí quyển của sao Hỏa trong thủy tinh đen.
Tiến sĩ Caroline Smith cũng cho biết các nhà khoa học trên Trái đất có thể phân tích thành phần trên sao Hỏa thông qua thiên thạch này với độ chính xác cao, mà không cần sử dụng những robot như tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đáp xuống Hành tinh đỏ mới đây.
Theo 24h
Phát hiện đá Sao Hỏa giống với đá Trái Đất Viên đá trên Sao Hỏa được đặt theo tên kỹ sư Jake Matijevic thuộc Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Khi các nhà khoa học chọn một tảng đá để kiểm tra laser của tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity, họ đã bất ngờ phát hiện thấy nó có cấu tạo giống với một loại đá tìm thấy trên Trái Đất. Về cấu tạo...