Sự thật về ngành công nghiệp K-POP: Cỗ máy không lồ ‘hái ra tiền’ ấy thực ra tàn nhẫn đến mức nào?
Không chỉ đơn thuần là âm nhạc và giải trí, sự tồn tại của ngành công nghiệp âm nhạc và làn sóng Hallyu ẩn chứa nhiều điều phức tạp hơn chúng ta vẫn tưởng.
K-POP, ngành công nghiệp có một-không-hai trên đời
Đối với chúng ta, K-POP đơn thuần chỉ là showbiz và giải trí. Tuy nhiên, nhìn một cách vĩ mô, xét trên nhiều yếu tố, nhất là khả năng thúc đẩy kinh tế và truyền bá văn hóa, thì K-POP được gọi bằng cái tên mĩ miều đó là một nền công nghiệp.
Thật kỳ lạ, không giống bất kỳ quốc gia nào khác, những tác phẩm nghệ thuật và nhóm nhạc thần tượng lại được ví như sản phẩm của một ngành công nghiệp. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời đó là, để cho ra mắt một người nổi tiếng và các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, các nhà xuất Hàn Quốc đã tuân theo một quy trình nghiêm ngặt và khoa học để đảm bảo có được một sản phẩm chất lượng nhất.
Từ khâu tuyển chọn nhân tài, đào tạo và rèn giũa những hạt giống tiềm năng, chính thức ra mắt, kết hợp với truyền thông đa phương tiện để tạo dựng thương hiệu và cuối cùng là khai thác lợi ích kinh tế từ danh tiếng của nghệ sĩ đó. Sự chuyên nghiệp và khắc nghiệt là lý do khiến K-POP bước ra khỏi biên giới Hàn Quốc, vươn ra tầm Châu lục và thu về những trái ngọt. Tất cả đều nằm trong sự tính toàn của con người.
Ngành công nghiệp giải trí thực sự là một mắt xích quan trọng để thúc đẩy kinh tế, văn hóa, thời trang, du lịch của Hàn Quốc. Đứng phía sau những nhóm nhạc thần tượng mà chúng ta thường thấy là một cỗ máy khổng lồ, hoạt động nhịp nhàng hết năm này qua năm khác. Đồng thời cỗ máy ấy cũng liên tục điều chỉnh, thay máu để phù hợp với xu thế chung, đảm bảo không bị lỗi thời.
Thực tế, ý tưởng xây dựng các mẫu hình thần tượng không sinh ra ở Hàn Quốc, nhưng đây lại là quốc gia tìm ra con đường phát triển hiệu quả và đạt được thành công rực rỡ nhất đối với mô hình này, đưa K-POP trở thành ngành công nghiệp không khói chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế quốc gia.
Một công cụ mới để “đồng hóa” con người nhanh hơn
Trung Quốc đã mất 1000 năm để ép người Việt Nam học theo văn hóa Trung Hoa nhưng vẫn thất bại. Ấy thế mà Hàn Quốc lại chỉ tốn chưa đầy 15 năm để làm được điều đó. Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia tại Châu Á ngày nay cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ làn sóng Hallyu. Bằng chứng ư? Đơn giản lắm, Chỉ cần gõ cụm từ “kiểu Hàn Quốc” trên bất kỳ trang mạng xã hội nào, bạn sẽ tra ra rất nhiều trào lưu cộp mác thần tượng Hàn hiện nay.
Kể từ khi K-POP lan truyền khắp thế giới, chúng ta bắt đầu có khái niệm “đẹp như Hàn Quốc”, “thời trang Hàn Quốc”, “lãng mạn như phim Hàn”, “mỹ phẩm làm đẹp kiểu Hàn Quốc”. Đặc biệt là quy chuẩn về cái đẹp của giới trẻ ngày càng có nhiều nét giống người Hàn. Chúng ta tập tành ăn những món ăn nổi tiếng của người Hàn. Lúc đầu là ăn cho biết, sau đó quen thuộc và yêu thích chúng. Không ai ép con người phải học theo những trào lưu đó, mà là họ tự nguyện, thậm chí là tiếp nhận một cách đầy hào hứng!
Video đang HOT
Làn sóng Hallyu có khả năng xuyên thủng biên giới khiến cho giới trẻ quốc tế dần có ham muốn được gia nhập đường đua ấy. Vừa qua, SM Audition đã được tổ chức tại Việt Nam. Chỉ tính riêng buổi thi tuyển ở Hà Nội đã có hàng chục ngàn thí sinh đến ghi danh, với mong muốn được trở thành một idol K-POP, bất chấp những khó khăn đang chờ đợi phía trước.
Ngành công nghiệp có tốc độ thải cũ – thay mới cực kỳ khủng khiếp!
Vì được vận hàng một cách quy củ, doanh thu mỗi năm của các công ty giải trí K-POP là không thể đếm xuể. Sau khi thu được lợi nhuận từ một nhóm nhạc lớn tuổi hơn, họ sẽ dùng một phần trong số tiền đó để đầu tư vào lớp trẻ, tiếp tục sản sinh ra những “cỗ máy kiếm tiền” mới. Cứ thế, tiền lại đẻ ra tiền. Bạn tưởng đó là một thế giới nơi con người sống mãi trong danh tiếng và tiền bạc thôi ư? Nhầm to rồi đấy.
Ngành công nghiệp K-POP có tốc độ đảo thải người cũ và thay thế bằng đối tượng mới nhanh khủng khiếp. Lấy một ví dụ thực tế, thời năm 2014, hai nhóm nhạc nữ hàng đầu K-POP là 2NE1 và SNSD cùng cạnh tranh khi comeback trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên cũng trong năm 2014, Park Bom vướng scandal, 2NE1 rơi vào khủng hoảng truyền thông. Đối thủ SNSD cũng vướng vào vô số scandal tai tiếng.
Sang năm 2015, một loạt tân binh mới ra đời, chính thức bắt đầu thời kỳ hoàng kim của thần tượng K-POP thế hệ thứ 3. Đến năm 2016, 2NE1 gần như bị truyền thông bỏ quên, công chúng quay lưng, chỉ số thương hiệu giảm sút không phanh. SNSD đóng băng hoạt động nhóm để cách thành viên “đánh lẻ”. Đến năm 2017, tức là sau 3 năm thì cụm từ “girlgroup hàng đầu” là để ám chỉ những nhóm như TWICE, BLACK PINK và Red Velvet. Tất nhiên đây vẫn chưa phải trường hợp khủng khiếp nhất.
Còn nhớ nhóm nhạc nữ hàng đầu T-ara đã bị đào thải khỏi thị trường Hàn sau khi scandal lục đục nội bộ xảy ra. Không bàn đến cách công ty xử lý mọi chuyện ra sao, chỉ riêng việc khán giả dần lãng quên T-ara như chưa từng yêu mến girlgroup này cũng đủ cho thấy ngành công nghiệp này khắc nghiệt đến mức nào.
Hay một ví dụ gần đây hơn, và cũng không kém phần phũ phàng đó là nhóm nhạc EXO của SM Entertainment. Khoảng giữa năm 2017 trở về trước, EXO vẫn là boygroup hàng đầu K-POP, ông hoàng bất bại trong số các nhóm nhạc nam thế hệ thứ 3.
Thế nhưng chỉ trong vòng nửa năm ngắn ngủi, BTS đã vươn lên mạnh mẽ, giành về (ít nhất là) phân nửa sự quan tâm của công chúng, các giải thưởng và mức độ chú ý của truyền thông trong nước lẫn quốc tế. Tất nhiên, EXO không thể gọi là bị đánh bại hoàn toàn, nhưng sự bùng nổ của BTS đã khiến cho boygroup nhà SM không còn độc quyền ngôi vương trong gen 3 như trước đây.
Trong năm 2019 sắp tới, loạt thần tượng thế hệ thứ 4 sẽ chính thức chào sân, mở đầu cho một cuộc chiến mới, một thời kỳ mới của K-POP. Mặc dù có nhiều người không tin và chối bỏ, nhưng sự thật là quá trình thay máu của K-POP vẫn đang diễn ra từng ngày, tuy chậm rãi nhưng cũng nhanh chóng đến không ngờ.
Theo TinNhac
Wanna One vượt mặt BTS trước ngày tan rã
Tại lễ trao giải Korea Popular Music Awards, Wanna One thắng 4 giải thưởng và vượt qua đàn anh đang nổi tiếng thế giới là BTS. Nhóm cũng giành hạng mục Daesang Nghệ sĩ của năm.
Lễ trao giải Korea Popular Music Awards diễn ra tại Trung tâm triển lãm quốc tế Hàn Quốc (Goyang, Gyeonggi) vào tối 20/12. Chương trình trao giải được phối hợp tổ chức bởi Hiệp hội Ca sĩ, Hiệp hội Sản xuất Giải trí, Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm, Liên đoàn Biểu diễn Âm nhạc và Hiệp hội Bản quyền Âm nhạc Hàn Quốc.
Có ba giải Daesang (hạng mục quan trọng nhất trong mỗi lễ trao giải Hàn Quốc) được trao, trong đó Wanna One nhận giải Nghệ sĩ của năm, Twice giành giải Bài hát của năm nhờ ca khúc Heart Shaker và BTS với album Love Yourself: Answer thắng hạng mục Album của năm.
Twice và BTS giành chiến thắng dù không có mặt tại buổi trao giải.
Có thể thấy bộ ba BTS, Twice, Wanna One chính là những nhóm nhạc Kpop nổi tiếng nhất hiện nay. Họ cùng nhau thống trị hạng mục Daesang ở hầu hết lễ trao giải đã diễn ra, bao gồm MAMA, MBC Plus X Genie Music Award, Soribada Best K-Music Awards...
Đôi khi tranh cãi xảy ra, chẳng hạn với Korea Popular Music Awards, nhiều ý kiến cho rằng BTS xứng đáng hơn Wanna One (thậm chí xứng đáng nhất dàn thần tượng Kpop) để thắng luôn Nghệ sĩ của năm. Hay trước đó, tại MAMA, giải Daesang Bài hát của năm dù thuộc về Twice nhưng theo dư luận, sẽ hợp lý nếu nó thuộc về BTS, iKON hoặc Momoland.
Dẫu vậy, ý kiến phần đông khán giả là hài lòng về việc bộ ba BTS, Twice, Wanna One trở thành chủ nhân những giải Daesang. Xét thành tích trong cả năm 2018, họ xứng đáng được vinh danh với giải thưởng này.
Wanna One là nghệ sĩ nhận được nhiều giải thưởng nhất trong lễ trao giải tối 20/12.
Trở lại Korea Popular Music Awards, Wanna One đã mang về nhiều giải thưởng nhất trong đêm. Nhóm giành tổng cộng 4 danh hiệu là Nghệ sĩ của năm, giải thưởng Bonsang, Nghệ sĩ xuất sắc nhất trên truyền hình Olleh và Giải thưởng nổi tiếng. Wanna One tích cực tham gia các lễ trao giải và cũng nhận nhiều giải thưởng. Đó là món quà ý nghĩa cho nhóm trước ngày tan rã.
Nhóm sẽ chính thức tan rã vào 31/12, sau khi chấm dứt hợp đồng với công ty quản lý. Hoạt động cuối cùng của 11 thành viên là concert kéo dài 2 ngày được tổ chức vào tháng 1/2019.
Nghệ sĩ của năm: Wanna One
Ca khúc của năm: Twice - Heart Shaker
Album của năm: BTS - Love Yourself: Answer
Tân binh của năm: (G)I-DLE, The Boyz
Bonsang: Mamamoo, Oh My Girl, Roy Kim, Jang Deok Cheol, NCT 127, Momoland, BTOB, Twice, Red Velvet, Wanna One, BTS
Giải thưởng Indie: Shaun
Giải thưởng Hip Hop: Simon Dominic
Giải thưởng nhạc phim: Ben
Giải thưởng Ballad: BTOB
Giải thưởng R&B: Urban Zakapa
Nghệ sĩ xuất sắc trên truyền hình Olleh: Wanna One Wanna Travel
Giải thưởng vũ đạo ca sĩ solo: Chungha
Giải thưởng vũ đạo của nhóm nhạc: Red Velvet
Giải thưởng nhà sản xuất: Starship Entertainment Kim Shi Dae
Tiết mục nổi tiếng: Kwon Byung Ho
Ca sĩ có phần trình diễn nổi tiếng: Pentagon
Giải thưởng nổi tiếng: Wanna One, EXO
Giải thưởng tri ân: Cho Yong Pil
Giải thưởng tiết mục Hallyu: Super Junior
Theo Báo Mới
Knet xôn xao về boygroup đàn em BTS: 100% họ sẽ được hưởng đặc quyền từ tiền bối! Thông tin về nhóm nhạc đàn em của BTS vẫn đang là đề tài 'nóng hổi' của cộng đồng fan KPOP. Vừa qua, công ty Big Hit vừa đăng tải thông báo chính thức về việc ra mắt nhóm nhạc mới. Theo như thông tin được tiết lộ, đây vẫn sẽ tiếp tục là nhóm nhạc nam bao gồm 7 thành viên cùng...