Sự thật về lớp bọt khí thường nổi lên trong lúc nấu ăn mà nhiều bà nội trợ hay vớt bỏ: Lợi hay hại cho sức khỏe?
Khi các bà nội trợ nấu ăn các món như luộc thịt, ninh xương thường xuất hiện các lớp bọt khí nổi lên trên mặt nước. Vậy nó là gì, liệu có gây hại cho sức khỏe như nhiều người lầm tưởng không?
Khi nấu canh một thời gian dài, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện một lớp bọt khí nổi lên trên bề mặt của nồi canh. Nhiều chị em hay nghĩ rằng, lớp bọt này là chất bẩn ở thực phẩm tích tụ lại nên thường sử dụng một cái muỗng để hớt bỏ lớp bọt này đi. Nhưng số khác lại cho rằng chúng là tinh hoa của món canh hầm và có giá trị dinh dưỡng rất cao, không cần phải bỏ đi. Vậy thực hư ra sao?
Lớp bọt khí này thật sự có lợi hay hại cho sức khỏe?
Tại sao lại có bọt khí khi nấu ăn?
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm “sức căng bề mặt” là gì. Chúng là lực tạo ra bởi các chất lỏng như nước để làm cho bề mặt càng nhỏ càng tốt. Nói một cách đơn giản hơn, nó là lực co của bề mặt chất lỏng.
Nước tinh khiết có sức căng bề mặt khá lớn nên không dễ bị tạo bọt, còn nước dùng thực phẩm có sức căng bề mặt nhỏ nên thường có bọt khí nổi trên bề mặt. Khi nấu thực phẩm, các chất hữu cơ như protein, carbonhydrate… trong thực phẩm sẽ bị hòa tan hoặc phân tán trong nước, tạo ra lớp bọt dày đặc khi nấu liên tục.
Lớp bọt khí này có lợi cho sức khỏe không?
Câu trả lời cuối cùng là CÓ! Bởi bản thân lớp bọt khí đó là một chất dinh dưỡng. Cụ thể hơn, thực phẩm tạo ra bọt là vì nó chứa chất hữu cơ, hòa tan trong nước khi các bà nội trợ sử dụng muỗng để khuấy nồi canh. Ngoài ra, trong lớp bọt khí đó còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, như các vitamin thiết yếu.
Lớp bọt này thật sự rất tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ trong trường hợp chị em nấu thực phẩm sạch thôi nhé.
Bên cạnh đó, bọt khí này còn được tạo ra khi pha trà có chứa saponin – một chất có khả năng kháng khuẩn, điều hòa lipid máu và bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, bọt có trong sữa đậu nành có chức năng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch và chống xơ vữa động mạch.
Lớp bọt khí này có chứa các tạp chất gây hại không?
Video đang HOT
Như đã nói ở trên, lớp bọt khí này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng các chất hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó cũng không phải tốt hoàn toàn, bởi các loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu… có trong thực phẩm cũng có thể nhân cơ hội này để xâm nhập vào lớp bọt.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay thì vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy lớp bọt khí này gây hại đến sức khỏe. Nhưng nếu chế biến các thực phẩm do chính tay bạn nuôi trồng thì lớp bọt khí này không có gì phải lo lắng, hãy yên tâm ăn luôn chúng để tốt hơn nhé.
Làm thế nào để xử lý lớp bọt khí đúng cách?
1. Bọt từ các loại thịt hầm
Hầu hết bọt được tạo ra từ các loại thịt hầm ngay sau khi được đun sôi là do phần máu thừa, cặn và protein trong thịt sau khi biến dạng ở nhiệt độ cao. Phần bọt này có mùi tanh, nếu không vớt sẽ làm ảnh hưởng đến hình thức lẫn mùi vị của món ăn. Thế nên chị em hãy dùng muỗng hớt bỏ lớp bọt đầu đi nhé, còn các lớp bọt sau có thể giữ lại được.
2. Bọt trong sữa đậu nành
Khi chế biến sữa đậu nành, lớp bọt khí này sẽ được tạo ra rất nhiều do hàm lượng saponin dồi dào trong đậu nành. Thế nên, tuyệt đối không nên vớt chúng ra bởi lớp bọt này rất tốt cho sức khỏe. Nếu chị em không thích thì có thể thử giảm nhiệt độ nấu xuống, hoặc thêm vài giọt dầu ăn vào sữa rồi nấu tiếp sẽ làm giảm lượng bọt đi đáng kể.
3. Bọt khi rót bia
Nhiều người hay sợ rằng lớp bọt bia giàu purine sẽ làm gia tăng sự sản xuất axit uric gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Bởi bọt bia được tạo ra bởi protein có trong bia lên men, được hình thành từ carbon dioxide trong bia. Ngoài ra, bản thân bia là một loại thực phẩm có hàm lượng purine thấp. Thế nên, hãy kệ chúng và tận hưởng ly bia tươi mát lạnh bên người thân nhé.
Theo Aboluowang/Helino
Bọt màu đục xuất hiện trong nồi thức ăn khi nấu là gì, có hại không? Chắc hẳn nhiều người vẫn đang hiểu sai
Lúc chúng ta chế biến thức ăn như hầm xương, luộc thịt rất hay thấy lớp bọt khí trắng nổi lên trên mặt nước. Vậy lớp bọt khí đấy thực sự là gì, có dinh dưỡng hay chất độc hại cần phải vớt bỏ không?
Ngoài lúc chế biến thức ăn như hầm xương, luộc thịt... khi chúng ta pha trà, rót bia cũng sẽ thấy một lớp bọt khí dày nổi lên trên bề mặt chất lỏng. Nhiều người nghĩ rằng đó là chất bẩn, cần phải được vớt bỏ. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều xung quanh việc này.
Vì sao lớp bọt khí bong bóng được sản sinh khi chúng ta chế biến thực phẩm?
Để hiểu được vì sao lớp bọt bong bóng được tạo ra khi hầm, luộc thực phẩm, trước tiên bạn cần biết về "sức căng bề mặt" là gì.
Sức căng bề mặt do là lực tạo ra bởi các chất lỏng như nước, để làm cho bề mặt càng nhỏ càng tốt. Nói một cách đơn giản, đó là lực co của bề mặt chất lỏng.
Nước tinh khiết có sức căng bề mặt lớn và lực co rút bề mặt chất lỏng lớn, không dễ tạo bọt. Còn đối với nước canh, súp, nước cháo loãng, sức căng bề mặt nhỏ, dễ dàng tạo ra bọt khí bong bóng nổi trên bề mặt.
Khi chế biến thực phẩm, các chất hữu cơ như protein, carbohydrate... trong thực phẩm sẽ bị hòa tan, phân tán trong nước, làm giảm sức căng bề mặt của chất lỏng. Từ đó tạo ra liên tục lớp bọt dày đặc và ổn định trong thời gian nấu.
Lớp bọt khí đó có mang giá trị dinh dưỡng không?
Câu trả lời là có. Bản thân chất bọt đó là một chất dinh dưỡng. Thực phẩm tạo ra bọt vì nó chứa chất hữu cơ, hòa tan trong nước và tạo ra bọt khi chúng ta sử dụng thìa, đũa để ngoáy, khuấy.
Ngoài ra, trong lớp bọt khí đó còn chứa một số chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin tan trong chất béo: Vitamin A, D, E, K.
Bên cạnh đó, lớp bọt được tạo ra khi pha trà có chứa saponin, có chức năng kháng khuẩn, điều hòa lipid máu và bảo vệ tim mạch. Cũng giống thế, lớp bọt khi nấu sữa đậu nành cũng chứa saponin, có chức năng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch và chống xơ vữa động mạch.
Mặc dù lớp bọt khí này có giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng không phải không có cơ sở để nói rằng lớp bọt này là một chất bẩn. Chúng ta hãy phân tích kỹ thêm để có một câu trả lời rõ ràng.
Lớp bọt khí được tạo ra khi chế biến thực phẩm có thành phần gây hại không?
Như đã được trình bày ở trên, lớp bọt khí có chứa các chất hữu cơ và một số chất dinh dưỡng tốt tan trong chất béo. Nhưng chúng cũng có thể chứa một số chất có hại hòa tan trong chất béo.
Ví dụ như các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu... và các thành phần khác trong thực phẩm cũng có thể nhân cơ hội xâm nhập vào bọt. Đây cũng là một vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Nhưng hiện nay, không có dữ liệu nghiên cứu về chất có hại trong lớp bọt khí khi nấu ăn, liệu nó có gây hại cho sức khỏe con người hay không.
Nếu những thực phẩm được chế biến do chính tay bạn trồng, nuôi dưỡng, không sử dụng các loại thuốc nông nghiệp thì bạn hoàn toàn không phải lo lắng về chất độc hại, yên tâm thưởng thức giá trị dinh dưỡng của lớp bọt khí.
Cách xử lý bọt khí đúng cách
1. Bọt được sản sinh lúc nấu, luộc thức ăn
Hầu hết bọt được tạo ra bởi thực phẩm như thịt khi chúng được đun sôi. Điều này xảy ra do lượng máu còn sót lại, lớp cặn bã, protein biến tính ở nhiệt độ cao. Phần bọt này có mùi thịt sống, tanh rõ ràng, sẽ ảnh hưởng đến hình thực và mùi vị của món ăn.
Bởi vậy, lớp bọt này nên được vớt bỏ. Còn các lớp bọt trắng được sản sinh sau đó thì không cần phải vớt bỏ, có thể giữ lại.
2. Bọt được sinh ra khi nấu sữa đậu nành
Khi nấu sữa đậu nành, rất nhiều bọt được tạo ra do hàm lượng saponin trong đậu nành rất phong phú. Vì vậy, không nên vớt bỏ lớp bọt khí này.
Phương pháp đúng là giảm nhiệt độ, hoặc thêm một vài giọt dầu ăn và tiếp tục đun trong một thời gian. Điều này sẽ giúp chất protease trong đậu nành hạn chế sự hoạt động của các chất chống dinh dưỡng. Từ đó, sữa đậu nành sẽ thêm ngon và bổ dưỡng hơn.
3. Rót bia tạo bọt khí
Một số người lo lắng rằng lớp bọt khí trong bia giàu purine làm tăng sự sản xuất axit uric, nhưng điều này không đúng. Lớp bọt bia được tạo ra bởi protein, carbon dioxide trong bia tạo nên và bản thân bia là một loại đồ uống có hàm lượng purine thấp. Bởi vậy bạn không cần phải bận tâm về lớp bọt bia lúc rót bia.
Nguồn: Aboluowang/Helino
Ăn gừng hay riềng tốt hơn? Gừng và riềng cùng họ song vị cay, tính nóng ở riềng ít hơn nên hầu hết mọi người ăn được, trừ phụ nữ mang thai. Bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết gừng và riềng đều là gia vị và bài thuốc có ích cho sức khỏe, song mỗi loại đều có giá trị dinh dưỡng riêng....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Có nên dùng lá trầu không chữa đau mắt đỏ?

Cảnh báo biến chứng của cúm mùa: Ai dễ mắc bệnh?

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: 'Lọc máu mà ngừa được đột quỵ thì tôi thất nghiệp'

Virus mới ở Trung Quốc có thể lây sang người giống Covid-19, nguy hiểm thế nào?

Thường xuyên buồn ngủ có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Bạn có nhận đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống không?

Vì sao phải uống thuốc đúng thời điểm?

3 dấu hiệu ở mắt cảnh báo ung thư gan

Bài tập cho người bệnh lao thanh quản

Ăn ít có thực sự giúp kéo dài tuổi thọ?

Bước tiến mới trong sàng lọc ung thư cổ tử cung

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng
Có thể bạn quan tâm

Nữ lực sĩ 17 tuổi tử vong thương tâm vì bị tạ 270kg đè vào cổ
Netizen
10:19:44 22/02/2025
Người đàn ông chiếm đoạt tờ vé số trúng thưởng của cụ bà 83 tuổi
Pháp luật
10:16:43 22/02/2025
Công Phượng, giữa khoảng cách thất bại & thành công
Sao thể thao
10:10:03 22/02/2025
Kỳ lạ, loài cây có thể phát nổ như 'bom'
Lạ vui
10:07:31 22/02/2025
Nai lưng dọn dẹp nhưng nhà tắm vẫn hôi rình, sau khi phát hiện "thủ phạm" tôi ngớ người
Sáng tạo
09:58:38 22/02/2025
1 tuần nữa có 2 con giáp gặp thời đổi vận, tài khoản liên tục tăng số, 1 con giáp thận trọng
Trắc nghiệm
09:41:00 22/02/2025
Trần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồng
Sao châu á
09:29:01 22/02/2025
Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại
Tin nổi bật
08:57:34 22/02/2025
"Ẩm" sợ nhất 3 món ăn này: Người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên ăn để tăng cường tỳ vị, trừ ẩm
Ẩm thực
08:31:08 22/02/2025
Chuyện gì đang xảy ra khiến Hoa hậu Thuỳ Tiên bị phản đối?
Tv show
08:26:18 22/02/2025