Sự thật về loại nước cốt phở bò gây nghiện giá siêu rẻ bàn đầy Hà Nội
Loại nước cốt phở bò có giá siêu rẻ, chỉ từ 38.000 – 55.000 đồng/gói đang gây sốt, cháy hàng.
Theo quảng cáo, người dùng chỉ cần đun sôi nước cốt đổ vào phở mà không cần ninh xương, chế biến cầu kỳ.
Loại nước cốt phở bò gây sốt
Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại nước cốt phở bò có giá siêu rẻ, chỉ từ 38.000-55.000 đồng/gói có thể nấu cho 5-6 người ăn, vừa nhanh gọn lại tiện lợi, không mất thời gian ninh xương, chế biến cầu kỳ, được chị em nội trợ truyền tai nhau mua về nấu ăn cho cả nhà.
Chị Trần Thùy Linh, một đầu mối bán nước cốt phở bò ở Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) – cho biết, chị mới bán nước cốt phở khoảng 2 tháng nay. Từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại, lượng khách mua phở mang về giảm đáng kể.
Theo chị Linh, nước cốt này ninh từ xương bò mất 7 tiếng mới xong. Để nước cốt nguội chị mới đóng vào túi, bảo quản thùng mát chuyển đi cho khách luôn. Cách một ngày, chị lại nấu một nồi khoảng 100 lít nước cốt (đóng được 500-600 gói). Khách đặt đến đâu chị mới nấu đến đó nên hầu như không có sẵn, phải đặt trước một ngày mới chuẩn bị kịp.
“Hiện tôi bán lẻ 45.000 đồng/gói, ship từ 2 gói trở lên. Tôi còn đổ sỉ từ 25 gói cho các siêu thị mini, đầu mối buôn với giá 38.000 đồng/gói. Mỗi lần họ lấy từ 50-100 gói” – chị khoe.
Một loại nước cốt bất ngờ gây sốt trên thị trường, được nhiều người đặt mua về với giá chỉ vài chục ngàn đồng (Ảnh: Vietnamnet).
Tương tự, chị Thu Hương, đầu mối chuyên bán đồ ăn online ở Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội) cho hay, đây là năm đầu tiên chị bán nước cốt phở, rất tiện lợi và thích hợp cho những người nghiện món ăn truyền thống này, nhất là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Chị Hương quảng cáo, để làm nước cốt, chị phải ninh xương kèm theo các loại gia vị như: Hồi, quế, thảo quả… mất rất nhiều thời gian. Cứ một gói nước cốt pha với 2 lít nước đun sôi rồi cho bánh phở, thịt bò, rau thơm là được 5-6 bát, cả nhà ăn thoải mái mà giá khá rẻ. Loại nước cốt này để ngăn mát tủ lạnh được 2 tháng, ngăn đông 6 tháng nên được nhiều bà nội trợ lựa chọn.
Hiện mỗi ngày, chị Hương bán hết 300-400 gói cốt phở bò. Do dịch bệnh chưa biết bao giờ mới hết nên chị xác định kinh doanh mặt hàng này lâu dài.
Video đang HOT
Cần lưu ý rằng, việc tự sản xuất và bán nước cốt phở này chưa kiểm chứng được chất lượng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên tìm đến các cơ sở uy tín và được cơ quan có trách nhiệm cấp phép để mua thực phẩm chất lượng, tránh mua phải hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cốm xanh đầu mùa giá rẻ
Hiện nay, trên chợ mạng, nhiều tiểu thương đang bán loại cốm khô Tây Bắc, giá chỉ từ 50.000 đồng/kg. Theo lý giải, năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cốm không xuất khẩu được nên mới có giá rẻ.
“Chưa có năm nào cốm xanh khô Tây Bắc lại rẻ như năm này. Do dịch Covid-19 nên không xuất khẩu được. Mong mỗi người mua một đến hai kg ủng hộ bà con, giá 65.000 đồng/kg. Đây là loại cốm được làm bằng tay và sấy khô” – chị Nguyễn Thanh, một người bán cốm rao trên Facebook viết.
Theo chị Thanh, cốm này dùng để đồ xôi, nấu chè hay làm bánh đều rất ngon. Bởi hạt cốm thơm, dẻo, chuẩn vị mà lại đậm đà. Nếu muốn ăn cốm tươi thì mọi người có thể bỏ lên chảo, đảo nóng khoảng 3 phút là xong.
“Tuần trước, tôi có nhập về 30 kg cốm mà bán hết veo. Nhiều khách còn phải ngậm ngùi, tiếc nuối đợi lần sau. Mấy năm trước, một cân cốm xanh tươi phải từ 150.000 đồng/kg, có khi lên tới 180.000 đồng/kg. Nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, cốm tiêu thụ chậm và không mang đi xuất khẩu được nên giá mới giảm sâu” – chị nói.
Cốm xanh khô Tây Bắc được rao bán với giá siêu rẻ, chỉ từ 50.000 đồng/kg.
Chia sẻ với PV Dân trí , chị Thoa (Ba Vì, Hà Nội) xác nhận, nhà chị đang bán loại cốm xanh Tây Bắc sấy khô với giá 50.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo chị Thoa, lý do cốm rẻ là do dịch Covid-19 bùng phát khiến hàng tiêu thụ chậm, không xuất khẩu được. Một nguyên nhân nữa là cốm giá rẻ thường có hạt già, không còn non, ngon như tiêu chuẩn.
Giá nhãn giảm chỉ còn 8.000 đồng/kg
Với việc thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19, một số mặt hàng nông sản của người dân miền Tây không có thương lái thu mua dẫn tới tình trạng ùn ứ, ví dụ như hơn 1.600 tấn nhãn ở Cần Thơ chưa thể tìm đầu ra, hàng trăm ha chuối chín phải chặt bỏ và còn rất nhiều mặt hàng nông sản khác của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ách tắc trong khâu tiêu thụ.
Với diện tích khoảng 2,5 ha nhãn đang bước vào vụ thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng như việc vận chuyển khó khăn nên thương lái không vào thu mua. Ông Cao Văn Đào (ngụ ấp 2, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ) cho biết, những vụ trước thương lái đến tận vườn để thu mua vận chuyển lên các chợ đầu mối ở TPHCM để bán. Giờ do ảnh hưởng dịch Covid-19, chợ đóng cửa, vận chuyển hàng hóa khó khăn nên số lượng thu mua cũng hạn chế, trong khi sản lượng lại lớn.
Với 2,5 ha, tiền đầu tư mất khoảng 400 triệu đồng, ước sản lượng thu hoạch khoảng 60 tấn, nhưng do nhãn chín mà không có thương lái thu mua đã bị rụng khoảng 30-40%. Ông Cao Văn Đào mong muốn, làm sao bán hết được nhãn để gỡ gạc tiền vốn bỏ ra, để có tiền đầu tư cho vụ nhãn tiếp theo.
“Theo ước tính hàng năm thu hoạch khoảng 60 tấn, bây giờ giá nhãn chỉ có 8.000 đồng/kg không được bao nhiêu tiền. Vốn đầu tư tôi ước tính khoảng 400 triệu đồng. Trước đây, không bao giờ tôi đi giao 10-20 kg nhãn, giờ có người mua 20 kg tôi cũng phải chạy xe giao hàng, bán được đồng nào hay đồng đó” – ông Đào nói.
Hiện tại, đầu ra cho quả nhãn khó khăn khi số lượng mua ít, người dân đang bán nhãn với giá từ 5.000-6.000 đồng/kg, đối với thanh nhãn từ 20.000-22.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Thanh Phú Giám đốc Nông trường sông Hậu – cho biết, diện tích cây ăn trái của nông trường khoảng 3.400 ha, trong đó xoài cát Hòa Lộc với diện tích gần 1.900 ha, nhãn, mãng cầu, chuối, mít cũng chiếm diện tích lớn.
Giám đốc Nông trường Sông Hậu cho rằng, riêng diện tích nhãn có khoảng 400 ha, đợt này thu hoạch diện tích khoảng 200 ha với sản lượng 1.600 tấn. Tuy nhiên, thương lái thu mua với số lượng hạn chế cũng khó khăn cho người dân, trong khi chu kỳ thu hoạch từ 10-15 ngày, nếu thu hoạch không được sẽ phải bỏ.
Ông Nguyễn Thanh Phú cũng thông tin, ngoài diện tích nhãn đang thu hoạch thì Nông trường sông Hậu có khoảng 240 ha chuối cây mô chủ yếu phục vụ xuất khẩu, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thời gian qua không xuất được nên mỗi ngày cũng phải bỏ đi khoảng 5 tấn chuối.
Hà Nội: Từ 12h trưa 25/5 dừng hoạt động nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu
UBND TP Hà Nội vừa có công điện khẩn về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn TP đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.
Từ 12h ngày mai (25/5), TP quyết định tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới. Cụ thể: Nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu.
Thực hiện dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng.
Hà Nội hôm nay đã cho phong tỏa nhiều khu dân cư do liên quan đến ca mắc Covid-19 mới.
Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương rà soát triển khai phương án bổ sung các khu cách ly tập trung để chủ động đáp ứng việc cách ly tập trung.
Chủ tịch TP cũng nhấn mạnh phải xử lý nghiêm trách nhiệm đối với người đứng đầu và các cá nhân liên quan nếu để xảy ra lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây nhiễm dịch bệnh từ các khu cách ly tập trung ra cộng đồng; các vi phạm về quy định phòng, chống dịch bệnh.
Rà soát kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các lực lượng trong toàn bộ hệ thống phòng chống dịch Covid-19 từ tổ dân phố, thôn xóm, hộ gia đình, tổ sản xuất, nhất là các khu chung cư, khu nhà trọ, ký túc xá sinh viên, khu nhà ở học sinh, sinh viên...
Ổ dịch tại tập đoàn T&T được đánh giá phức tạp.
Giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, tuyệt đối không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng.
Thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh.
Người đứng đầu UBND TP yêu cầu, tất cả người dân từ các tỉnh, thành khác trở về Hà Nội: Thời điểm từ ngày 10-24/5 đều phải khai báo y tế trên website http://tokhaiyte.vn và các ứng dụng NCOVI, Bluezone, hoàn thành chậm nhất trong ngày 25/5.
Từ ngày 25/5, thực hiện khai báo y tế trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm có mặt tại Hà Nội.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...