Sự thật về kinh đô ngọc bích, nơi tử thần rình rập
Nằm ở cực bắc Myanmar, ngay cạnh con sông Uyu thuộc thị trấn Hpakant, huyện Mohnyin, bang Kachin, Hpakant được giới thương gia chuyên buôn bán đá quý xem là kinh đô ngọc bích.
Mới đây, ngày 2/7, mưa lớn khiến bùn đất tại mỏ ngọc bích ở thị trấn Hpakant, bang Kachin của Myanmar sụp xuống, chôn vùi ít nhất 113 thợ mỏ.
Myanmar là một trong những nước xuất khẩu đá quý hàng đầu thế giới, ước tính ngành khai khoáng mỗi năm mang lại cho nước này hơn 30 tỷ USD. Các mỏ ngọc bích lộ thiên tạo ra vô số hố đào tại Hpakant, khiến khu vực này có diện mạo như Mặt Trăng.
Hpakant – kinh đô ngọc bích
Nằm ở cực bắc Myanmar, ngay cạnh con sông Uyu thuộc thị trấn Hpakant, huyện Mohnyin, bang Kachin, Hpakant được giới thương gia chuyên buôn bán đá quý xem là kinh đô ngọc bích với những viên ngọc bích jadeite, chất lượng tuyệt hảo nhất trên trái đất này…
Video đang HOT
Đây không chỉ là nơi được giới thương gia đá quý tìm đến để săn lùng ngọc bích mà cũng là địa điểm du lịch thách thức những du khách ưa khám phá. Theo những khách du lịch hiếm hoi đã từng đặt chân đến “kinh đô ngọc bích”, thời điểm lý tưởng nhất để đi Hpakant là từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm vì từ cuối tháng 5 trở đi, những cơn mưa nhiệt đới dai đẳng từ ngày này qua ngày khác sẽ biến các con đường thành những dòng sông bùn lầy mà ngay cả những chiếc xe địa hình “4 cầu” cũng phải bó tay. Mọi sự di chuyển chỉ trông nhờ vào những con voi đã được thuần hóa.
Sau khi Chính phủ Myanmar bãi bỏ chế độ visa đối với các quốc gia thuộc khối ASEAN, việc nhập cảnh của khách du lịch Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines… dễ dàng hơn trước. Ngoài đường hàng không, khách còn có thể đi đường bộ vào Myanmar qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Bokeo (Lào), hoặc Chieng Mai ( Thái Lan).
Đường từ thành phố Lashio, nằm giữa thị trấn biên giới Monghpyak đến Hpakant không thiếu những đoạn đường đất, lồi lõm ổ gà, ổ trâu, thách thức du khách hiếu kì. Hai bên đường chỉ toàn những cánh rừng nguyên sinh, nhiều thân cây to cỡ 3-4 người ôm, vươn thẳng lên trời, cành lá um tùm rậm rạp. Thỉnh thoảng mới thấy vài nóc nhà trơ trọi, nằm lọt thỏm trong cái màu xanh huyền bí.
Nơi tử thần rình rập
Myanmar sản xuất khoảng 70% lượng ngọc bích toàn cầu. Nhưng 80% số ngọc bích khai thác được đều bị buôn lậu ra nước ngoài, chủ yếu tới Trung Quốc, đồng nghĩa đất nước mất đi hàng trăm triệu USD tiền thuế thu nhập mỗi năm.
Một cuộc điều tra của báo Guardian, Anh, về hoạt động khai thác ngọc bích Myanmar hồi tháng 2/2019 đã hé lộ những góc khuất của ngành công nghiệp này với hàng loạt vấn đề như tham nhũng, vi phạm nhân quyền, tàn phá môi trường. Bên cạnh đó, nguy cơ sạt lở đất cũng thường xuyên đe dọa tính mạng những công nhân khai thác ngọc bích.
Hàng chục người chết mỗi năm khi khai thác ngọc bích tại đây. Sự cố sập hầm mỏ thường xuyên xảy ra ở khu vực khai thác ngọc bích của bang Kachin. Hơn 50 người chết trong vụ sập mỏ năm ngoái và hàng chục người bị cuốn đi năm 2018. Ít nhất 120 người bị chôn vùi sau vụ sạt lở bùn thải năm 2015.
"Cây kim đá" khổng lồ giữa khu rừng đầy rắn ở châu Phi
Khối đá hình cây kim khổng lồ nằm trong khu rừng nguyên sinh đầy rắn trên một hòn đảo ở châu Phi.
Behold Pico Cao Grande là cấu trúc đá hình cây kim khổng lồ cao 366m, mọc lên giữa khu rừng nguyên sinh đầy rắn độc trên hòn đảo São Tomé, São Tomé & Príncipe.
Cấu trúc đá đặc biệt trong vườn quốc gia Obo được hình thành từ hoạt động núi lửa cách đây hơn 100.000 năm. Đá nhão đông cứng bên trong mạch phun của núi lửa, sau đó các lớp xỉ than xung quanh bị xói mòn qua thời gian trước khi cột đá hình cây kim lộ ra bên ngoài.
Behold Pico Cao Grande là địa điểm ưa thích của những người thích leo núi mạo hiểm. Nhưng họ thường xuyên phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi chinh phục khối đá này, như bị rắn cắn hay bề mặt đá bao phủ bởi rêu ướt.
Hòn đảo São Tomé, thủ đô của đảo quốc São Tomé & Príncipe, cũng là một thiên đường du lịch với rừng nguyên sinh và các bãi biển nguyên sơ.
"São Tomé & Príncipe là điểm đến an toàn và thân thiện đối với du khách. Người dân địa phương chú trọng phát triển du lịch sinh thái, với việc bảo vệ rừng được đặt lên hàng đầu", tạp chí du lịch Lonely Planet viết.
Huy Phong
Bắt được trăn khổng lồ rình rập trong vườn cây ăn quả Một con trăn khổng lồ dài 4,2m, nặng 50kg đã bị bắt tại vườn cây ăn quả của một hộ dân tại Phàn Chi Hoa, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tại một vườn cây ăn quả phía Tây Nam thị trấn Phàn Chi Hoa, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một con trăn khổng lồ bị bắt sống sau khi săn giết gia cầm của chủ...