Sự thật về “đường lưỡi bò” và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Biển Đông (vùng biển Đông Việt Nam) là một biển rìa lục địa, một phần của Thái Bình Dương, kéo dài từ Xin-ga-po tới eo biển Đài Loan được bao bọc bởi 9 quốc gia và một vùng lãnh thổ (Trung Quốc, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Cam-pu-chia, Xin-ga-po và Đài Loan) với diện tích khoảng 3.500.000km2… Trong Biển Đông có rất nhiều đảo, tập hợp thành một số quần đảo; trong đó, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Do có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế nên vùng biển này trở thành mục tiêu tranh chấp chủ quyền của nhiều quốc gia xung quanh.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) và hướng dẫn về khoa học, kỹ thuật của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc, ngày 6-5-2009, Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã nộp Báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Nam Biển Đông.

Tiếp đó, ngày 7-5-2009, Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam (khu vực phía Bắc). Việt Nam trình các Báo cáo trên với Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc là một việc làm bình thường như bất cứ các quốc gia ven biển nào và hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật Biển 1982.

Sự thật về đường lưỡi bò và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc - Hình 1

Sự thật về “đường lưỡi bò” và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

Điều đó không ảnh hưởng đến vấn đề phân định biển và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ trương giải quyết mọi bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở Công ước Luật Biển 1982, Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)…

Ngày 7-5-2009, cùng với Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc phản đối Việt Nam nộp Báo cáo quốc gia về ranh giới ngoài thềm lục địa cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, Trung Quốc đã gửi kèm một sơ đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông.

Theo Công hàm của Trung Quốc thì “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và các vùng nước kế cận, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó”.

Nếu như xâu chuỗi lại các sự kiện trong thời gian gần đây, từ vụ Trung Quốc trắng trợn cắt cáp tàu Bình Minh 1, Bình Minh 2, tàu Viking 2 của Việt Nam, đến việc đơn phương cấm đán.h bắt cá trên Biển Đông và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, hay những vụ gây hấn đối với các quốc gia đã tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông cho thấy, Trung Quốc đã dựa vào cái gọi là Đường lưỡi bò hay Đường 9 đoạn để giải thích cho các hoạt động đơn phương và xa hơn nữa là ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Để làm rõ vấn đề trên, bài viết này sẽ đề cập đến nguồn gốc của “đường lưỡi bò” trên Biển Đông và cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tiễn của cái gọi là “biên giới trên biển của Trung Quốc”.

Về nguồn gốc của “đường lưỡi bò” trên Biển Đông: “Đường đứt khúc”, “đường chữ U” hoặc còn gọi bằng cái tên khác là “đường lưỡi bò” – đơn giản là nhìn trên bản đồ, nó giống hình lưỡi con bò liếm xuống Biển Đông và xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính quyền Cộng hòa Trung Hoa xuất bản vào tháng 2-1948 dựa theo bản đồ của Bai Meichu.

Một viên chức Trung Hoa dân quốc đã trình bày đường này trong một atlas của riêng mình vào tháng 12-1947 để thể hiện quan điểm của mình khi nghe tin Pháp chiếm đóng các đảo Trường Sa.

Vì có lợi cho mình, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa đã chính thức cho in bản đồ có “đường lưỡi bò”. Trong bản đồ này, “đường lưỡi bò” là một đường đứt khúc có 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các nhóm đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông; trong đó, có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, chính quyền mới đã tiếp tục cho xuất bản bản đồ “đường lưỡi bò”… Năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phê chuẩn việc bỏ 2 đoạn đứt khúc trong vịnh Bắc Bộ.

Sự thật về đường lưỡi bò và âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc - Hình 2

Video đang HOT

Đường yêu sách chín đoạn của Trung Quốc giống như chiếc lưỡi bò trên Biển Đông vẽ sát vào bờ các nước ven Biển Đông. Đây là sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm của họ đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc.

Như vậy, bản đồ “đường lưỡi bò” do Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn này chỉ còn có 9 đoạn; trong đó, có nhiều đoạn của đường yêu sách này được vẽ sát bờ biển Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin; trong đó, có đoạn chỉ cách bờ biển Việt Nam 50-100km…

Đầu năm 2013, cơ quan Đo đạc bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc cho công bố bản đồ “đường lưỡi bò” gồm 10 đoạn và khẳng định lần đầu tiên Trung Quốc đã thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên tấm bản đồ này, nhưng không hề giải thích lý do tại sao “đường lưỡi bò” từ 9 đoạn thành 10 đoạn.

Về cơ sở pháp lý, lịch sử, thực tiễn của cái gọi là biên giới trên biển của Trung Quốc: Công hàm ngày 7-5-2009 là văn bản đầu tiên, thể hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách đường 9 đoạn (nay là 10 đoạn) và cũng là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố đường yêu sách này với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

Với công bố này, Trung Quốc yêu sách (đòi hỏi) cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất “lịch sử của đường lưỡi bò”, coi Biển Đông như một “vịnh lịch sử” của Trung Quốc; “đường lưỡi bò” được hiểu như đường biên giới trên biển của Trung Quốc và như thế Trung Quốc sẽ độc chiếm 80% diện tích của Biển Đông và Biển Đông trở thành vùng nước “nội thủy” của Trung Quốc.

Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế bác bỏ, coi “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã thể hiện trên sơ đồ là không có giá trị vì không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.

Thứ nhất, không thể coi “đường lưỡi bò” là đường biên giới trên biển của Trung Quốc; bởi vì, theo nhiều án lệ quốc tế thì đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát; trong khi đó, “đường lưỡi bò” lại không có tính ổn định và xác định…

Đến nay, “đường lưỡi bò” vẫn chưa có tọa độ chính xác để có thể xác định một cách rõ ràng trên thực tế. Mặt khác, Trung Quốc đã phải tự bỏ đi 2 đoạn (từ 11 đoạn vào năm 1948, xuống còn 9 đoạn vào năm 1953), vì bản chất vô lý của nó. Một đường không có điểm cơ sở, không xác định cụ thể kinh độ, vĩ độ theo luật pháp quốc tế thì không thể gọi là đường biên giới quốc gia.

Thứ hai, càng không thể coi Biển Đông là “vịnh lịch sử của Trung Quốc”; bởi vì, theo Ủy ban Pháp luật quốc tế, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử phải thỏa mãn tối thiểu 3 điều kiện: 1. Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng nước được yêu sách; 2. Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3. Quan điểm của các quốc gia khác đối với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.

Cả trên phương diện pháp lý, lịch sử và thực tiễn, Trung Quốc đã không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách thực sự, liên tục, hòa bình…

Các chính quyền Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì sự quản lý độc tôn nào trong vùng biển này. Mặc dù trước đó, đường yêu sách này đã được thể hiện nhiều lần trên bản đồ Trung Quốc, nhưng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức nào về “đường lưỡi bò” của mình; thậm chí, trong những văn bản pháp lý quan trọng của Trung Quốc về các vùng biển (Tuyên bố về Lãnh hải 1958, Luật về Lãnh hải và vùng tiếp giáp 1992, Tuyên bố về đường cơ sở 1996; về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 1998) đều không hề nhắc đến đường yêu sách này.

Có thể khẳng định, từ khi xuất bản bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” trên Biển Đông cho đến trước ngày 7-5-2009 (Trung Quốc phản đối Báo cáo của Việt Nam về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam) thì cả chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ chính thức yêu sách hay có lời giải thích gì về “đường lưỡi bò”.

Vì vậy, các quốc gia khác (có Việt Nam) đã không lên tiếng phản đối vấn đề này là lẽ đương nhiên. Sự im lặng này không được coi là “mặc nhiên thừa nhận”.

Mặt khác, năm 1951, tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô, các nước tham dự đã bác đề nghị của Liên Xô (cũ) về việc trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Thực tế, tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đòi hỏi của các nước khác trong vùng đối với một bộ phận của quần đảo Trường Sa đã chứng minh đường yêu sách của Trung Quốc chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, về mặt lịch sử, Trung Quốc không thể khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” do chính họ tự vẽ ra từ năm 1947, với lý do không có ai phản đối.

Thứ ba, Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Từ lâu, quần đảo này đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải là lãnh thổ vô chủ. Hơn nữa, trong Công hàm ngày 29-9-1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa dân quốc tại Pa-ri khẳng định các nhóm đảo Lưỡi Liềm, An Vĩnh của quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) “tạo thành lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam”.

Như vậy, quần đảo Trường Sa chưa hề xuất hiện trên bản đồ chủ quyền của Trung Quốc. Lịch sử đã ghi nhận, các quốc gia trong khu vực vẫn tiến hành mọi hoạt động trên Biển Đông, như: Hàng hải, dầu khí, nghề cá… một cách bình thường mà không hề gặp phải sự ngăn cản nào của Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc không thể nói mình đã thực hiện chủ quyền thực sự một cách liên tục và hoà bình đối với Biển Đông từ năm 1947.

“Đường lưỡi bò” (còn gọi là đường 9 đoạn) được Trung Quốc thể hiện trên sơ đồ đính kèm Công hàm ngày 7-5-2009 cũng không thể mang lại cho Trung Quốc quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển nằm phía trong đường này theo quy chế vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển 1982; bởi vì, bản chất tiến bộ của Công ước Luật Biển 1982 đã công nhận và mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên gắn với lãnh thổ của mình; trong khi đó, “đường lưỡi bò” cách xa lục địa Trung Quốc hàng ngàn ki-lô-mét…

Rõ ràng, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển 1982. Theo luật pháp quốc tế, “đường yêu sách do Trung Quốc tự vẽ dựa theo bản đồ của một cá nhân là hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có giá trị pháp lý quốc tế và không ai có thể chấp nhận được và nội dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông”.

Việc Trung Quốc công khai đưa ra yêu sách về “đường lưỡi bò”, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự xâm phạm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cản trở hoạt động của các lực lượng chấp pháp Việt Nam, cố tình sử dụng vũ lực đ.e dọ.a và xâm hại tính mạng, sức khỏe và tài sản của các lực lượng chấp pháp và ngư dân Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông.

Đồng thời, làm cho tình hình trên Biển Đông ngày càng phức tạp, đi ngược lại nỗ lực của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế trong việc tìm giải pháp ổn định lâu dài, bền vững trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Có thể nói, các lập luận vô lý và các hành động đơn phương trắng trợn, vô nhân đạo của phía Trung Quốc đều nằm trong âm mưu và toan tính sâu xa của họ là độc chiếm Biển Đông. Trước âm mưu và hành động của Trung Quốc, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả kiên quyết, hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

PGS, TS Phạm Công Chiển – ThS Nguyễn Xuân Quân – Học viện Biên phòng

Theo Biên Phòng

Hợp tác Nhật Việt Phi: Những khởi đầu mới!

Sự liên kết giữa Nhật - Việt - Phi sẽ làm phá sản âm mưu của Bắc Kinh là chia rẽ các nước ASEAN...

Đã hơn một tháng kể từ ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tình hình vẫn đang tiếp tục căng thẳng. Việt Nam vẫn duy trì sự hiện diện của lực lượng chấp pháp tại hiện trường. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng tỏ ra manh động.

Hoa Kỳ và Nhật Bản đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối hành động "đơn phương", "khiêu khích" của Trung Quốc, tại Đối thoại Shangri-La đầu tháng 6 vừa qua. Dư luận quốc tế cũng đã lên tiếng quan ngại trước những căng thẳng trên Biển Đông, sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981.

Thế nhưng, Trung Quốc vẫn không cho thấy họ sẽ xuống thang trong vụ việc này. Ngược lại, hành động của Bắc Kinh trên thực địa ngày càng đáng lo ngại. Từ chỗ chỉ ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận giàn khoan 981, Trung Quốc đã tiến tới hành động cố tình đâ.m chìm tàu của Việt Nam. Đây là hành động hết sức nguy hiểm. Thậm chí đã có những lời cảnh báo về khả năng xảy ra xung đột vũ trang.

Hợp tác Nhật - Việt - Phi: Những khởi đầu mới! - Hình 1

Tàu đổ bộ Kunisaki thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có mặt tại Đà Nẵng sáng 6/6, mở đầu Chương trình Đối tác Thái Bình Dương kéo dài đến 15/6. (Ảnh: AFP/BBC)

Trong bối cảnh đó, người ta thấy ngoài sự kiềm chế trong việc xử lý căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, Việt Nam đã có những động thái mới trong sự hợp tác với Nhật Bản và Philippines.

Mặc dù chưa có một điều tra dư luận chính thức, nhưng vẫn có thể nhận thấy rằng sự hợp tác chặc chẽ hơn giữa Việt Nam với Nhật Bản và Philippines nhận được sự đồng tình của người dân Việt Nam. Điều này có thể thấy rõ qua rất nhiều ý kiến của cư dân mạng, trong thời gian vừa qua.

Tăng cường sức mạnh cho Việt Nam

Lâu nay Việt Nam vẫn theo chính sách "ba không": Không liên minh quân sự; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước mình; không liên minh với nước này để chống nước khác.

Chính sách này tương tự như chính sách mà Phần Lan đã áp dụng đối với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Có thể nói chính sách này cũng đã có những kết quả nhất định. Nhưng nay thời thế đã thay đổi. Vì vậy, việc đán.h giá lại chính sách này là việc nên làm, nhất là ở tầm chiến lược.

Hợp tác Nhật - Việt - Phi: Những khởi đầu mới! - Hình 2

Đại diện hai đoàn Việt - Phi chụp ảnh lưu niệm trên đảo Song Tử Tây ngày 8/6 (Ảnh: Báo QĐND)

Trên phương diện hành động thực tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Philippines và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đến Nhật Bản để bàn việc hợp tác. Lần đầu tiên, quân đội Việt Nam đã có những hoạt động giao lưu, hợp tác trên thực địa với quân đội Philippines ở Trường Sa và với Nhật Bản ở Đà Nẵng. Mặc dù, đây chỉ là những hoạt động "phi tác chiến", nhưng nó đã phát đi những tín hiệu tích cực. Đối với người dân Việt Nam, họ cảm thấy bớt đi cái cảm giác đơn độc, trong việc đối phó với nước láng giềng to lớn và hung hăng ở phương Bắc.

Việc tăng cường hợp tác giữa Việt - Nhật - Phi sẽ giúp các quốc gia này có sự tham vấn, trao đổi kinh nghiệm để đối phó hiệu quả hơn với những thách thức do Trung Quốc gây ra. Nhật Bản cũng đã quyết định cung cấp tàu tuần tra biển cho Philippines và sau đó là Việt Nam, vào năm 2015.

Tăng cường an ninh, ổn định của khu vực

Trung Quốc ngày càng giống hình ảnh một "con ngựa bất kham". Và người ta sẽ không kiềm chế được con ngựa bất kham ấy chỉ bằng lời lẽ. Cần có một "sợi dây cương". Sự hợp tác chặc chẽ của ba nước Nhật - Việt - Phi, cộng thêm sự ủng hộ của Hoa Kỳ, sẽ là sợi dây cương đó.

Chiến lược cơ bản của Bắc Kinh là chia rẽ các nước ASEAN, chia rẽ các nước có cùng mối quan ngại về những tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ tự tin hơn nếu "bẻ đũa từng chiếc". Vì vậy, sự liên kết giữa Nhật - Việt - Phi sẽ làm phá sản âm mưu đó của Trung Quốc.

Sự góp mặt của yếu tố Nhật Bản cũng có khả năng làm cho ASEAN gắn kết hơn, giảm đi tình trạng "trống đán.h xuôi, kèn thổi ngược", như đã từng xảy ra khi Campuchia làm chủ tịch luân phiên của khối ASEAN.

Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc hơn về các hành động của mình trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Họ sẽ nghĩ đến giải pháp đàm phán, thương lượng nhiều hơn là giải pháp dùng sức mạnh. Điều đó sẽ làm cho tình hình an ninh của khu vực ổn định hơn.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn
19:38:03 02/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024
Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt
07:24:45 03/10/2024
Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'
19:00:34 03/10/2024

Tin đang nóng

Thông tin chính thức việc Phương Lan - Phan Đạt đã l.y hô.n sau loạt drama đấu tố 3 sao Vbiz
22:15:04 03/10/2024
Vụ cụ bà 82 tuổ.i kiện con gái ruột đòi lại nhà: Mệt mỏi kéo dài
22:02:15 03/10/2024
Gia Bảo lên tiếng về tin đồn bị Minh Dự 'chơi xấu'
22:38:44 03/10/2024
Một nữ NSƯT "lừa" đàn em đi hát, giờ đàn em trở thành NSND nổi tiếng, quyền lực
22:19:58 03/10/2024
Clip: Jennie "xịt keo" cứng ngắc khi bị nữ diễn viên đình đám bình phẩm 1 câu kém duyên, phân biệt chủng tộc ở Fashion Week?
22:10:32 03/10/2024
Một mỹ nhân 74 tuổ.i vẫn đán.h võ, chặt gạch: "Tôi sợ chế.t lắm, biết thời gian không còn nhiều"
22:23:22 03/10/2024
Giọng hát của siêu sao hết thời "chìm nghỉm" giữa 100 nghìn người?
23:33:52 03/10/2024
Quốc Thiên bị 'quay lưng' vì mất hình tượng trong show âm nhạc?
22:41:03 03/10/2024

Tin mới nhất

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi

19:07:13 03/10/2024
Chiều 3/10, tại cuộc họp báo quý 3 năm 2024 của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng loạt cây đổ còn nguyên cả bầu nilon sau khi bị gãy đổ vì bão Yagi.

Tìm thấy th.i th.ể tài xế bị lũ cuốn trôi ở Đà Lạt

18:52:08 03/10/2024
Th.i th.ể nam tài xế lái xe tải bị nước cuốn mất tích khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) được phát hiện sau nhiều giờ tìm kiếm.

Tiêu hủy hổ, báo chế.t do cúm A/H5N1 tại Khu du lịch Vườn Xoài

18:34:02 03/10/2024
Sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương đã lấy 2 mẫu hổ (gồm má.u, phủ tạng) để tiến hành xét nghiệm, kết quả là cả 2 mẫu đều dương tính với H5N1.

Vụ "phù phép" 1.600m2 đất của dân vào tay doanh nghiệp: Hủy sổ đỏ cấp sai

17:23:20 03/10/2024
Sở TN&MT tỉnh Phú Yên vừa có thông tin phản hồi liên quan đến vụ hơn 1.600m2 đất lúa của người dân chưa được bồi thường bị đơn vị này cấp cho doanh nghiệp làm dự án.

Vụ trường học phải trả lại 5 tivi: Ban đại diện cha mẹ học sinh tự vận động

17:15:01 03/10/2024
Theo lãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (huyện Phù Cát, Bình Định), ban đại diện cha mẹ học sinh tự nguyện vận động nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, còn có tiếng ra, tiếng vào.

Hàng trăm cây xanh chế.t khô nhưng không thể xử lý vì "vướng" một vụ án

06:06:27 03/10/2024
Công ty TNHH cây xanh A.N. (trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng) là đơn vị thực hiện dự án này. Doanh nghiệp này đã trồng khoảng 300 cây sấu dọc hai bên đường với chiều dài gần 1km.

20 con hổ chế.t ở Đồng Nai: Mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1

06:03:59 03/10/2024
Kết quả xét nghiệm từ 2 mẫu bệnh phẩm lấy từ hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đều dương tính với virus cúm A/H5N1.

Có thể bạn quan tâm

Khách quý tới nhà chơi, lời khen của bố chồng khiến con dâu sốc nặng chỉ muốn l.y hô.n

Góc tâm tình

07:37:09 04/10/2024
Lời khen của bố chồng không khác gì xát muối vào lòng khiến con dâu thất vọng, chỉ muốn rời khỏi nhà chồng. Tôi và chồng yêu nhau từ hồi còn đi học đại học.

Sao Việt 4/10: Thanh Hằng lộ ảnh 20 năm trước, Việt Trinh nhắc tới bệnh trầm cảm

Sao việt

07:24:23 04/10/2024
Thanh Hằng trẻ trung trong những bức ảnh chụp từ 20 năm trước, Việt Trinh có dòng tâm sự về căn bệnh trầm cảm từng mắc phải.

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử

Thế giới

07:19:05 04/10/2024
Hồ sơ vừa được tòa án công bố do công tố viên đặc biệt Jack Smith đệ trình cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump không nên được hưởng quyền miễn truy tố.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 6 ngày 4/10: Cự Giải nên lạc quan lên, Xử Nữ lộ điểm yếu

Trắc nghiệm

07:08:11 04/10/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 4/10 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Xử Nữ rất sợ nói ra những yếu điểm của mình trong ngày này.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 47: Tưởng Pu có bầu, Chải suy sụp

Phim việt

07:05:56 04/10/2024
Cầm cuốn sổ khám thai ghi tên Pu, Chải bị sốc nặng. Không chỉ Chải, Tả cũng há hốc miệng không khép lại được. Sự thật này khiến cậu còn hơn cả choáng váng.

Hot: Lee Min Ho lộ cả tá "hint" hẹn hò ái nữ tài phiệt

Sao châu á

06:58:28 04/10/2024
Vào ngày 3/10, trên mạng xã hội lan truyền hàng loạt bằng chứng hẹn hò của Lee Min Ho và Joanna Chun - con gái chủ tịch tập đoàn Paradise.

Diva Mỹ Linh tiết lộ 53 tuổ.i sẽ làm điều bất ngờ: "Biết đâu tôi nổi hơn cả anh Thành Lộc"

Tv show

06:38:33 04/10/2024
Tôi thấy ai cũng có duyên, ăn nói duyên dáng, làm tôi áp lực lắm. Cả ngày hôm qua tôi phải ngồi nhà tập nói năng. Tôi cứ ngồi nghĩ xem phải nói gì cho hết một ngày.

Không thèm hút má.u, game hay nhất năm 2024 vẫn bị người chơi than phiền, trách móc vì quá "nghèo"

Mọt game

06:16:19 04/10/2024
Helldivers 2 đã thành công ngoài mong đợi với doanh số bán ra cao kỷ lục cũng như lượng người chơi đông đảo. Tất cả nhờ vào một cơ chế gameplay tương đối mới lạ

Màn ảnh Hàn có một cô dâu đẹp như tranh vẽ gây sốt MXH, diễn quá đỉnh khiến ai cũng thương

Phim châu á

06:08:25 04/10/2024
Nhiều bình luận cũng khen ngợi diễn xuất quá đỉnh của Lee Se Young khi khắc họa thành công sự tiếc nuối, dằn vặt của nhân vật cũng như sự đối lập cảm xúc giữa hai giai đoạn của Choi Hong.

50 triệu người sốc nặng khi chứng kiến sao nam hạng A gặp ta.i nạ.n trên phim trường

Hậu trường phim

06:07:24 04/10/2024
Ngày 3/10, Sina đưa tin một video từ phim trường Phó Sơn Hải tiết lộ việc Thành Nghị bị rơi mạnh xuống đất khi đang trong cảnh quay võ thuật.

Cách làm lẩu gà lá é thơm ngon, hấp dẫn để cả nhà nhâm nhi khi mùa thu mát mẻ đang về

Ẩm thực

05:59:42 04/10/2024
Đây là món ăn lý tưởng cho những buổi quây quần cùng gia đình, vừa thưởng thức vị ngon, vừa tận hưởng không khí ấm cúng, thân thương giữa những ngày trời sang thu đầy mát mẻ, dễ chịu.