Sự thật về du học Mỹ: “Cuộc chiến” không công bằng
Đi du học tại Mỹ là một “cuộc chiến” không công bằng giữa với du học sinh Việt Nam cũng như quốc tế với học sinh Mỹ. Để có thể cạnh tranh với học sinh Mỹ, du học sinh Việt Nam cần phải nỗ lực gấp đôi, kể cả công sức, tiền bạc và thời gian.
TS Nguyễn Hoàng Bách – Hiệu trưởng American Councils for Advanced Learning (TP.HCM) đã chia sẻ với bạn đọc Dân Việt về những rào cản khi đi du học tại Mỹ và những gợi ý “tháo nút thắt”.
TS Nguyễn Hoàng Bách.
Phá rào cản ngôn ngữ
Một trong những bất lợi đầu tiên các bạn sẽ nhận thấy ngay khi đặt chân đến đất Mỹ đó là rào cản về ngôn ngữ. Đây cũng là lý do đầu tiên khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và thiếu tự tin khi phát biểu trong lớp.
Trong rất nhiều năm giảng dạy ở đại học Mỹ, tôi thấy học sinh nước ngoài, đặc biệt là học sinh Châu Á, rất ít khi phát biểu tuy rằng rất hiểu bài. Khi được hỏi thì các học sinh này cho biết rằng cảm thấy ngại khi cất giọng lên không giống với học sinh bản xứ. Chính vì vậy, học sinh Việt Nam có khuynh hướng sinh hoạt với Hội Sinh viên Việt Nam
Để rút ngắn rào cản ngôn ngữ, các bạn nên năng động trong lớp học, chơi với học sinh bản xứ, giao tiếp nhiều với mọi người trong trường cũng như trong cộng đồng nơi các bạn sinh sống. Một trong những cách hữu hiệu nhất là các bạn có thể hỏi trực tiếp người bản xứ hoặc học sinh bản xứ mà bạn đang nói chuyện về cách phát âm hoặc cách nói sao cho đúng. Người Mỹ đặc biệt dễ chịu khi được hỏi để giúp đỡ bạn về ngôn ngữ.
Ngoài ra, để giảm bớt rào cản về ngôn ngữ các bạn cần phải học thật tốt tiếng Anh, đặc biệt là phát âm và nghe người nước ngoài phát âm và phản xạ trong giao tiếp với bản xứ tại Việt Nam. Bên cạnh việc học Anh văn giao tiếp bạn nên tiếp cận Anh văn học thuật để nắm về kiến thức, về khoa học, về xã hội học, về văn hóa bằng tiếng Anh.
Video đang HOT
Chi phí học gấp 2 – 4 lần sinh viên Mỹ
Bất lợi quan trọng thứ 2 của du học sinh Việt Nam đó chính là rào cản về tài chính. Ở đây tôi không muốn nói về việc du học là một đầu tư lớn của gia đình, mà là sự khác biệt trong chính sách tài chính đối với du học sinh tại Mỹ. Học sinh quốc tế tại Mỹ, trong đó có du học sinh Việt Nam, không được mượn tiền học (student loans) như học sinh Mỹ, bao gồm cả 2 hình thức hỗ trợ và không hỗ trợ (subsidized and unsubsidized loans) của Chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức cho vay tiền.
Du học sinh Việt Nam tại Mỹ. (Ảnh minh họa: IT)
Một số ít ngân hàng tư nhân cho học sinh quốc tế mượn tiền học, tuy nhiên trong những trường hợp rất đặc biệt và phải có thế chấp với ngân hàng. Ngoài ra, học sinh quốc tế không được đi làm thêm để có thể trang trải tiền học và sinh hoạt. Theo quy định của Chính phủ Mỹ, du học sinh có thể được làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần và chỉ được làm trong khuôn viên trường (in campus). Chính vì vậy, thuật ngữ Financial Aids (trợ giúp tài chính mà chỉ dành cho học sinh Mỹ) mà hiện nay các công ty tư vấn du học sử dụng để tư vấn cho học sinh Việt Nam là không chính xác. Học sinh quốc tế chỉ được làm việc tại trường hoặc nhận học bổng.
Hơn nữa, tiền học phí của du học sinh tại các trường công (public schools) sẽ khác biệt lớn so với học phí của học sinh Mỹ. Ví dụ, tại trường University of Massachusetts, học sinh Mỹ đóng $15.787 cho 1 năm học thì sinh viên quốc tế sẽ phải đóng $36.215 cho một năm học.
Trung bình sinh viên quốc tế sẽ phải đóng tiền gấp từ 2 đến 4 lần học sinh Mỹ cho mỗi tín chỉ học tập. Rào cản tài chính không thay đổi trong suốt quá trình du học tại Mỹ của sinh viên Việt Nam và quan trọng là không một trung tâm nào thông báo cho gia đình và sinh viên Việt Nam biết sự thật này.
Xem phim Mỹ nhiều để hiểu văn hóa
Khó khăn thứ ba của du học sinh Việt Nam đó chính là rào cản về văn hóa. Khi đến một đất nước tiên tiến nhất thế giới như Mỹ để sống, sinh hoạt và học hành thì bị sốc văn hóa là điều bình thường. Khi các bạn cùng lớp bàn tán sôi nổi về trận đấu bóng bầu dục tối qua của đội Patriots thì bạn không hiểu họ đang nói gì.
Một trong những học sinh Việt Nam của tôi tại Brown University cho biết rằng trong hai năm đầu tại Mỹ, bạn đã phải xem rất nhiều phim Mỹ để rút ngắn khoảng cách về văn hóa và đó cũng là một trong những cách vượt qua rào cản này.
Rào cản văn hóa luôn đi cùng với rào cản về ngôn ngữ và sẽ giảm bớt sau khoảng hai năm sống tại Mỹ. Cách tốt nhất để rút ngắn sự khác biệt về văn hóa là các bạn nên đọc báo Mỹ, đặc biệt là báo tại địa phương bạn học hành, tham gia vào các câu lạc bộ hoặc nhóm sinh hoạt tại trường, tham gia vào các hoạt động của khoa và các hoạt động từ thiện tại thành phố mình ở.
“Cuộc chiến” không công bằng
Đến sinh sống và học tập tại một đất nước xa lạ, chắc chắn các bạn (và gia đình các bạn) sẽ không có các quan hệ xã hội như khi các bạn ở Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các bạn khi các bạn cần xin đi thực tập tại 1 công ty hoặc tập đoàn, cần xin ý kiến của người trong ngành bạn muốn học, hoặc xin vào các vị trí internship-fellowship sau khi đã tốt nghiệp.
Một số du học sinh Việt Nam có gia đình tại Mỹ và có những sự trợ giúp, tuy nhiên, đó vẫn là một bất lợi lớn của du học sinh tại Mỹ. Du học sinh Việt Nam hầu như không thể nào có thể có được thư giới thiệu từ một giám đốc hoặc quản lý của tập đoàn giới thiệu để đi vào các chương trình sau đại học. Cũng rất hiếm khi du học sinh Việt Nam được giới thiệu vào các tập đoàn lớn với mối quan hệ xã hội. Rào cản quan hệ xã hội thay đổi không nhiều trong suốt thời gian các bạn học tại Mỹ.
Chính vì vậy, đi du học tại Mỹ là một cuộc chiến không công bằng giữa với du học sinh Việt Nam cũng như quốc tế với học sinh Mỹ. Để có thể cạnh tranh với học sinh Mỹ, du học sinh Việt Nam cần phải nỗ lực gấp đôi, kể cả công sức, tiền bạc và thời gian. Các bạn phải xác định du học tại Mỹ là con đường khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm, nghị lực của bản thân và cả gia đình các bạn. Chắc chắn các bạn sẽ đạt thành quả tốt tại đại học Mỹ với nỗ lực học hành và hoàn thiện mình. Tuy nhiên, khả năng thất bại trong một cuộc chiến không cân sức và thiếu sự chuẩn bị kỹ về tâm lý của các bạn sẽ không phải là nhỏ.
Theo Danviet
Vì sao nhà giàu Trung Quốc chuộng du học Mỹ?
Theo một cuộc khảo sát năm 2016, 83% triệu phú Trung Quốc có kế hoạch gửi con đi học ở nước ngoài, trong đó Mỹ là sự lựa chọn hàng đầu.
Yang Jinkai (trái) và người bạn cùng phòng trong phòng trọ của họ ở Oxford, Mỹ
2 ngày trước khi rời Thẩm Dương lên máy bay sang Mỹ, Yang Jinkai (16 tuổi) cùng cha mẹ sắp xếp hành lý. Mẹ cậu vừa xếp quần áo, đồ cá nhân, mì tôm... vừa nhìn quanh căn phòng của đứa con duy nhất và tưởng tượng những ngày cô đơn sắp tới. "Tôi đã làm việc chăm chỉ cho ngày này", bà nói.
Yang chưa từng đi ra nước ngoài nhưng đã chọn Mỹ là điểm dừng chân cho cuộc sống mới của mình. Không muốn con mình phải chịu những áp lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục Trung Quốc, cha anh đã trả gần 40.000USD để con mình được ghi danh vào một trường cấp 3 công lập ở Michigan.
Đây chỉ là bước đi cho mục tiêu cuối cùng của gia đình Yang là cơ hội học tập tại một trường đại học hàng đầu của Mỹ - Oxford - khi cậu tốt nghiệp phổ thông trong vài năm tới.
Gia đình Yang Jinkai chỉ là 1 trong số rất nhiều gia đình Trung Quốc hướng cho con cái mình theo con đường này. Ngay cả khi mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng, số lượng học sinh, sinh viên Trung Quốc du học Mỹ liên tục tăng.
Hiện có khoảng 370.000 người đang theo học tại các trường phổ thông và đại học ở Mỹ, gấp hơn 6 lần so với 1 thập kỷ trước, đóng góp cho nền kinh tế Mỹ 11,4 tỷ USD trong năm 2015, theo báo cáo của Bộ Thương mại. Người ta ví von giáo dục đang là một trong những lĩnh vực "xuất khẩu" mũi nhọn của Mỹ tới Trung Quốc.
Trong khi giáo dục trong nước vẫn thiên về phương pháp học thuộc lòng thụ động, lo ngại sự sáng tạo của con em mình bị kiềm chế, giới nhà giàu Trung Quốc đang có xu hướng để con cái họ, vốn là kết quả của chính sách một con ở Trung Quốc trước đây, được hưởng nền giáo dục phương Tây tự do.
Theo một cuộc khảo sát năm 2016, 83% triệu phú Trung Quốc có kế hoạch gửi con đi học ở nước ngoài, trong đó độ tuổi trung bình đã giảm xuống còn 16 so với 18 tuổi vào năm 2014.
Năm 2005, chỉ có 641 học sinh Trung Quốc theo học tại các trường trung học Mỹ. Đến năm 2014, con số này là 40.000 - tăng 60 lần trong vòng một thập kỷ - và hiện chiếm gần một nửa trong số học sinh trung học quốc tế tại Mỹ.
"Các vị phụ huynh Trung Quốc nhận ra rằng họ phải cho con đi học sớm hơn nếu muốn chúng có suất vào một trường đại học hàng đầu của Mỹ", chuyên gia tư vấn giáo dục Nini Suet cho biết, trong đó chi phí ở các trường nội trú Mỹ dao động từ 25,000 USD đến 40,000 USD.
Theo Danviet
"Dòng máu Lạc Hồng" tỏa sáng rực rỡ ở năm châu Họ là những cô gái, chàng trai mang dòng máu Lạc Hồng đang sinh sống và học tập, làm việc ở nước ngoài. Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng họ đã sở hữu bảng thành tích khủng, gặt hái nhiều thành công làm rạng danh nước Việt. Chang trai xư Nghê làm ky sư công nghê cua Facebook Đoàn Hải Giang (quê...