Sự thật về đôi má hồng khiến bạn bất ngờ
Nhiều người cho rằng có đôi má hồng là người có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, má hồng không nhất thiết là dấu hiệu của sức khỏe hoặc sức sống.
Shutterstock
Má hồng xuất hiện do các mạch máu mở rộng gần bề mặt da. Trong nhiều trường hợp, cơ thể sẽ phản ứng như vậy vì những lý do lành tính, chẳng hạn như cố gắng làm ấm da trong điều kiện lạnh.
Tuy nhiên, đôi má hồng có thể là biểu hiện của tình trạng nghiêm trọng, theo Medical News Today.
Điều quan trọng là chúng ta cần biết được nguyên nhân tiềm ẩn của má hồng và các triệu chứng khác có thể xảy ra. Trong bài viết này, chúng ta hãy xem xét những nguyên nhân có thể làm cho má hồng.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là tình trạng da phổ biến nhất. Mụn trứng cá là kết quả của lỗ chân lông bị tắc nghẽn và có thể gây ra đỏ ở những vùng da mà nó ảnh hưởng, có thể bao gồm má.
Khi tế bào da chết, những tế bào này tự nhiên rơi xuống. Bã nhờn, một loại dầu giúp giữ ẩm cho da, có thể làm gián đoạn quá trình này ở một số người. Các tế bào da chết và bã nhờn có thể kết hợp với nhau và bị kẹt ở lỗ chân lông.
Mụn trứng cá có thể xuất hiện khi các lỗ chân lông bị tắc và là nơi sinh sống của vi khuẩn và nhiễm trùng dưới bề mặt của da. Vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng và làm cho da đỏ và sưng lên.
Để ngừa mụn trứng cá, có một số khuyến nghị từ Học viện Da liễu Mỹ (AAD) bao gồm: Rửa mặt hai lần một ngày bằng nước ấm. Rửa mặt sau khi đổ mồ hôi. Gội đầu thường xuyên, đặc biệt là tóc dầu. Rửa nhẹ nhàng với làn da và tránh chà xát. Tránh ánh mặt trời khi có thể và tránh phơi nắng, theo Medical News Today
Rosacea – chứng đỏ mặt
Video đang HOT
Rosacea là tình trạng rối loạn phổ biến. Hiệp hội Rosacea Quốc gia Mỹ ước tính có hơn 16 triệu người ở Mỹ mắc bệnh rosacea mà nhiều người không biết.
Rosacea thường gây ra các phản ứng đỏ trên khuôn mặt và những vết sưng nhỏ màu đỏ giống như mụn trứng cá. Mọi người thường có thể nhầm lẫn nó với các điều kiện khác.
Rosacea sẽ tiếp tục nặng hơn nếu không điều trị. Những người mắc bệnh rosacea có thể kiểm soát tình trạng này nếu thăm khám da.
Phản ứng với thức ăn
Các loại thức ăn cay hoặc nóng có thể làm cho da mặt trở nên đỏ.
Các hợp chất trong các loại thực phẩm này có thể kích hoạt hệ thần kinh trung ương, làm cho mạch máu trong da giãn ra khi trong thời tiết nóng. Phản ứng tương tự cũng có thể gây đổ mồ hôi.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa phản ứng da từ thức ăn cay là tránh ăn các loại thực phẩm gây phản ứng. Ớt nóng và thực phẩm ở nhiệt độ cao, chẳng hạn như súp, có thể kích hoạt phản ứng, theo Medical News Today
Hạn chế số lượng gia vị trong thức ăn và để thức ăn nguội trước khi ăn có thể làm giảm nguy cơ đỏ mặt.
Lupus
Lupus là chứng rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng đến nhiều hệ thống và cơ quan của cơ thể, kể cả da.
Một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh có thể là phát ban có màu đỏ nâu trên má và mũi. Khi bệnh bùng phát, phát ban có thể giống như bị cháy nắng trên mặt.
Lupus là tình trạng phải được chẩn đoán và điều trị. Mặc dù không thể chữa được căn bệnh này, các phương pháp điều trị có thể giúp giảm thiểu các cơn bùng phát và biến chứng.
Eczema
Eczema là phát ban có thể làm cho da bị đỏ, ngứa và sưng. Tình trạng này thường xuất hiện lần đầu tiên ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Một số người lớn bị bệnh chàm khi họ già đi.
Không có cách chữa bệnh chàm. Tuy nhiên, có rất nhiều loại kem và thuốc mà những người mắc bệnh chàm có thể sử dụng để giảm các triệu chứng.
Rượu
Uống rượu có thể làm cho khuôn mặt chuyển sang màu đỏ. Khi cơ thể xử lý rượu, nó tạo ra một hợp chất gọi là acetaldehyde. Một số người không thể xử lý hợp chất này. Vì vậy nó tích tụ trong máu, dẫn đến đỏ bừng mặt.
Thống kê đã chỉ ra rằng đỏ bừng mặt sau khi uống rượu phổ biến hơn ở người Đông Á.
Một số nghiên cứu đã liên kết các mức tăng acetaldehyde trong cơ thể với nguy cơ gia tăng một số bệnh ung thư.
Trong hầu hết các trường hợp, không cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế với dấu hiệu đầu tiên là má hồng sau khi uống rượu. Tuy nhiên, nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu gặp bất kỳ điều nào sau đây: đỏ má kéo dài hơn một tuần, mụn dai dẳng, đỏ má với hình dạng của một con bướm trên mặt…, theo Medical News Today
Nếu khuôn mặt đỏ xuất hiện cùng với một số triệu chứng sau đây, cần đến bệnh viện ngay khi: thở khò khè, phát ban, khó thở, sưng trong miệng hoặc cổ họng, chóng mặt hoặc choáng váng…
Theo thanhnien.vn
Sáng bị nựng nịu nhiều, đêm ngủ không yên?
Con tôi 9 tháng tuổi, ít bệnh tật nhưng có vấn đề là ban đêm bé hay bứt rứt, ngủ không ngon, trong khi tôi thấy các bé khác tuổi này đêm đã thẳng giấc...
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Hoàng Vinh (nam, 38 tuổi, Nhà Bè, TP HCM), hỏi: Cháu thứ 2 của tôi được tập cho ngủ đêm dài từ hồi 2 tháng, và bé cũng đã quen, đêm cũng ngủ được giấc dài cỡ 9 tiếng. Nhưng nhiều lần tôi quan sát thấy bé ngủ mà rất hay bứt rứt, trở mình nhiều, thỉnh thoảng khóc vài tiếng, có khi chập chờn, lúc bắt đầu đi ngủ thì bé cũng lăn lộn một hồi mới ngủ sâu. Trong khi đó, bé đầu lòng của tôi khi còn nhỏ và cả mấy đứa cháu không ai như thế. Con tôi sống trong đại gia đình, được chăm sóc rất chu đáo, chưa phải đi nhà trẻ và ít bệnh tật, nhưng việc bé ngủ không yên liệu có ảnh hưởng đến sự phát triển? Vì sao bé bị như vậy?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:
Đúng là việc con bạn khó ngủ, ngủ không yên giấc rất đáng quan tâm và nên tìm hướng giải quyết. Giấc ngủ ngon, sâu ban đêm rất quan trọng cho sự phát triển thể chất, tinh thần của bé.
Lý do thứ nhất có thể là thiếu canxi. Hãy bảo đảm bé được bú đủ sữa (sữa mẹ là tốt nhất, nếu mẹ mất sữa thì thay bằng sữa bột), khẩu phần ăn dặm đa dạng các món, trong cháo hoặc bột phải thêm vào thịt, cá, rau... xay nhuyễn, dầu ăn. Nên chú ý bổ sung các món giàu canxi như cá biển và các loại hải sản.
Nếu khó ngủ, ngủ không yên, chập chời do thiếu canxi, bé sẽ có thêm các triệu chứng như hay quấy khóc trong giấc đêm, dễ ọc sữa, són phân... Nếu bé được ăn uống đầy đủ mà vẫn có các biểu hiện này, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra thêm.
Lý do thứ hai có thể là do hệ thần kinh trung ương chưa hài hòa. Việc tự điều chỉnh có thể khác nhau ở từng trẻ và nhiều khi cần cha mẹ giúp đỡ. Trẻ em tuổi này có thể ngủ đến 18-20 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên để bé ngủ đêm sâu, bạn nên để bé thức vào những giờ nhất định buổi sáng, chiều, cố gắng ngủ đúng giờ nhất là giấc đêm để ổn định nhịp sinh học.
Giờ bé thức thì nên bật đèn, tương tác với bé. Lúc bé ngủ thì phải tắt hết đèn, giữ không gian yên lặng trong phòng của bé. Nên hát ru bé ngủ vì lời ru làm êm dịu thần kinh bé và có thể khắc phục rất hiệu quả việc khó ngủ. Bạn sống trong gia đình đông người, vậy hãy xem coi có khi nào giờ bé ngủ người lớn vẫn còn sinh hoạt to tiếng, để đèn sáng khu vực bé ngủ hay lui tới nôi bé quá thường xuyên không? Nếu có, nên khắc phục.
Việc sống trong gia đình đông người còn có thể dẫn đến tình huống mọi người vì quá yêu thương nên nựng nịu, ôm ấp, hôn hít bé quá nhiều vào buổi sáng. Cũng như người lớn sau một ngày phải gặp quá nhiều đối tác, bạn bè, bé sẽ bị mệt. Và vì mệt nên bé ngủ không ngon. Nếu có tình trạng này, hãy lưu ý để bé có thêm khoảng không yên tĩnh và không bị ánh sáng hay tiếng ồn làm phiền kể cả trong giấc đêm lẫn các giấc trưa, giấc xế.
Anh Thư thực hiện
Theo nld.com.vn
Đề phòng 7 rắc rối phát sinh trong mùa hè và cách xử lý chúng để tránh biến chứng bệnh nguy hiểm Nhiều người thích mùa hè vì là thời gian thuận lợi cho du lịch nhưng nó cũng mang đến một số vấn đề nhất định. Làm thế nào để khắc phục các vấn đề phát sinh trong mùa hè? 1. Đổ mồ hôi và mùi mồ hôi Đổ mồ hôi và mùi khó chịu của bàn chân và nách hoàn toàn có thể...