Sự thật về cô gái khỏa thân trong bức tượng “sắc dục”
Sự thật đã rõ ràng: Bức tượng Phật khiến nhiều người Việt Nam “đỏ mặt” có nguồn gốc từ… dãy núi Himalaya.
Hình ảnh cô gái khỏa thân trong bức tượng Phật “nhạy cảm” đã gây nên những cuộc tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng VN.
Nghi vấn về nhân vật này đã có câu trả lời. “Cô gái” đó chính là Shakti – tên tiếng Phạn của một lực lượng siêu nhiên đại diện cho năng lượng vũ trụ sơ khai, khởi nguồn của sáng tạo, sự sinh sản và mang bản chất nữ tính.
Shakti có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo, đôi khi còn được hiểu như “Mẹ thiên chúa vĩ đại” trong thế giới quan của Ấn Độ giáo.
Thuật ngữ Shakti được du nhập vào Phật giáo Mật Tông sau khi tông phái này ra đời.
Nepal và Tây Tạng, những vùng đất nằm trên dãy Himalaya là nơi Mật Tông phổ biến nhất. Tại đây, hình tượng Shakti ôm Phật được gọi là Hoan Lạc Phật.
Trong Ấn Độ giáo cũng có một hình ảnh tương tự Hoan Lạc Phật, đó là thần Shiva – tượng trưng cho sự hủy diệt – kết hợp với Shakti – sự sáng tạo (như trong ảnh).
Video đang HOT
Khi được đưa vào Phật giáo, Shakti không còn mang ý nghĩa nguyên bản là sự sáng tạo và sinh sản. Thay vào đó, Shakti trở thành biểu tượng của trí tuệ.
Sự “âu yếm”, “ôm ấp” giữa Đức Phật và Shakti chính là sự kết hợp viên mãn giữa thể xác và trí tuệ, trong đó thể xác tìm kiếm sự giải thoát thông qua trí tuệ.
Sự “hoan lạc” trong Hoan Lạc Phật là sự hoan lạc của một con người đã khai mở trí tuệ chứ không phải sự hoan lạc dục tính giữa nam và nữ.
Có thể ví von, nếu thành tựu cao nhất trong mối quan hệ nam nữ phàm tục là “lên đỉnh”, thì thành tựu của mối quan hệ giữa Đức Phật và Shakti chính là cõi Niết Bàn.
Bên cạnh cách giải thích như trên, còn có nhiều quan niệm khác về ý nghĩa của hình tượng Hoan Lạc Phật.
Một quan điểm cho rằng người phụ nữ không mảnh vải che thân với những động tác gợi tình tượng trưng cho sự quyến rũ trần tục.
Trong khi đó sự bình thản của Đức Phật là minh chứng cho cái tâm đã được giải thoát khỏi bụi trần.
Chính sự giải thoát này là niềm hoan lạc vĩ đại nhất mà một con người có thể đạt được trong kiếp sống của mình.
Một thuyết khác coi người phụ nữ khỏa thân là tượng trưng cho tín đồ dị giáo. Thái độ của người phụ nữ này chính là biểu hiện sự hàng phục giáo lý nhà Phật.
Trở lại với bức tượng “gái khỏa thân ôm Phật” làm xôn xao dân mạng Việt Nam. Dù không thể xác định bức ảnh được chụp ở đâu, nhưng chắc chắn những bức tượng như vậy có thể được tìm thấy dễ dàng tại Tây Tạng, Nepal và một số vùng khác ở Nam Á, nơi có Phật giáo Mật Tông.
Việc dư luận Việt Nam đưa ra những suy diễn “không lành mạnh” về bức tượng Hoan Lạc Phật mà không tìm hiểu về ý nghĩa cao quý của bức tượng này thực sự là một điều đáng tiếc.
Theo xahoi
2 tượng Phật của Việt Nam trở thành kỷ lục châu Á
Tượng Phật Di lặc trên núi Núi Cấm (An Giang) và tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi Tà Cú (Bình Thuận) vừa được xác lập kỷ lục châu Á.
Tương Phật Di lặc trên đỉnh núi Cấm ở An Giang. Ảnh: Tổ chức kỷ lục Việt Nam.
Theo thông tin từ đoàn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ở Ấn Độ, Tổ chức kỷ lục châu Á chính thức xác lập 2 kỷ lục mới của Việt Nam vào lúc 9h sáng 2/3.
Trước đó ngày 27/2, đoàn công tác của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tham dự Ngày hội Kỷ lục châu Á và hội thảo về những sáng kiến Kỷ lục tạo nên các giá trị châu Á lần thứ nhất tại Ấn Độ. Trong chuyến đi này, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có bài giới thiệu trước Hội đồng xác lập Kỷ lục châu Á, đưa ra những thông số chính xác và hình ảnh cụ thể nhất để so sánh và đối chiếu trên toàn châu Á nhằm tiến hành xác lập trực tiếp kỷ lục cho 2 tượng Phật trên.
Thông báo xác lập kỷ lục tượng Di lặc trên núi Cấm, và tượng Phật nhập Niết bàn. Ảnh: Tổ chức kỷ lục Việt Nam.
Tượng Phật Di Lặc có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu tượng là 33,6 m, diện tích bệ tượng 27x27 m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép. Tượng được đặt trên núi Thiên Cấm Sơn, cao 710 m so với mặt nước biển. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc.
Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương. Khi đứng ở vị trí nào trên núi Cấm cũng đều thấy được tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu.
Bức tượng này được thực hiện từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2005 với khoảng 60 nhân công. Ngày 2/1/2006, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục.
Tượng Phật nhập Niết bàn an vị tại ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ trên Núi Tà Cú (thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Tổ chức kỷ lục Việt Nam.
Cũng được xác lập cùng thời điểm là pho tượng Phật nhập Niết bàn an vị tại ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Tà Cú (thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Pho tượng được chế tác ở thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu lên tay, dài 49 m tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt, ngang nơi bàn chân là 8,8 m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9 m, cao từ vai xuống là 12,2 m.
Nguyên liệu để tạo nên pho tượng là bê tông cốt thép do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì thi công từ năm 1963 đến năm 1966. Bên dưới tượng là những tam cấp được nối kết bằng đá chẻ, phía sau lưng tượng là vách núi và cây rừng cổ thụ. Ngày 2/1/2006, tượng Đức Phật nhập Niết bàn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục.
Dự kiến cuối tháng 4, đại diện Tổ chức kỷ lục châu Á sẽ trực tiếp đến Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) và Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) để tham quan hai địa điểm đặt tượng Phật ở trên, đồng thời trực tiếp trao bằng xác lập kỷ lục châu Á.
Theo VNE
Ngôi chùa có hơn 100 pho tượng đất cổ Trải qua hàng trăm năm và chịu nhiều trận lụt, chìm sâu trong nước nhưng những pho tượng Phật, La hán... bằng đất tại chùa Nôm (Hưng Yên) vẫn còn nguyên vẹn. Chùa Nôm, tên tự là "Linh thông cổ tự" ngự ở làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) thuộc thiền phái Lâm Tế. Chùa trước đây là ngôi...