Sự thật về clip ‘ngư dân bị tra tấn trên biển’ ở Cà Mau
Chuyện hành hạ là có thật, xảy ra từ tháng 5-2022 và hiện Công an huyện Trần Văn Thời đang thụ lý giải quyết.
Ngày 17-11, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đã có báo cáo toàn bộ sự việc liên quan clip ngư dân hành hạ ngư dân mà mấy ngày qua dư luận quan tâm.
Hình ngư dân tra tấn ngư dân vừa đăng tải lại trên 1 số trang mạng xã hội cá nhân là chuyện đã xảy ra từ 6 tháng trước. Ảnh: TRẦN VŨ.
UBND huyện Trần Văn Thời xác định clip ngư dân bị “tra tấn” là có, xảy ra vào tháng 5-2022 và hai người trong sự vụ này đã trình báo công an.
Theo thông tin ban đầu, ngày 28-5 và 30-5-2022, có hai ngư dân lần lượt trình báo cho công an về việc bị hành hạ trên biển là ngư dân Trương Văn Tr (sinh năm 1975) và Lê Văn B (sinh năm 1992).
Hai ngư dân trên đều có quê ở tỉnh Kiên Giang, tạm trú ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.
Cả hai trình báo đã bị nhiều người đi cùng ghe đánh đập, hành hạ trên biển, gây ra nhiều thương tích. Trong đó, ngư dân Trương Văn T khai bị ba người đánh, hành hạ vào ngày 23-5-2022. Còn ngư dân Lê Văn B khai bị hai người đánh vào ngày 24-5-2022.
T khai bị thương tích ở tai phải, bị mất 4 răng…, B bị thương tích ở vùng bả vai phải và gãy 1 răng.
Báo cáo nêu rõ hai ngư dân T và B trình báo với yêu cầu công an buộc những người đánh mình phải có trách nhiệm bồi thường tiền thuốc. Họ không yêu cầu xử lý hình sự.
Sau khi nhận thông tin từ hai ngư dân nói trên, Công an thị trấn Trần Văn Thời yêu cầu chủ ghe biển liên quan là bà Phạm Thị Hà, tên thường gọi là Năm Bô đưa ghe biển vào bờ để Công an tiến hành điều tra làm rõ (đã yêu cầu 3 lần).
Tuy nhiên, đến nay ghe này vẫn chưa vào bờ nên Công an thị trấn Sông Đốc vẫn chưa xử lý vụ việc được.
Theo ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời thì UBND huyện này đã chỉ đạo Công an huyện phối hợp với Đồn biên phòng Sông Đốc yêu cầu bà Hà cho phương tiện vào bờ để làm việc với những người trên ghe. Và nếu có dấu hiệu tội phạm thì tiếp nhận tin báo và khởi tố điều tra theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào ngày 15-11, trên một số trang mạng xã hội cá nhân có đăng hai clip về cảnh đánh đập hành hạ ngư dân. Trong đó có các hình ảnh tra tấn bằng kìm dã man, gây phẫn nộ dư luận.
UBND huyện Trần Văn Thời đã xác minh và kết luận clip này là cảnh đã xảy ra với hai ngư dân đã trình báo nêu trên, vào hai ngày 23 và 24 tháng 5-2022.
Điều tra các tàu cá sử dụng tên, đăng ký tàu giả để khai thác hải sản trái phép
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị các tỉnh Bình Định, Kiên Giang, Cà Mau điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân tổ chức, môi giới đưa các tàu cá và ngư dân khai thác hải sản trái phép.
'Thẻ vàng' EC khó rút nếu vẫn còn tình trạng khai thác hải sản trái phép - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính từ đầu năm tới nay, cả nước xảy ra 32 vụ/52 tàu/453 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Trong đó chủ yếu là do Malaysia bắt giữ, xử lý với 23 vụ/38 tàu/367 ngư dân.
Các địa phương có tàu cá và ngư dân bị bắt giữ, xử lý nhiều là Kiên Giang (9 vụ/13 tàu/114 ngư dân), Cà Mau (4 vụ/8 tàu/28 ngư dân, vẫn đang tiếp tục xác minh số lượng ngư dân bị bắt giữ), Bình Định (4 vụ/6 tàu/38 ngư dân).
Ngoài ra còn 7 vụ/11 tàu cá/122 ngư dân đang chờ xác minh, nghi ngờ tàu cá thuộc tỉnh Kiên Giang, Cà Mau.
Đặc biệt thời gian gần đây xuất hiện một số vụ việc nghiêm trọng như sử dụng tên, đăng ký tàu giả để khai thác hải sản trái phép.
Gần đây nhất là vụ việc Malaysia bắt giữ 4 tàu cá của Việt Nam mang tên BOY05, BOY06, BOY08, BOY12 khai thác hải sản trái phép trong vùng biển Malaysia vào ngày 31-3.
Qua kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký tàu cá do thuyền trưởng các tàu bị bắt xuất trình, lực lượng chức năng Malaysia xác định 4 tàu cá trên là tàu cá của Cà Mau (CM-93000-TS, CM-96888-TS, CM-94777-TS, CM-93111-TS).
Về chống đối người thi hành công vụ, ngày 11-4, tàu KG-93702-TS, trong 20 ngư dân bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ có 1 ngư dân bị điều tra hình sự do không hợp tác, có hành động hung dữ và làm 1 cán bộ bạn bị thương.
Tiếp đó, ngày 22-4, tàu cá CM-93839-TS bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ có 1 ngư dân sẽ bị điều tra hình sự do không hợp tác và có hành vi chống đối khiến cho 1 cán bộ phía bạn bị thương.
Nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh Bình Định, Kiên Giang, Cà Mau chỉ đạo cơ quan công an tỉnh, bộ đội biên phòng tỉnh điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh đối với tổ chức, cá nhân tổ chức, môi giới đưa các tàu cá và ngư dân ở các vụ việc nêu trên.
Trước đó tháng 9-2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các ngành, các cấp tại địa phương, đặc biệt là tại cấp cơ sở phải trách nhiệm hơn nữa, sâu sát hơn nữa, tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa các giải pháp để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Đặc biệt, phải thực hiện được mục tiêu đến cuối năm 2021, chấm dứt được tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, để gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC.
EC từng cảnh báo chừng nào chỉ còn một tàu cá đánh bắt bất hợp pháp, vi phạm thì EC sẽ không rút "thẻ vàng".
Tuy nhiên từ đầu năm tới nay, nhiều tỉnh vẫn để tàu cá và ngư dân đánh bắt hải sản trái phép. Nếu việc vi phạm còn tiếp diễn, việc gỡ "thẻ vàng" EC sẽ khó khả thi, thậm chí có nguy cơ bị áp "thẻ đỏ".
Clip người đàn ông bị hành hạ bằng kìm: Chủ tịch huyện nói 'đã được giải quyết' Theo xác minh của PV Thanh Niên, clip người đàn ông bị hành hạ bằng kìm bấm vào môi và hạ bộ đã xảy ra vào tháng 4.2022 và hai bên đã tự thỏa thuận bồi thường. Liên quan 2 clip ghi lại cảnh một người đàn ông trên tàu cá bị hành hạ bằng kìm bấm vào môi và hạ bộ, ngày...