Sự thật về chim bồ câu luôn mang ‘vết thương giữa ngực’
Loài chim bồ câu đặc hữu ở đảo Luzon, Philippines luôn gây chú ý vì có bộ ngực đỏ tươi như mang vết thương trái tim chảy máu.
Chim bồ câu Gallicolumba luzonica luôn mang ‘ vết thương giữa ngực’
Gallicolumba luzonica, tên khoa học của loài chim bồ câu đặc hữu ở đảo Luzon ở Philippines. Đây là một loài chim bồ câu rất nhút nhát, sở hữu bộ lông khác lạ nên nhanh chóng gây sự chú ý.
Trên bộ ngực trắng của chim bồ câu có một mảng màu đỏ tươi giống như vết thương đang chảy máu. Phần lông màu đỏ nhạt kéo dài xuống bụng làm tăng thêm ảo giác máu đang chảy xuống phía ngực của bồ câu. Con chim bồ câu đực có mảng màu đỏ sáng hơn. Khi tán tỉnh, nó sẽ xù lông phồng ngực để làm nổi bật phần màu đỏ.
Gallicolumba luzonica có đuôi ngắn, chân dài, và đôi cánh màu xám xanh nhạt, đầu có những chiếc lông màu đen nhưng vì lông óng ánh nên trông nó giống màu tím, xanh lá cây, màu sắc thay đổi theo điều kiện ánh sáng.
Video đang HOT
Chim bồ câu có đeo số để theo dõi nghiên cứu
Cổ họng, ức và các bộ phận dưới của chúng có màu trắng, và những chiếc lông màu đỏ nhạt hơn bao quanh mảng màu đỏ trên ngực. Chim bồ câu ‘trái tim chảy máu’ đực và cái có ngoại hình khá giống nhau, rất khó để phân biệt được.
Chim bồ câu có ‘trái tim chảy máu’ Luzon dành phần lớn thời gian mặt đất để kiếm hạt, quả mọng và côn trùng nhỏ trong lớp lá. Nó chỉ rời khỏi mặt đất và bay lên cây khi cần nghỉ ngơi hay ngủ. Những chiếc tổ thường được xây trên cây thấp hoặc trong bụi rậm, cây leo, cách mặt đất không xa.
Phần lông màu đỏ tươi ở giữa ngực giống như vết thương giữa ngực
Gallicolumba luzonica là một loài chim rất nhút nhát, thích nơi yên tĩnh và khó quan sát trong môi trường sống tự nhiên. Chúng được tìm thấy ở ba hòn đảo thuộc phía bắc Philippines, bao gồm Luzon, nơi có nhiều quần thể sống biệt lập, đảo Polillo, nơi có một quần thể rất nhỏ mới được phát hiện gần đây.
Loài này sinh sống ở rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, có thể tìm thấy ở các mức độ cao khác nhau từ mực nước biển lên đến 1400 mét.
Tuy nhiên, số lượng loài chim này đang suy giảm ở mức độ vừa phải do mất môi trường sống và bị chia cắt do nạn phá rừng lấy gỗ và mở rộng đất nông nghiệp. Hơn nữa, người dân địa phương thường săn bắt, bẫy loài chim để sử dụng làm vật nuôi.
Tình cờ mua cặp bát sứ từ 30 năm trước, giờ bán được 1,5 tỷ đồng
Cặp bát sứ được mua ban đầu với số tiền 6 triệu đồng, 30 năm sau, đã được trả giá lên đến 1,5 tỷ đồng.
Một cặp bát sứ Trung Quốc, trị giá 200 bảng Anh (6 triệu VNĐ) trong cuộc đấu giá, đã làm dư luận dậy sóng với lời đề nghị lên tới hơn 50.000 bảng Anh (1,5 tỷ VNĐ). Câu chuyện diễn ra trong một cuộc đấu giá giữa các nhà sưu tập vào ngày 18/11 vừa qua.
Các món đồ được liệt kê là cặp bát Sanduo bằng đồng đỏ và xanh của Trung Quốc thế kỷ 20, đã được bán bởi nhà đấu giá Olympia Auctions ở phía tây London, Anh.
Cặp bát sứ được trả giá 1,5 tỷ đồng
Chúng được mô tả là một phần của bộ sưu tập tư nhân ở châu Âu, được mua lại tại Hồng Kông vào năm 1989. Đường kính của bát chỉ hơn 6 inch (15,5cm), với giá ước tính từ 200 đến 300 bảng.
Mô tả cho biết thêm, mỗi chiếc bát đều có "các cạnh tròn sâu và vành bao quanh, được trang trí rực rỡ với ba hình quả màu đỏ trên nền sứ màu xanh lam, bên trong màu trắng, phần đế có dấu hiệu triều đại Khang Hy".
Trong khi đó, một cặp bát Doucai của Trung Quốc thế kỷ 20, được sơn xung quanh bên ngoài bằng dây đeo hoa, cũng được bán cùng ngày với giá 28.000 bảng Anh (850 triệu VNĐ).
Một cặp bát Doucai của Trung Quốc thế kỷ 20 cũng được trả giá 850 triệu đồng
Ngoài ra, một dòng chữ thư pháp trên một bức tranh Trung Quốc, được gắn trên một cuộn giấy có tiêu đề Tre, cũng đã được bán với giá 33.000 bảng Anh (hơn 1 tỷ VNĐ). Trước đó, bức thư pháp này được niêm yết ở mức 500 bảng Anh (khoảng 15 triệu VNĐ).
Cuộc đấu giá trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi một con chim bồ câu đua được bán đấu giá với giá hơn 1,4 triệu bảng Anh (42 tỷ đồng) cho một người mua Trung Quốc giấu tên.
Người phát ngôn của bộ phận Tác phẩm nghệ thuật tại nhà đấu giá Olympia Auctions cho biết: "Đây là những chiếc bát từ một bộ sưu tập tư nhân tốt. Kết quả này cũng phản ánh sự nổi lên của thị trường đồ cổ Trung Quốc đầy cạnh tranh".
Cận cảnh chim bồ câu giá 34,7 tỷ đồng, được vệ sĩ canh chừng từng phút New Kim, một con chim bồ câu đua 2 tuổi tại Bỉ, gần đây đã được trao danh hiệu chim bồ câu đắt nhất thế giới khi được một nhà sưu tầm ở Nam Phi trả giá 1,5 triệu USD. Do quá đắt nên nó đã có vệ sĩ riêng. Bồ câu New Kim. Ảnh: OD Theo trang Oddity Central (Anh), Hok Van...