Sự thật về ‘bản tường trình’ gây xôn xao của cô giáo Sài Gòn
Trên mạng xã hội đang lan truyền một văn bản được cho là bản tường trình của cô L.Y.A., giáo viên lớp 1, Trường Tiểu học Lưu Hữu Phước ( Quận 8, TP.HCM).
Trong “bản tường trình” này, cô L.Y.A. kể ngày 18/12, trong giờ ra chơi, một học sinh là em N.T. không chịu ra ngoài mà nhảy lên bàn ghế. Sợ xảy ra tai nạn, cô đã mời em N.T. ra khỏi lớp nhưng em không nghe lời nên cô đã “lớn tiếng”.
Trưa về nhà, cô L.Y.A. nhận được cuộc điện thoại với lời lẽ không hay từ phụ huynh em N.T..
Đến buổi chiều, khi vào lớp, vì tâm trạng buồn phiền nên cô không mở quạt, mở đèn, không dạy học trò. Sau buổi học, đến 16h30, cô L.Y.A. lại nhận được điện thoại của phụ huynh bé N.T. chất vấn sao cô lại đánh bé T.. Tuy nhiên, cô khẳng định cả chiều nay bị đau đầu, cô chỉ ngồi giữ lớp, không đánh ai hết.
Tới 19h, cô tiếp tục nhận được điện thoại của mẹ bé T. Do sợ hãi, cô cúp máy và bỏ ra ngoài. Đúng lúc đó thì có hai phụ nữ xông vào. Cô chạy xe đến trường, hai người phụ nữ đuổi theo sau bị bảo vệ chặn lại
Trao đổi về sự việc, bà Hồ Dìa Tim, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lưu Hữu Phước, cho biết mọi chuyện chỉ là hiểu lầm. Cô A. cũng không hề gửi “bản tường trình” nói trên đến cơ quan nào và cũng không đăng lên mạng. Tuy nhiên, do tâm sự với người quen, nên văn bản này đã bị lan truyền.
Video đang HOT
Sau khi nắm được sự việc, nhà trường đã trao đổi, lắng nghe ý kiến của phụ huynh. Theo bà, phụ huynh có trình bày mình là dân buôn bán nên nói chuyện hay to tiếng. Phụ huynh chỉ muốn hỏi rõ mọi chuyện nhưng vì cô giáo bỏ đi nên mới chạy theo.
Còn cô A. thừa nhận đã sai khi lớn tiếng với học trò, ảnh hưởng đến công việc do tâm trạng buồn phiền. Cô đã xin lỗi và hứa sẽ rút kinh nghiệm.
Hiện, nhà trường đã chuyển cháu N.T sang lớp khác.
Ông Dương Văn Dân, Trưởng Phòng GD-ĐT Quận 8 cho hay đã yêu cầu hiệu trưởng nhà trường nhắc nhở giáo viên không được lớn tiếng với học sinh dù có bất cứ lý do nào, phải gạt bỏ vấn đề cá nhân để tập trung dạy trẻ.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11
Ép buộc người khác uống rượu bị phạt 3 triệu đồng; tăng mức thưởng cho học sinh đạt giải quốc tế... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 11.
Học sinh có thể được dùng điện thoại trong lớp
Có hiệu lực từ 1/11, thông tư 32 của Bộ Giáo Dục và đào tạo quy định học hinh trung học cơ sở, trung học phổ thông nếu được giáo viên cho phép và để phục vụ học tập, có thể được dùng điện thoại di động và các thiết bị khác trong giờ học.
Quy định hiện hành có hiệu lực từ năm 2011 quy định học sinh bị cấm dùng điện thoại di động, máy nghe nhạc trong giờ học dưới mọi hình thức.
Tương tự với giáo viên, thay vì cấm như hiện nay thì trong giờ học cũng sẽ được phép "sử dụng điện thoại di động".
Học sinh cấp 2 ở Thanh Hóa trong lớp học hồi tháng 4. Ảnh: Lê Hoàng
Tăng mức thưởng cho học sinh, sinh viên đoạt giải quốc tế
Theo Nghị định 110 hiệu lực từ ngày 1/11, mức thưởng cho học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế các môn học, thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế, thi kỹ năng nghề thế giới sẽ tăng gấp 3 lần so với quy định hiện hành.
Cụ thể với trường hợp được Huy chương Vàng hoặc giải nhất sẽ được thưởng 55 triệu đồng thay vì 15 triệu đồng như hiện nay; huy chương Bạc hoặc giải nhì 35 triệu đồng (hiện hành 10 triệu đồng); huy chương Đồng hoặc giải ba 25 triệu đồng (hiện hành 7 triệu đồng); khuyến khích: 10 triệu đồng (hiện hành 3 triệu đồng).
Ngoài ra, học sinh, sinh viên đoạt giải còn được tặng thêm Huân chương lao động hoặc Bằng khen tùy theo thành tích đạt được
Thêm trường hợp trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa
Cũng có hiệu lực từ 1/11, nghị định 105 quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non bổ sung thêm nhiều trường hợp trẻ mầm non được hưởng hỗ trợ tiền ăn trưa. Trong đó bổ sung thêm trẻ em là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh...
Theo quy định hiện hành, 3 trường hợp trẻ em được hỗ trợ gồm: Trẻ nơi đặc biệt khó khăn ở vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; trẻ không có nguồn nuôi dưỡng; trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
Mức hỗ trợ tiền ăn trưa với trẻ em trong quy định này cũng tăng lên 160.000 đồng một tháng với mỗi trẻ, thay vì mức 130.000 đồng như hiện nay.
Ép buộc người khác uống rượu bia bị phạt đến 3 triệu đồng
Có hiệu lực từ ngày 15/11, nghị định 117/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế lần đầu đưa ra các mức phạt mới như như phạt tiền từ 500.000 đến một triệu đồng với hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia; phạt từ một đến 3 triệu đồng nếu ép buộc người khác uống rượu bia...
Ngoài ra, nghị định cũng quy định xử phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.
Đặc biệt phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi mở mới điểm bán rượu, bia gần cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, cơ sở giáo dục phổ thông.
Nữ sinh bị bạn lột đồ, quay clip: 'Gào khóc cũng...không tha' Mặc dù nữ sinh phản kháng yếu ớt, gào khóc nhưng các bạn không buông tha, thậm chí, có nam sinh còn dí hẳn điện thoại vào chỗ nhạy cảm để quay. Liên quan đến thông tin nữ sinh bị bạn lột đồ, quay clip ngay tại lớp học, ngày 17/6, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo Trung tâm Giáo dục...