Sự thật về 1 loại thuốc cũ có thể cứu sống bệnh nhân Covid-19 nặng
Thử nghiệm lâm sàng của Đại học Oxford (Anh) cho thấy dexamethasone, một loại thuốc rẻ tiền và phổ biến có thể làm giảm tỉ lệ tử vong ở người mắc Covid-19 phải hỗ trợ hô hấp.
Dexamethasone là một loại thuốc hiện diện trên thị trường từ những năm 1960, thường được chỉ định để điều trị các bệnh viêm khớp, một số vấn đề liên quan đến dị ứng – miễn dịch, bệnh da liễu… trong một thời gian giới hạn, theo toa bác sĩ. Trong nghiên cứu mới này, các bệnh nhân Covid-19 nặng phải dùng máy thở hoặc thở oxy đã được sử dụng một liệu trình 10 ngày.
Covid-19 vẫn gây hàng ngàn ca tử vong mới mỗi ngày trên toàn cầu – ảnh: AP
6.000 bệnh nhân Covid-19 đã tham gia thử nghiệm, bao gồm 2.000 người dùng thuốc và 4.000 người không dùng thuốc để đối chiếu. Kết quả cho thấy với bệnh nhân cần dùng máy thở, dexamethasone giúp giảm nguy cơ tử vong từ 40% xuống 28%. Với người được hỗ trợ thở oxy, nguy cơ tử vong từ 25% giảm xuống 20%.
Nếu ước tính ở một quốc gia có nhiều bệnh nhân ở Anh, dexamethasone có thể đã giúp số tử vong giảm đi tận 5.000 người nếu như được dùng ngay từ đầu mùa dịch, các chuyên gia Oxford nhận định. Giáo sư Martin Landra, tác giả chính của nghiên cứu cho biết việc liệu trình 10 ngày dùng dexamethasone cho một bệnh nhân chỉ tiêu tốn 5 bảng Anh (gần 150.000 đồng).
Video đang HOT
Phát hiện trên là tin mừng với nhiều quốc gia, trong bối cảnh số ca mắc mới và tử vong do Covid-19 vẫn tăng nhanh trên toàn cầu. Trước đây từng có nhiều loại thuốc “cũ” được thử nghiệm để điều trị Covid-19, nhưng kết quả không quá khả quan. Trong khi nhiều cuộc thử nghiệm thuốc sốt rét hydroxychloroquine bị “bỏ rơi” vì những lo ngại nó ảnh hưởng đến tim mạch, thì remdesivir (từng dùng để điều trị Ebola) lại là một thuốc có nguồn cung hạn chế, giá cao. Trong khi đó dexamethasone rẻ và hầu như có sẵn trên toàn cầu.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng phương pháp trên đang trong giai đoạn thử nghiệm. Dexamethasone là một thuốc cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng, phải dùng đúng liều, đúng bệnh và có những tác dụng phụ nhất định, do đó việc tự ý mua và dùng rất nguy hiểm.
"Đơn thuốc bí mật" để phòng và chữa COVID-19 đang được chia sẻ trên mạng: Đừng tin!
Một đơn thuốc điều trị COVID-19, viết bằng tiếng Anh, có tên và con dấu của bệnh viện, bắt nguồn từ Ấn Độ và đang được chia sẻ nhanh chóng tới nhiều nước khác trong mấy ngày qua. Liệu có đáng tin không?
Đại dịch COVID-19 khiến lượng thông tin giả trên Internet tăng vọt, khiến mọi người lẫn lộn, không biết phân biệt thật giả ra sao nữa.
Trong vài ngày qua, một đơn thuốc phòng và chữa COVID-19 có in rõ tên bệnh viện cùng chữ ký và con dấu của bác sĩ được chia sẻ rất nhanh trên mạng, đặc biệt là qua Facebook và các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp.
Đơn thuốc đó được viết rõ ràng và chi tiết, ghi tên Bác sĩ Raj Kamal Agarwal, một cố vấn cấp cao, làm việc ở Khoa gây mê, Bệnh viện Sir Ganga Ram tại thủ đô Delhi (Ấn Độ). Trong đó ghi rõ rằng đơn thuốc này là "theo hướng dẫn của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ". Sau đó có một danh sách "thuốc để phòng chống", bao gồm cả Hydroxychloroquine (điều trị bệnh sốt rét).
Thuốc Hydroxychloroquine trị sốt rét cũng được ghi trong đơn thuốc "phòng và chữa COVID-19". Ảnh: Getty Images.
Trong đơn thuốc, người viết khuyên bất kỳ ai có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 đều nên tự cách ly, giữ vệ sinh và uống các loại thuốc trong đơn này.
Vì Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ là cơ quan cao cấp của Ấn Độ, cũng là một trong những cơ quan nghiên cứu y học lâu đời và lớn nhất thế giới, nên nhiều người nhận được "đơn thuốc bí mật" này đã lập tức tin theo và thậm chí đã đi tìm mua thuốc theo đơn.
Đơn thuốc cũng được chia sẻ cực nhanh, vượt ra ngoài Ấn Độ. Bởi vậy, bệnh viện Sir Ganga Ram phải vội vã đăng lên Twitter rằng đơn thuốc này là giả, kể cả chữ ký bác sĩ cũng vậy.
Đơn thuốc này được xác nhận là giả.
Phía báo chí cũng đã liên lạc với bác sĩ Agarwal và được ông cho biết rằng ông chưa từng viết một đơn thuốc như thế. Ngoài ra, bác sĩ cũng khẳng định rằng không ai nên làm theo các đơn thuốc trôi nổi trên mạng, dù trông chúng có vẻ đáng tin đến thế nào đi nữa.
Hiện chưa có vắc-xin phòng COVID-19, các bác sĩ yêu cầu mọi người không tin theo các đơn thuốc trôi nổi.
Còn với tất cả mọi người bình thường thì tuyệt đối không được uống loại thuốc gì để "phòng bệnh" COVID-19 cả, bởi đã có vắc-xin cho bệnh này đâu!
Remdesivir rút ngắn thời gian nằm viện bệnh nhân Covid-19 Bệnh nhân Covid-19 sau khi dùng thuốc remdesivir có thể xuất viện sớm hơn 5 ngày mà không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học New England hôm 28/5, có sự tham gia giáo sư David Hui Shu-cheong, chuyên gia hô hấp, Đại học Trung Quốc. Kể từ ngày 6/3 đến 26/3, các...